Nam
Phương/Người Việt (dịch và giới thiệu)
26-7-2012
LTS: Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc, thường được báo chí quốc tế phỏng vấn và đề nghị viết bài bình luận thời sự. Ngày 25 tháng 7, 2012, tờ Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), phụ bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan tuyên truyền của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc) đăng tải một bài viết của ông Thayer với tựa đề “Vietnam looking to play pivotal role with both China and US” (Việt Nam muốn đóng vai trò then chốt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ).
Khi được báo Người Việt hỏi đó có phải nguyên văn hay đã bị
cắt xén? Ông cho hay tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã bỏ bớt 2 đoạn. Cái tựa do ông đặt
là “Vietnam is the Real Pivot” (Việt Nam là mấu chốt thật sự).
Ðầu tiên Global Times gửi cho ông một số câu hỏi về tương
lai mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh Hoa Kỳ thay đổi chiến lược
toàn cầu qua quyết định chuyển 60% lực lượng sang khu vực Á Châu Thái Bình
Dương. Ông đã viết với số chữ do họ hạn định. Sau đó, họ lại yêu cầu ông bình
luận thêm về việc Việt Nam làm sao hóa giải các nguy hiểm (do hậu quả) của mối
quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Thayer giả định rằng họ thiếu chỗ để đăng trọn cả bài.
Thật ra, nếu họ muốn đăng hết, chỉ cần thu nhỏ tấm hình minh họa, co kéo bớt
thì thế nào cũng đủ chỗ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, những ngày gần đây có những bài
viết rất hung hăng, đe dọa cả Việt Nam và Philippines. Nhiều người Việt Nam đã
gửi lời phản bác với từ ngữ rất nặng nhưng vẫn được báo này đăng trong phần
bình luận (comments) ngay dưới các bài viết của họ. Có người còn gửi cả bài thơ
thất ngôn tứ tuyệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư” của anh hùng Lý Thường Kiệt kèm
theo lời bình luận vẫn được Hoàn Cầu Thời Báo đăng.
Dưới đây, báo Người Việt đăng bản dịch bài viết của ông
Thayer trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, có luôn cả hai đoạn bị cắt bỏ (phần chữ in
nghiêng, đậm), trong mối quan hệ tay ba Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bài viết dưới đây hoàn toàn là quan điểm của Giáo Sư Carl
Thayer, một người từ bên ngoài nhìn vào vấn đề Việt Nam.
Việt Nam là cái trục thật sự
Carlyle A. Thayer
Không một nhà phân tích nào ở cái nước từng đã đánh nhau với
Việt Nam có thể hoài nghi quyết tâm duy trì nền độc lập của Việt Nam. Việt Nam
cũng đã học từ lịch sử rằng tùy thuộc quá đáng vào một cường quốc có thể dẫn đến
hậu quả tiêu cực.
Việt Nam đã tiến đến đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn
Ðộ, Trung Quốc, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Anh quốc và Ðức.
Việt Nam muốn đóng vai trò then chốt trong quan hệ với Trung
Quốc và Mỹ. Nói một cách khác, Việt Nam muốn phát triển quan hệ sâu xa với mỗi
nước và làm mỗi quan hệ song phương tự nó là một quan hệ quan trọng. Là một mấu
chốt, Việt Nam muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam như một đối tác
đáng tin cậy. Việt Nam muốn định hướng các quan hệ để họ không là đồng minh của
bên này chống lại bên kia.
Năm 2003, Ðảng CSVN dùng các từ “hợp tác” và “đấu tranh” để
làm kim chỉ nam cho mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Công thức này khắc phục
được sự đối chọi trong ý thức hệ của CSVN: Làm thế nào giải thích được va chạm
và xung đột với Trung Quốc xã hội chủ nghĩa và làm sao giải thích được những lợi
ích chung với “đế quốc” Mỹ. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng vẫn đấu
tranh khi các lợi ích cốt lõi của Việt Nam bị thử thách.
Hoa Kỳ đã loan báo chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân
sự ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Một vài nhà phân tích Trung Quốc và trong
khu vực kết luận rằng Hoa Kỳ đang mưu toan kềm chế Trung Quốc. Một phần trong
chính sách quân bằng đó, Hoa Kỳ muốn cải thiện mối quan hệ quốc phòng với Việt
Nam. Việt Nam hoan nghênh nhưng chỉ tới một mức độ. Thí dụ, ba năm vừa qua, Việt
Nam và Hoa Kỳ có một số hoạt động hải quân phối hợp. Những hoạt động này không
có tính cách tập luyện quân sự liên quan đến trao đổi kỹ năng chiến đấu.
Cách tốt nhất để nhìn mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ là so sánh nó với mối quan hệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Việt Nam trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao với cả hai nước. Việt Nam thực hiện
đối thoại chiến lược với cả hai nước và gần đây nâng tầm đối thoại lên cấp thứ
trưởng quốc phòng với cả hai nước.
Việt Nam cho phép tàu chiến cả hai nước thăm cảng Việt Nam
nhưng giới hạn chỉ một chuyến mỗi năm, kể cả Mỹ. Năm 2010, thí dụ, khu trục hạm
John McCain của Mỹ đến thăm cảng Ðà Nẵng thì mấy tháng sau, khu trục hạm trang
bị hỏa tiễn tối tân nhất của Trung Quốc cũng đến Việt Nam.
Hoa Kỳ rất muốn tiếp cận cảng của Việt Nam nhiều hơn. Bộ Trưởng
Quốc Phòng Leon Panetta nói rõ điều này khi ông đến Cam Ranh gần đây. Nhưng nó
nổi rõ lên rằng, nhiều phần, chiến hạm Mỹ sẽ khó lòng đến đây được trong thời
gian sắp tới. Việt Nam mở cơ sở sửa chữa tàu thương mại ở Cam Ranh cho hải quân
mọi nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên nhận lời mời này bằng cách gửi 3 chiếc tàu tiếp
liệu đến để sửa chữa. Các tàu này là các tàu vận chuyển hàng hóa tiếp liệu cho
Hải Quân Hoa Kỳ, không phải tàu chiến và do một thủy thủ đoàn dân sự điều hành.
Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Panetta, cả bộ
trưởng Quốc Phòng và thủ tướng CSVN đều yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận bán trang bị quân
sự ghi trong nghị định về Vận chuyển Võ khí Quốc tế (International Trafficking
in Arms Regulations). Nên lưu ý rằng Trung Quốc được kể là một trong 3 trở ngại
để phát triển sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, bị cấm theo đạo luật Thẩm Quyền An
Ninh Quốc Phòng có từ năm 2000 'The US National Defense Authorization Act'.
Sách Trắng Quốc Phòng của Việt Nam năm 2009 tóm tắt chính
sách gìn giữ độc lập. Tôi gọi đó là “chính sách 3 không”: Không cho ngoại quốc
đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không liên minh quân sự và không dùng một nước
thứ ba để chống lại nước khác.
Hoa Kỳ có thể muốn gia tăng sự tiếp cận cảng Việt Nam cho hải
quân nhưng Việt Nam chống lại sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để bảo vệ sự độc lập.
Năm 2009 gia tăng căng thẳng Biển Ðông, Việt Nam phản ứng bằng
cách báo hiệu rằng họ hậu thuẫn sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để đối trọng với
Trung Quốc. Việt Nam chứng minh điều này qua cử chỉ tượng trưng là (cho một số
sĩ quan, viên chức) bay lên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ quan sát hoạt động
lên xuống của các phi cơ. Nói cách khác, Việt Nam đang đóng vai trò của một cái
trục quay. Họ nâng sự hợp tác với Mỹ nhưng không đồng minh với Mỹ để chống
Trung Quốc.
Cuối cùng, có một lý do khác tại sao Việt Nam lại tự giới hạn
quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài bình luận gần đây của Nhân Dân Nhật Báo Bắc
Kinh (ngày 11/7/2012) nhận ra điều này một cách khéo léo. Bài viết này nói “Hà
Nội dựa vào Trung Quốc để khẳng định sự lựa chọn chính trị của mình (theo gương
Trung Quốc, đạt phát triển nhanh chóng bằng con đường cải cách từ từ) nhưng
cũng muốn chống lại Trung Quốc bằng cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ.” Bài bình
luận lưu ý rằng Việt Nam phải đánh đu giữa các mối quan hệ đối ngoại với các thế
lực chính trị nội bộ.
Trang báo của tờ Global Times có bài của ông Carl Thayer đã bị bỏ bớt 2 đoạn. (Chụp lại từ Globaltimes.com) |
Việt Nam cố làm giảm nhẹ các sự nguy hiểm vì đến gần Mỹ quá
bằng cách ngưng một số dự án. Việt Nam cũng đàn áp các người vận động dân chủ
hóa và bloggers đặc biệt là những người có quan hệ với người Việt hải ngoại. Và
đảng CSVN, Bộ Công An và Tổng Cục Chính Trị của quân đội CSVN chia xẻ kinh nghiệm
với các đối tác Trung Quốc.
Giải pháp cho thế khó xử của Việt Nam, không phải như tờ
Nhân Dân Nhật Báo cổ võ “hợp tác với Trung Quốc để giới hạn vai trò then chốt của
Mỹ ở Á Châu” mà duy trì nền độc lập của Việt Nam bằng cách đóng vai trò then chốt
giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn. Nếu những cường quốc này tôn trọng các lợi ích
cốt lõi và nền độc lập của Việt Nam, thì sự hợp tác sẽ át đấu tranh.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=152534&zoneid=1
Ông Thayer quên liên hệ VN-Nga để quân bằng với TC.
Trả lờiXóaCSVN không dám tin HoaKỳ, HK từng đâm sau lưng nhiều đồng minh như Nam VN, như Đài Loan, như CaoMiên...chẳng ai dám tin vào bọn mentally sick American politicians ngồi tháp ngà nay Hữu mai Tả, chẳng có lập trường nhất định nào.
Liên hệ với CSVN, Âu Mỹ chỉ có thiệt chứ không có lợi.