TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Trí Nhân Media
"... chủ quyền lãnh thổ nước nào cũng chỉ có thể giữ vững một khi hệ thống chính trị đặt dưới khát vọng đông đảo người dân."
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”.
Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”.
Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.
Luận điểm đó không xuất phát từ bất
cứ một học thuyết cao siêu nào, mà rút ra từ thực tế Trung Quốc đang làm (trông
người) và xa hơn ở bất cứ quốc gia nào từ cổ chí kim muốn tránh tranh chấp,
cùng tồn tại cạnh quốc gia láng giềng nào, đều phải làm vậy để giữ độc lập, bảo
toàn lãnh thổ, nếu không, chỉ còn cách trông chờ vào hoà khí nhân nhượng,
phó mặc số phận cho láng giềng định đoạt. Tuy nhiên, luận điểm vẫn là luận điểm;
mọi luận pháp đưa ra dù hưá hẹn thần kỳ tới mấy cũng chỉ mang tính lựa chọn, nằm
trên ý tưởng, trong thời đại thế giới phẳng ngày nay, đều có thể tiếp nhận, học
hỏi từ bất kỳ quốc gia nào và tại bất cứ thời điểm nào, trong toán học vì vậy
chỉ được coi là điều kiện cần, tức là tiền đề, muốn biến thành hiện thực không
thể không đặt ra các câu hỏi về khả năng thực hiện nó, tức điều kiện đủ.
Thực tế, mọi nhà nước sinh ra trước
hết đều vì chủ quyền lãnh thổ; người dân sinh ra để mưu sinh; truyền thông là một
ngành nghề, lĩnh vực; các trường đại học là những cơ sở đào tạo; học giả là các
cá nhân độc lập; các bộ ngành đều có chức năng riêng của nó; khoa học dù liên
quan tới biển đảo cũng chỉ là khoa học, có thể tìm trong lưu trữ thư viện.
Trong khi đó, chủ quyền lãnh thổ nước nào cũng chỉ có thể giữ vững một khi hệ
thống chính trị đặt dưới khát vọng đông đảo người dân. Sức mạnh đó lý giải tại
sao người dân Mỹ từng buộc được chính phủ họ phải chấm dứt chiến tranh Việt
Nam. Chức năng của mọi cơ quan nhà nước, kể cả chức năng liên quan tới chủ quyền
lãnh thổ, trong một nhà nước pháp quyền, chỉ có thể thực hiện đầy đủ một khi nó
bị chế tài, nghĩa là phải có văn bản lập pháp và cơ quan tư pháp độc lập, để bảo
đảm chức năng đó được thực thi, (ngoại trừ chiến tranh, tổng động viên). Khi và
chỉ khi nhà nước và xã hội được thiết chế bảo đảm cả chính trị lẫn luật pháp
như vậy, mới có thể nói tới điều kiện đủ, bảo đảm giữ vững chủ quyền, lãnh thổ,
biển đảo tổ quốc một cách hoà bình.
Hiên tại, dù muộn so với
Liên Hiệp Quốc ban hành Công ước Biển 1982, ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam
đã thông qua Luật Biển, quy định đầy đủ các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo
vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt
Nam, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam;
tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu
khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác
quốc tế về biển.
Cũng như tất cả mọi văn bản lập
pháp, để Luật Biển Việt Nam được thực thi, vấn đề còn lại phải giải quyết là
trách nhiệm cá nhân đứng đầu mọi tổ chức cơ quan đảng và nhà nước liên quan. Cá
nhân nào đứng đầu tổ chức, cấp Đảng nào phải chịu trách nhiệm chính trị, và cá
nhân nào đứng đầu cơ quan, cấp nhà nước nào phải chịu trách nhiệm pháp lý để đẩy
mạnh chiến lược truyền thông quốc gia đã nêu trong điều kiện cần ở trên, được
điểu chỉnh trong luật biển? Tương tự như vậy đối với giao nhiệm vụ cho các trường
đại học, các học giả, bộ ngành về Biển Đông ? hay công bố một cách khoa học về
Biển Đông cho toàn dân?
Sở dĩ phải tìm cá nhân chịu trách
nhiệm chính trị, bởi quốc gia nào ngày nay cũng có đảng cầm quyền chịu trách
nhiệm với quyết định chính trị của đất nước. Mọi chính sách, kết quả thực hiện
nó, vì vậy phải được coi là thước đo đúng sai của quyết định chính trị, và phải
được bảo đảm bằng sinh mạng chính trị của người đứng đầu tổ chức, cấp chính trị
ra quyết định đó. Chính nguyên lý trên đã buộc Westerwelle Chủ tịch đảng FDP,
Phó Thủ tướng Đức, phải thôi cả 2 chức, trong đó có lý do, đại diện cho Chính
phủ Đức bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc về
Libyen, bị dư luận Đức phản đối kịch liệt. Trách nhiệm pháp lý được đặt ra bởi
đây là công việc nhà nước, bất kỳ cơ quan, cấp nhà nước mang tính pháp nhân nào
cũng phải có cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý đối với nó. Cá nhân đó có quyền
khởi kiện và chịu bị kiện trước toà khi pháp nhân đó bị thiệt hại hoặc gây thiệt
hại cho người khác, pháp nhân khác, phải từ chức hoặc bị cách chức khi để pháp
nhân đó không thực hiện đủ chức năng luật định.
Chỉ khi bị ràng buộc trách nhiệm
chính trị và pháp lý về mặt cá nhân, mang tính sống còn như vậy, mọi tổ chức đảng,
cơ quan nhà nước mới có thể tự động hoàn thành chức năng của mình không cần đến
bất cứ chỉ thị, nhắc nhở nào từ cấp nào đối với công việc của họ; lúc đó tiếng
nói của người dân mới được lắng nghe, đóng vai trò đích thực là tiếng nói của
chủ nhân đất nước; và cũng chỉ khi đó mới có thể nói đến sức mạnh toàn dân, nhất
là trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vốn mang tính quyết định; họ hoàn toàn yên
tâm hành động, bởi được pháp luật che chở bảo hộ, không phải lo ngại phân tâm,
hay phải trông chờ nghe ngóng, từ thể hiện lòng yêu nước thông qua biểu tình phản
đối xâm phạm lãnh thổ, được tôn vinh trọng thị, đến ủng hộ tinh thần tiền của
cho biển đảo, vận động thế giới với một đội ngũ hơn 3 triệu người Việt hải
ngoại, tới nghiên cứu khoa học về biển Đông, điều tra rõ ràng chính xác các xâm
phạm chủ quyền lãnh hải không thể chỉ chung chung cho là tầu lạ, bởi không thể
đối phó với một đối thủ vô hình, không tên…
Rốt cuộc, quốc gia nào cũng vậy,
trách nhiệm chính trị và pháp lý sẽ quyết định số phận, tiền đồ đất nước, kể cả
chủ quyền lẫn lãnh thổ; thiếu nó mọi đất nước đều sẽ hoặc rơi vào hỗn loạn mạnh
ai nấy sống hoặc mãi mãi trì trệ tụt hậu, nói gì đến chủ quyền lãnh thổ.
TS Nguyễn Sĩ Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét