Hồng Phúc chuyển ngữ,
Kevin Bloom, Daily
Maverick
Về bản chất, mặc dù không phải thẳng thừng, nhưng chúng tôi đã gợi ý rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tương lai sẽ xảy ra một số va chạm – nếu không ngoạn mục thì ít nhất cũng là một cách đặc biệt.
Trong hơn hai năm gần đây, chiến lược hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông đã được mở rộng chứ không phải đơn thuần chỉ là phòng thủ. Cường quốc này đã gạt sang một bên những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines. Tuần này, Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại của họ về vấn đề trên. Liệu đây có thể là sự khởi đầu của một bế tắc đã từng được dự đoán trước?
Trong hơn hai năm gần đây, chiến lược hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông đã được mở rộng chứ không phải đơn thuần chỉ là phòng thủ. Cường quốc này đã gạt sang một bên những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines. Tuần này, Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại của họ về vấn đề trên. Liệu đây có thể là sự khởi đầu của một bế tắc đã từng được dự đoán trước?
Vào cuối năm 2010, mốt số ý kiến
và dự đoán táo bạo nhưng khá trực quan được công bố trên tạp chí Foreign Policy
về mối quan hệ giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ diễn ra như thế
trong thời gian tới.
Về bản chất, mặc dù không phải thẳng thừng, nhưng chúng tôi đã gợi ý rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tương lai sẽ xảy ra một số va chạm – nếu không ngoạn mục thì ít nhất cũng là một cách đặc biệt.
Điểm chính của chúng tôi, dựa
theo bài viết “The Game Changer” của Elizabeth C. Economy, rằng Trung Quốc
đang trở lại chính sách cũ của Đặng Tiểu Bình “Che giấu sự rực rỡ, ấp ủ sự tối
tăm”. Chúng tôi ghi nhận rằng chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc bắt nguồn
từ nhận thức ngày càng gia tăng của thế hệ Hồ Cẩm Đào là duy trì tăng trưởng
kinh tế và ổn định chính trị quốc nội, có nghĩa là “tích cực quản lý” các sự kiện
vượt ra ngoài biên giới của đất nước này.
Trong tháng 7 năm 2012, sau khi
nhận thức các lợi ích, những quan sát này gần như có vẻ kỳ quặc. Chiến lược
“vươn ra” của Trung Quốc không còn là một điều bí mật nữa, mà đó là thực tế diễn
ra một cách gần như bình thường. Gần đây ở nhiều thành phố lớn trên thế giới đã
xuất hiện hàng chục nghìn nhà báo Trung Quốc (để định hướng thông tin thay vì
truyền tải thông tin), tăng cường các chương trình nghị sự thương mại và phát
triển (để phát triển thị trường xuất khẩu và tiếp tục bảo đảm sự cần thiết đối
với các nguồn tài nguyên thiên nhiên), mở rộng chiến lược quân đội và hải quân
(để bảo vệ các tuyến đường cung cấp nguồn tài nguyên nói trên) – tất cả những
điều đó được xem là minh chứng cho một hiện trạng mới.
Tuy nhiên, như chúng tôi ghi nhận
hơn 18 tháng trước đây, không ai – ít nhất là những người khéo léo nhất – sẽ dự
kiến rằng nước Mỹ chỉ đứng ở ngoài và xem chuyện gì sẽ xảy ra. Mặc dù khi đó
không phải người Mỹ bị che mắt (bây giờ thì tất nhiên là không) để tin rằng
trong tình trạng họ là “siêu cường duy nhất”, và mặc dù hợp tác giữa Mỹ và
Trung Quốc trong năm 2010 diễn ra trên nhiều mặt, nhưng xét kỹ thì mặt trận
quân sự sẽ là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ này.
Trên thực tế, trong tháng 4 năm 2010,
Chuẩn Đô đốc Zhang Huachen đã thông báo rằng từ đây trở đi Trung Quốc sẽ thay đổi
hoàn toàn các chính sách nhằm dẫn đến các quyết định quan trọng trong lực lượng
hải quân của cả nước. “Chúng tôi đang đi từ quốc phòng ven biển đến quốc phòng
ngoài khơi”, ông Zhang nói. “Với việc mở rộng các lợi ích kinh tế của đất nước,
hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường giao thông của đất nước và an toàn
đối với các tuyến đường biển chính của chúng tôi”.
Những điều đó có nghĩa rằng, như
tờ báo Global Times đã chỉ ra, Trung Quốc thay đổi mô hình chiến lược ở Đông Á
và vùng biển phía tây Thái Bình Dương đã kéo dài trong năm thập kỷ trước đó.
Mặc dù các phân tích của riêng bà
Economy về tình hình trên có vẻ mang ít nhiều sự rụt rè nhưng có phần đúng.
“Trong tháng Ba (2010), thậm chí trước lời tuyên bố của Chuẩn Đô đốc Zhang, các
quan chức Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định rằng Biển Đông – nơi chứa đựng nguồn
tài nguyên phong phủ và có nhiều tranh chấp giữa các nước Malaysia,
Philippines, và Việt Nam – là một ‘lợi ích cốt lõi của quốc gia’, một thuật ngữ
trước đây chỉ dành riêng cho Đài Loan và Tây Tạng”.
Và do đó, có vẻ như là một bế tắc
ngoại giao cuối cùng cũng đã diễn ra. Hôm thứ Năm ngày 12 tháng Bảy vừa qua,
trước sự chống cự từ phía Trung Quốc, chính quyền Barack Obama kêu gọi Bắc Kinh
chấp nhận một quy tắc ứng xử nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển
Đông, một giao lộ hàng hải lớn thứ ba trên thế giới và là ngư trường lớn nhất
cũng như được cho là nơi chứa nhiều dầu và trữ lượng khí đốt.
Ngoại trưởng Clinton (giữa) cùng với các Bộ trưởng nước ngoài tại Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN tháng 7/2012 . Ảnh: Reuters |
Do đó “Diễn đàn khu vực ASEAN”
không chính xác là một tổ chức có tên gắn liền với các thành viên của nó, và
Trung Quốc luôn nghi ngờ rằng phương Tây lại một lần nữa đặt mũi vào nơi mà
không thuộc về họ.
Một lần nữa, ngày nay Bắc Kinh
tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông như vùng biển của riêng của họ,
bất chấp những tranh cãi của một số quốc gia nhỏ hơn, đáng chú ý nhất là
Philippines và Việt Nam. Khi Trung Quốc tuyên bố, như họ đã nói trong tuần này,
rằng hội nghị thường niên của diễn đàn không phải là nơi “thích hợp” để thảo luận
về các khác biệt liên quan đến vùng biển có tranh chấp – nghĩa rằng Trung Quốc
không hoàn toàn tôn trọng hoặc công nhận thẩm quyền của tổ chức này.
Cho rằng những căng thẳng đã gia
tăng đáng kể trong vùng Biển Đông kể từ những lời tuyên bố của Đô đốc Zhang hồi
năm 2010, với sự cố liên quan đến tất cả mọi thứ từ các tàu thuyền đánh cá và
thăm dò dầu khí đến các đơn vị thực thi pháp luật và các tàu tuần tra vũ trang,
thì lời phát biểu của Trung Quốc tại diễn đàn khu vực hầu như không có gì đáng
ngạc nhiên. Và các hoạt động giám sát của hải quân Hoa Kỳ ở khu vực ven biển của
Trung Quốc đã hầu như không giúp giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, Diễn đàn
khu vực ASEAN được thành lập để các quốc gia có thể lên tiếng về các vấn đề an
ninh với khẩu hiệu “Tăng cường hòa bình và an ninh thông qua đối thoại và hợp
tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, do đó, nếu không nêu vấn để ở đây
nêu ra ở đâu?
“Hoa Kỳ không tuyên bố chủ quyền
lãnh hải ở đó và chúng tôi không đứng về bên nào trong tranh chấp ranh giới
lãnh thổ hàng hải”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với các bộ trưởng
nước ngoài tập trung tại thủ đô Campuchia hôm thứ Năm vừa qua. “Nhưng chúng tôi
quan tâm đến tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp
quốc tế và thương mại không bị cản trở hợp pháp trong vùng Biển Đông”.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đang cẩn thận đặt
chân tới vùng này qua những lời nói của bà Clinton, như bài viết của bà Economy
đã nêu ra trên tờ Foreign Policy. Các thuật ngữ thông dụng như “ngăn chặn”,
“tham gia” và “cam kết” đều có tuổi thọ hạn chế trong mối quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc. Tuy nhiên, nói thẳng ra thì Hoa Kỳ đang làm cho một nước cựu thù
trong khu vực Đông Nam Á quý chuộng họ hơn.
Như William Choong đã viết trong
một bài đăng trên tờ Straits Times hôm thứ Năm vừa qua: “Năm 1975, cộng sản Bắc
Việt làm cho quân đội Mỹ cuốn gói về nước sau cuộc chiến tranh kéo dài một thập
kỷ. Mười ba năm sau, hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng sau một cuộc đụng độ
vũ trang với lực lượng Trung Quốc trong trận hải chiến Gạc Ma ở quần đảo Trường
Sa. Ngày nay, chiến tranh tâm lý giữa Hà Nội với Bắc Kinh về Biển Đông vẫn tiếp
tục”.
Choong viết thêm: “Năm 1992,
Manila đá Hoa Kỳ ra khỏi căn cứ hải quân ở Subic Bay. Trong vòng bảy năm tới,
Trung Quốc bắt đầu xây dựng các cấu trúc ở Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) – một
bước đi mà Manila không thể làm gì khác. Đầu năm nay, Philippines đã một lần nữa
thua cuộc sau khi tranh chấp với Bắc Kinh ở khu vực Bãi cạn Scarborough”.
Washington sẽ cảm thấy hài lòng với
bản thân họ với chiến thắng trong bối cảnh “tôi đã nói với bạn rồi mà”, và trớ
trêu của lịch sử sẽ không bị biến mất về mặt chính sách nhà nước. Đối với Trung
Quốc, nước có đủ khả năng để tranh thủ thời gian – sau khi tất cả những gì đã
diễn ra, quốc gia mà thở dễ dàng nhất khi Hoa Kỳ thắt chặt vấn đề – thì Trung
Quốc sẽ phải quyết định xem họ muốn đẩy xa hình ảnh “sân chơi hách dịch” của họ
đến đâu.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
2012
http://phiatruoc.info/?p=8598
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét