Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BỚT ĐI MỘT CÁI TAI HẠI

Minh Văn
28-7-2012

Trong các trường đại học thì người ta cũng dạy cho sinh viên như vậy, quả thực là đáng buồn cho những trí thức tương lai. Cứ như thế này thì đất nước nguy mất, tầng lớp thanh niên bị thui chột nhận thức vì sự tuyên truyền nhồi sọ của chế độ, họ không có được cách tư duy và lý luận độc lập. Nếu là người giàu trí tưởng tượng thì bây giờ trước mắt tôi, cậu sinh viên nọ là một con vẹt biết nói.

Vì quán hớt tóc đang đông khách, nên tôi ngồi xuống chiếc ghế được kê sát tường để chờ đợi. Trong quán lúc này, người thì đang đọc báo, kẻ thì nói chuyện râm ran cho quên thời gian để mà chờ đến lượt mình. Một cậu thanh niên ghé vào, trông mảnh khảnh và kháu khỉnh. Cậu ta có quen biết với chủ quán, nên qua chào hỏi mà tôi được biết cậu là sinh viên mới về quê nghỉ hè. Vừa lúc đó có một chiếc xe tải chạy qua khiến cho bụi tung mù mịt vào trong quán, mọi người vội đưa tay che mặt. Con đường này người ta đã thi công hơn một năm nay mà vẫn chưa hoàn thành, đất đá lổn nhổn rất khổ sở cho người đi lại. Bây giờ lại đang mùa hè khô hanh, mỗi khi có chiếc xe ô tô chạy qua thì bụi lại bay hết cả vào người đi đường và những ngôi nhà gần đó. Nguyên nhân mà con đường làm mãi vẫn chưa hoàn thành là do chủ thầu này lại bán cho chủ thầu khác, cứ thế có đến dăm nhà thầu mà chưa xong.

Vài người ho sù sụ vì đám bụi, có người bực bội gắt toáng lên:
- Đường sá kiểu gì mà làm mãi chưa xong, thật là quân ăn hại!

Mọi người không nói ra, nhưng có lẽ ai cũng hiểu “quân ăn hại” ở đây là ai. Chắc là không phải các nhà thầu thi công, vì họ có nhiều nên biết ai mà lần, vậy thì “quân ăn hại” thì chỉ có nhà nước chứ còn ai vào đây nữa.

Cũng đồng tâm trạng với mấy người, tôi nói:
- Đúng theo Quy chế Đấu thầu thì bên thi công phải hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng, nếu không sẽ bị phạt và đền bù, chứ không thể như thế này được.

Cậu sinh viên từ nãy giờ ngồi im, nay lên tiếng:
- Tại vì đất nước mình còn nghèo, chứ ai cũng muốn làm cho nhanh cả.

Thấy cậu ta lý luận như vậy, tôi hỏi:
- Tại sao đất nước lại nghèo?

Cậu sinh viên trả lời:
- Vì đất nước ta phải gánh chịu nhiều thiệt hại do hai cuộc chiến tranh kéo dài.

Tôi vặn lại:
- Trong lịch sử thì đất nước nào cũng có những cuộc chiến tranh, có riêng gì nước mình đâu?

Cậu ta lại trả lời như đã được lập trình sẵn:
- Lại còn bị bọn phản động và các thế lực thù địch cấu kết để chống phá cách mạng, vì thế mà đất nước chậm phát triển.

Nghe cậu ta nói vậy tôi giật nẩy mình, suýt nữa thì bắn ra khỏi ghế. Giọng điệu của cậu ta không khác gì các báo đài của Đảng và nhà nước tuyên truyền ra rả suốt ngày. Trong các trường đại học thì người ta cũng dạy cho sinh viên như vậy, quả thực là đáng buồn cho những trí thức tương lai. Cứ như thế này thì đất nước nguy mất, tầng lớp thanh niên bị thui chột nhận thức vì sự tuyên truyền nhồi sọ của chế độ, họ không có được cách tư duy và lý luận độc lập. Nếu là người giàu trí tưởng tượng thì bây giờ trước mắt tôi, cậu sinh viên nọ là một con vẹt biết nói.

Cố lấy lại bình tĩnh, tôi nhỏ nhẹ hỏi lại cậu ta:
- Theo em, các thế lực thù địch là ai?

Cậu ta lại trả lời, giọng tỉnh bơ:
- Bọn các nước tư bản nước ngoài muốn chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một bác nghe thấy vậy liền bỏ tờ báo đang đọc giở xuống, hé cặp kính lão mà nhìn cậu thanh niên nọ. Xong rồi bác buông một câu như cho tất cả mọi người có mặt ở đó cùng nghe:
- Các nước Tư bản người ta hợp tác làm ăn để cho Việt Nam phát triển và bớt lạc hậu, chứ nào có chống phá gì đâu? Họ thấy mình chậm phát triển thì họ thương chứ có ghét gì mình.

Rồi chợt bác phì cười:
- Còn cái đồng chí Trung Quốc anh em thì nay chiếm biển đảo của Việt Nam, mai bắn giết ngư dân mình. Đó thì không phải là chống phá cách mạng à?

Nghe thấy vậy, cậu thanh niên lúc nãy còn nói hùng hồn, bây giờ ngồi im thin thít. Có lẽ cậu ta cũng đã nhận thấy cái lối lý luận của mình là lố bịch.

Không khí trở nên nặng nề, tôi liền nói cho cậu sinh viên nọ bớt ngượng:
- Các cụ ta có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Một nhà nước mà chuyên đi đổ lỗi những sai trái của mình cho những quốc gia khác, thì đó là kiểu nhà nước gì? Em nên suy nghĩ lại, người trí thức phải có cách tư duy độc lập và tự do. Không nên chỉ nghe người ta tuyên truyền mà không biết cân nhắc đúng sai, lợi hại.

Cũng may cậu ta là người biết phục thiện. Nghe tôi nói vậy, cậu liền cúi đầu và “dạ” một tiếng nhỏ nhẹ.

Về phần tôi thì thở phào nhẹ nhõm. Như vậy là lại một người nữa nhận thấy được cái sai của mình mà sửa chữa, cũng là bớt đi một cái tai hại cho đất nước sau này. Thử hỏi tất cả những thanh niên thế hệ tương lai đều có kiểu nhận thức đó thì đất nước sẽ như thế nào? Một thứ nhận thức bị thui chột do chế độ nhà nước độc tài tuyên truyền và nhồi sọ. Cái mớ kiến thức hỗn độn, giả dối và đầy định kiến hận thù. Bớt đi một cái sai, có nghĩa là cái sai sẽ trở thành cái đúng, vì vậy mà cái đúng sẽ được nhân lên. Thực là bớt đi một cái tai hại cho đất nước chúng ta.

http://danluan.org/node/13561

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét