Thái An
theo Reuters, channelnewsasia
Ngọai trưởng Marty Natalegawa
(Indonesia) và người đồng nhiệm
Campuchia Hor Namhong.
Ảnh: sulekha
|
Các quốc gia Đông Nam Á đang làm việc để đưa ra một tuyên bố
chung về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Campuchia vừa tuyên bố hôm nay.
Theo giới phân tích, đây dường như là nỗ lực sửa chữa bất
đồng dẫn tới một thất bại chưa từng có trong lịch sử 45 năm ASEAN là không đưa
ra được tuyên bố chung sau một hội nghị thượng đỉnh khu vực tuần trước ở Phnom
Penh.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa và người đồng nhiệm
Campuchia Hor Namhong cho hay, ASEAN hy vọng sẽ nhất trí về "một số vấn
đề" trong toàn bộ 10 nước thành viên.
"Chúng tôi, các ngoại trưởng ASEAN, đã nhất trí về mặt
nguyên tắc một số vấn đề về Biển Đông", Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong
nói sau cuộc gặp với ông Marty Natalegawa. "Tôi hy vọng sáng mai, chúng
tôi sẽ nhận được sự phê chuẩn từ toàn bộ ngoại trưởng ASEAN để tuyên bố các
điểm này".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Indonesia có
chuyến thăm Việt Nam và Campuchia trong nỗ lực ngoại giao con thoi khắp Đông
Nam Á với mục tiêu khôi phục hình ảnh hòa hợp của ASEAN.
Ông Natalegawa cho hay, những điểm chính trong tuyên bố đã
được phác thảo và "các lập trường cơ bản" có thể sắp được tuyên bố
nếu những nước khác đồng thuận. "Nếu sự đồng thuận được xác nhận trong ít
giờ tới, thì có lẽ sau đó, chủ tịch sẽ chính thức công bố những lập trường cơ
bản này của ASEAN", Ngoại trưởng Indonesia không công bố chi thiết thêm.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua một bộ quy tắc
ứng xử không chính thức ở Biển Đông nhằm tránh xung đột và tháo gỡ căng thẳng.
Tại hội nghị cấp cao khu vực tuần trước, các bên đã bày tỏ mong muốn làm việc
về một bộ quy tắc chính thức dù không đạt được cam kết vững chắc nào.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tham dự hội nghị khu vực
này và kêu gọi tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền
của họ một cách rõ ràng và chính xác ở Biển Đông, tạo điều kiện cho các cuộc
hội đàm đa phương - điều mà Bắc Kinh không mong muốn vì trước nay họ chỉ theo
đuổi cách tiếp cận song phương nhằm giành ưu thế trong thương thảo mặt đối mặt.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/81319/asean-sap-co-tuyen-bo-chung-ve-bien-dong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét