Jerry E. Esplanada (Philippine Daily Inquirer)
Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton Nguồn: AFP |
MANILA, Philippines — Một trong những tờ báo hàng đầu của Trung Quốc đã chỉ
trích Phi Luật Tân và Việt Nam đang “xâm phạm các quần đảo và vùng biển (Biển
Đông), không thuộc về họ bằng cách cưỡi lưng hổ,” ngầm nói tới Hoa Kỳ.
Global Times, trụ sở tại Bắc Kinh, trong một bài báo ngày 16 tháng 7, cũng cho
biết Manila và Hà Nội “hy vọng sẽ nhận được viện trợ quân sự lớn của Mỹ, mà Mỹ
không đủ khả năng để cung cấp.”
Bài báo có tiêu đề “Chuyến đi của bà Clinton làm nổi bật điểm yếu việc Mỹ trở lại
châu Á,” tác giả là Liu Zongyi, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Nam
Á tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải.
Bài váo viết Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton “đã thực hiện một chuyến đi bao
vây Trung Quốc trong những ngày gần đây.”
“Từ Nhật Bản đến Mông Cổ, sau đó đến Việt Nam, Lào và
Cambodia, Clinton tập trung chính vào 3 điều: hậu thuẫn Nhật Bản, Việt Nam và
Philippines trong những tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ biển,
cân bằng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở châu Á bằng cách tăng cường thương
mại và quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam châu Á, và đẩy mạnh việc hỗ trợ cho
dân chủ và nhân quyền như là cốt lõi của chiến lược châu Á của Hoa Kỳ cùng lúc
tấn công mô hình phát triển của Trung Quốc,” bài báo viết tiếp.
Theo ông Liu, “tất cả mọi diễn văn của bà Clinton đều ám chỉ mục tiêu là Trung
Quốc. Có vẻ như Mỹ đang thắt chặt vòng vây Trung Quốc. Nhưng mặt khác, chúng ta
có thể thấy sự yếu kém của chiến lược ‘trở lại châu Á’ của Mỹ.
“Chiến lược của chính quyền Obama bao trùm các lĩnh vực chính trị và quân sự,
cũng như thương mại nền kinh tế. Tuy nhiên, chiến lược này dường như đang dần mất
đi lợi thế của nó,” Liu nói.
Từ quan điểm quân sự, Liu đã nêu lên việc “Hoa Kỳ đã tăng cường việc dàn quân
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ
giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc (Biển
Đông) và tranh chấp ở quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) đã căng hơn khi có Mỹ chen
vào. Tuy nhiên, Mỹ kìm hãm Trung Quốc bằng cách trục lợi từ những tranh chấp
này chứ không phải là muốn trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Tham gia vào một
cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc là lựa chọn Myx ít muốn nhất.”
“Chuyến công du châu Á của bà Clinton tập trung chính vào việc thúc đẩy quan hệ
thương mại và kinh tế, mua vui của một số nước ở châu Á. Hoa Kỳ hy vọng sẽ ngăn
chặn việc hội nhập kinh tế của khu vực Đông Á và cạnh tranh với ảnh hưởng kinh
tế của Trung Quốc. Nhưng nếu Mỹ thực sự có thể chuyển sự tập trung cạnh tranh với
Trung Quốc từ các lĩnh vực chính trị và quân sự sang lĩnh vực kinh tế, điều này
sẽ mang lại lợi ích cho sự ổn định trong khu vực và thịnh vượng ở Đông Á,” bài
báo cho biết.
Trung Quốc “chủ trương thiết lập một loại quan hệ mới giữa Trung Quốc và Mỹ,
trong đó các mô hình tổng thể không thể bị ảnh hưởng vì các vấn đề cụ thể.”
“Tránh xung đột là bước đầu tiên. Mối quan hệ Trung-Mỹ cần được phát triển dựa
trên sự tôn trọng lẫn nhau, khuyến khích lẫn nhau và cạnh tranh trong hòa
bình,” Liu nói thêm.
Cuối tuần qua, Global Times chạy một bài báo trích dẫn Liu Weimin, phát ngôn
viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói Bắc Kinh phản đối kế hoạch mời chào các
hợp đồng thăm dò dầu khí của Manila trong vùng biển Nam Trung Hoa (mà Phi Luật
Tân gọi là Biển Tây Philippine).
Liu cho biết Trung Quốc đã nhiều lần khiếu nại vì Phi Luật Tân cho đấu thầu các
hợp đồng thăm dò dầu ở một số bloc vi phạm đến lợi ích của Trung Quốc.”
“Nếu không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc, mọi hoạt động thăm dò dầu
khí của bất kỳ nước nào hoặc của bất kỳ công ty nào trong vùng biển thuộc thẩm
quyền của Trung Quốc đều là bất hợp pháp,” Liu Weimin cũng cho biết.
Liu cũng kêu gọi Phi Luật Tân góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong vùng
biển đang tranh chấp.
© DCVOnline
http://www.dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9233
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét