Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CÔNG AN HÀ NỘI UỐNG NƯỚC QUÊN “NGUỒN”

nhà báo tự do Dương Thị Xuân  
Trí Nhân Media
Cha tôi là ông Dương Đức Thân sinh năm 1920, trong một gia đình khá giả nhưng với lòng yêu nước cha tôi đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, tại quê nhà ở thôn Dương Lai xã Cốc Thành huyện Vụ Bản -Nam Định với nhiệm vụ trưởng ban tuyên truyền xã.  Năm 1947, cha tôi được giao làm trưởng ban tài mậu xã, đại biểu hội đồng nhân dân xã của chính quyền ông Hồ Chí Minh. Năm 1949, thực dân Pháp đánh vùng Nam Định, cha tôi bị Pháp bắt tra tấn dã man, nhưng do cha tôi không khai báo và ông nội tôi đưa tiền cho lính canh tù nên sau một năm giam giữ cha tôi được trả tự do.  

Khoảng năm 1950, cha tôi chuyển lên Hà Nội cùng anh em họ hàng mở làm hiệu may Tân Cương ở 54 – Tràng Tiền. Thời gian này cha tôi là cơ sở của công an Hà Nội. Các ông, bà hoạt động trong ngành công an đã viết giấy chứng nhận cho cha tôi  như:
1-    - Ông Nguyễn Hữu Đức ở 112A phố Mai Hắc Đế - Hà Nội, nguyên là cán bộ kháng chiến; năm 1948 đươc Sở công an Hà Nội phái vào hoạt động bí mật trong nội thành Hà Nội. Năm 1951, ông thuộc  phòng  phản gián Bộ nội vụ với chức vụ Tổ trưởng tổ điệp báo.
2-    - Bà Dương Thị Thanh Lê công tác tại cục H14 Bộ nội vụ, trong thời kỳ 1950 bà Thanh Lê hoạt động nội gián trong thành Hà Nội.
3-    - Ông Bùi Văn Thịnh tức Nguyễn Minh Đông tức Lê Minh Châu cán bộ công an hiện đang nghỉ hưu tại quận 3- thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm đội trưởng giao liên phòng điệp báo Công an Hà Nội.
4-    - Bà Lê Hoàng Yến – cán bộ y tế nghỉ hưu ở quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh, thời gian 1951 bà Yến được sở công an Hà Nội cử đi học lớp tình báo và là tổ viên tổ điệp báo YS/65 của công an Hà Nội.
5-    - Ông Lê Nghĩa nguyên phó giám đốc sở công an Hà Nội xác nhận về việc bà Lê Hoàng Yến là tổ viên tổ điệp báo YS/65 của công an Hà Nội, trên bản xác nhận bà Yến viết giấy xác nhận cho cha tôi.
Tất cả các ông bà trên đều xác nhận có Tổ điệp báo YS/65 của công an Hà Nội và khẳng định đã giác ngộ cha tôi và cha tôi là cộng tác viên đắc lực của cán bộ công an Hà Nội.
       
Ông Nguyễn Hữu Đức viết :
       “Tôi đã giác ngộ ông Dương Đức Thân là công nhân may ở hiệu may Tân Cương số 54 Tràng Tiền. Năm 1951, ông được tổ chức công nhận là cộng tác viên. Ông được tổ chức giao nhiệm vụ:
-         +Bảo vệ cán bộ kháng chiến.
-         +Cất giấu tài liệu bí mật.
-         +Liên lạc với các hòm thư bí mật.
-         +Nắm tinh thần các sỹ quan Pháp vào may quần áo.

      Năm 1953, Pháp thua nặng ở các chiến trường, chúng khủng bố, vây ráp, bắt nhiều người để uy hiếp các cán bộ cách mạng. Hiệu may Tân Cương (54 Tràng Tiền) bị địch theo dõi. Để bảo vệ an toàn cho cán bộ và cơ sở, tôi bàn với ông Thân nên thôi việc ở Tân Cương và tìm địa điểm khác. Ông Thân nhất trí và ông cũng cho biết là ông đã giành được số vốn.
       Tháng 5-1953, ông Thân đã tìm được cửa hàng 69 hàng Gai – Hà Nội và mở cửa hàng may đo. Tôi liền thông báo cho các hộp thư đến liên hệ công tác. Cũng thời kỳ này các cán bộ kháng chiến thỉnh thoảng có đến ăn ở nhờ tại nhà 69 hàng Gai. Riêng tôi hay đến nhà ông Thân lấy danh nghĩa học thêm nghề may, thực tế để liên lạc với các hòm thư và chỉ thị của cấp trên.
       Trong quá trình công tác, ông Thân tỏ ra có năng lực và tích cực, ông hoạt động liên tục từ tháng 2 năm 1951 đến tháng 12 năm 1954. Hòa bình lập lại tôi đã giới thiệu ông với cơ quan nơi ông ở để ông tiếp tục công tác ở địa phương”.  

        Bà Lê Hoàng Yến viết: “Trong thời gian hoạt động tôi được biết ông Dương Đức Thân ở 69 hàng Gai là cộng tác viên đắc lực của tổ YS/65. Trong quá trình công tác ông Thân có tinh thần cách mạng rất cao, ngoài việc ông Thân giúp đỡ tin tức , che giấu cán bộ còn giúp đỡ tiền bạc để tổ chúng tôi hoạt động  khi gặp khó khăn”.

        Ông Bùi Văn Thịnh tức Nguyễn Minh Đông tức Lê Minh Châu viết : “Năm 1951 tôi đã vận động và xây dựng ông Dương Đức Thân sinh năm 1920 hoạt động nội thành cho tôi, nhà ông Thân ở 69 hàng Gai mở cửa hàng thợ may làm hộp thư giao liên. Ông Thân và gia đình rất nhiệt tình bảo vệ cho đến ngày giải phóng thủ đô”.

        Bà Dương Thị Thanh Lê viết :
       “Thời gian hoạt động địch hậu tại Hà Nội từ năm 1953, tôi có giác ngộ ông Dương Đức Thân hiện ở 69 phố hàng Gai Hoàn Kiếm Hà Nội làm cơ sở giúp đỡ chúng tôi hội họp tại nhà dướ hình thức mua bán hàng cho đến khi giải phóng thủ đô năm 1954.
       Để chuẩn bị cho giải phóng thủ đô, chúng tôi còn giao nhiệm vụ cho ông Thân nắm tình hình diễn biến của nhà máy nước, nhà máy điện và giá cả thị trường… ông Thân đã hoan thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia giúp đỡ tôi một cách nhiệt tình.
        Và bà Thanh Lê đề nghị : “Vậy nay tôi viết giấy xác nhận này đề nghị các cơ quan địa phương giúp đỡ cho ông Thân cùng gia đình là gia đình có công với cách mạng”.

        Khi cha tôi còn sống tôi chỉ được nghe các bác cô chú kể chuyện hoạt động ở nhà chúng tôi, còn việc cha tôi hoạt động thì chúng tôi ít được nghe ông kể lại. Mãi sau ngày 30 -4 , hai miền Nam Bắc đi lại thông thương thì tôi được vô thăm Sài Gòn ngay tháng 7 -1975, tôi được gặp rất nhiều cán bộ công an hoạt động nội gián trong Hà Nội chuyển vô Sài Gòn, tôi mới hay cha tôi để bảo vệ cho họ nên không khai nhận việc mình làm cho tổ chức điệp báo ở Hà Nội từ những năm 1950.

       Năm 1989, gia đình tôi xẩy ra biến cố người ở cùng nhà chúng tôi tại 69 phố hàng Gai thấy cha tôi không làm giấy tờ nhà chặt chẽ nên đã mượn tay tòa án ngang nhiên cưỡng đoạt nhà của gia đình tôi. Tôi được cha tôi cho hay là ông đã mua “chương” phần diện tích nhà này trong thời gian hoạt động cho công an Hà Nội và các ông bà cựu công an trên cũng giúp sức cùng cha tôi để đấu tranh cho sự thật được sáng tỏ. Nhưng đến nay đã hơn 20 năm gia đình tôi vẫn chưa đòi được phần nhà mà cha tôi đã mua để hoạt động cho công an Hà Nội từ những năm 1951.

       Do tôi tham gia phong trào dân chủ đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí…  cho người dân Việt Nam, tôi đã bị công an Hà Nội bắt giữ nhiều lần và họ có đề nghị tôi hợp tác với công an, tôi kể lại cho họ nghe câu chuyện bố tôi hoạt động cho họ mà nay họ - công an Hà Nội- uống nước mà quên mất nguồn. Tôi nói: “Cha tôi hoạt động cho  công an Hà Nội từ những năm gian khó, khi công an Hà Nội còn đang ở giữa rừng Pắc Pó nay về giữa Hà Nội mà cha tôi mất nhà chẳng thấy họ giúp gì để chúng tôi đòi được công bằng pháp luật”.

         Những ngày này công an Hà Nội cũng như chính quyền Việt Nam đang tuyên truyền khắp nơi về truyền thống uống nước nhớ nguồn nhân dịp kỷ niệm ngày 27-7 tri ân những người có công với đất nước , nhưng riêng với gia đình tôi thì chúng tôi khẳng định:
 họ uống nước nhưng quên nguồn.

Dương Thị Xuân

1 nhận xét:

  1. Cha cua anh theo bon khungbo macxit, vo tinh nhu bao nguoi khac, nay anh bi Qua Bao day .

    Trả lờiXóa