TTXVN (Tôkyô 22/7)
25/7/2012
Theo nhật báo “Sankei” ngày 22/7, ngày càng xuất
hiện nhiều thông tin khẳng định đã “xảy ra giao tranh và đổ máu” trong việc Bắc
Triều Tiên bãi miễn chức vụ Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên của ông Ri
Yong-ho.
Nguồn tin ở bán đảo Triều Tiên cho biết: “Ngay trước khi quyết định
vấn đề nhân sự ngày 15/7, Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) đã được lệnh sẵn
sàng chiến đấu khi có biến cố xảy ra”. Ngoài ra, Trung Quốc lại là quốc gia đầu
tiên đánh giá cao hành động bãi miễn ông Ri Yong-ho, Thậm chí một mạng truyền
thông thuộc quyền quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn “dự báo” rằng “từ
giờ sẽ có thay đổi nhân sự quan trọng” ở Bình Nhưỡng, cho thấy Bắc Kinh đang tỏ
ra đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Điều này có ý nghĩa gì?
Mệnh lệnh toàn quân trực chiến được coi là biện pháp xử lý
tình huống bất ngờ một khi phe của ông Ri Yong-ho kháng cự. Thực hư câu chuyện
mà tờ “Chosun Ilbo” đăng ngày 20/7 cho rằng “đã xảy ra giao chiến trong quá
trình bãi miễn ông Ri khiến 20 binh sĩ thiệt mạng” vẫn chưa thực sự rõ ràng và
cho đến giờ cũng chưa thấy có điều gì bất thường xảy ra trong nội bộ Bắc Triều
Tiên sau tuyên bố miễn nhiệm mà Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên
ra nghị quyết hôm 15/7.
Lý do khiến ông Ri Yong-ho bị bãi miễn chức vụ
Mùa Xuân năm 2009 – sau khi Tổng Bí thư Kim Châng In lâm
trọng bệnh, ông Ri Yong-ho đã được bổ nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng quân
đội Triều Tiên, chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực sang ông Kim Châng Un.
Theo đánh giá của các chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc và Nhật Bản,
nguyên nhân của cuộc thanh trừng này là cuộc đối đầu giữa ông Ri Yong-ho và ông
Choe Ryong-hae, người được bầu làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị KPA tại
Đại hội đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên.
Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị là vị trí có quyền hành
cao nhất trong quân đội nước này. Người tiền nhiệm của ông Choe là ông Jo
Myong- rok, nhân vật lừng lẫy tiếng tăm từng thay mặt Tổng Bí thư Kim Châng In
có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ năm 2000, vừa qua đời năm 2010. Chức vụ này chỉ
đứng thứ hai sau Tổng tư lệnh tối cao và có vai trò chỉ đạo vấn đề nhân sự
trong quân đội, kiểm duyệt tư tưởng và bắt giữ các quan chức vi phạm kỷ
luật.
Ồng Jo là quân nhân trong khi ông Choe chỉ là đảng viên và
không có bề dày kinh nghiệm trong quân ngũ. Tuy nhiên, ông Choe lại là cộng sự
gần gũi của cố Tổng Bí thư Kim Châng In và tướng dưới quyền ông Jang Song-
theak, em rể ông Kim Châng In. Việc bãi nhiệm ông Ri Yong-ho được cho là quyết
định của ông Choe và gia tộc họ Kim, gồm ông Kim Châng Un, cô ruột ông Kim, bà
Kim Kyong-hui, và chồng bà, ông Jang Song-theak.
Rõ ràng, việc ông Choe giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục
chính trị sẽ khiến vị trí của ông Ri Yong-ho bị lung lay. Ông Ri là người thuộc
phái cứng rắn, từng tham gia chỉ đạo vụ đánh đắm tàu tuần tra của Hàn Quốc và
pháo kích đảo Yeonpyeong hồi năm 2010. Mùa Xuân năm nay, ông Ri cũng là người
nắm quyền chỉ đạo thực tế trong vụ phóng vệ tinh thất bại và xúc tiến các bước
nhằm dọn đường cho vụ thử hạt nhân.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2012, dư luận bắt đầu nhận thấy
những thay đổi trong đường lối tăng cường “chính sách tiên quân” (quân đội hàng
đâu) của Bình Nhưỡng. Giới phân tích cho rằng việc bãi nhiệm ông Ri cho thấy có
sự thay đổi trong đường lối của gia tộc họ Kim nhằm chuyển quyền lực từ tay
quân đội vốn giữ quá nhiều sức mạnh nhờ nền chính trị “tiên quân sang quyền chỉ
đạo của Đảng Lao động Triều Tiên.
Sau tuyên bố bãi nhiệm ông Rỉ, tờ “Thời báo Hoàn cầu”
thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng bài viêt của Giáo sư
Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trương Liên Khôi, đánh giá cao
động thái này. Giáo sư Trương cho rằng “việc bãi nhiệm ông Ri sẽ giúp cho chính
sách ngoại giao của Bắc Triều Tiên ổn định và rõ ràng hơn” và biến cố này “đã
không nằm ngoài dự tính” của giới quan sát, đồng thời ông Trương cho rằng “từ
nay có thể sẽ có thêm nhiều thay đổi lớn về nhân sự ở Bắc Triều Tiên”. Vị giáo
sư này còn khẳng định: “Nếu Bắc Triều Tiên cỏ thể thực hiện thay đổi nhân sự
một cách ổn định, điều đó cũng sẽ chứng tỏ sự trưởng thành về chính trị của ông
Kim Châng Un. Đây là một quá trình nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo
Triều Tiên”.
Thay đổi đường lối cứng rắn
Sau vụ phóng tên lửa hồi tháng Tư, bên cạnh chỉ thị
chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân, Bình Nhưỡng cũng kêu gọi sử dụng “hành động đặc
biệt và bạo lực cách mạng” trước hành vi “báng bổ Bí thư thứ nhất Kim Châng Un”
của truyền thông Hàn Quốc.
Từ thời điểm đó, xuất hiện những thông tin cho rằng
Trung Quốc bắt đầu gây áp lực đối với đường lối cứng rắn của Bắc Triều Tiên.
Theo nguồn tin quân sự gần gũi với quan hệ Trung-Triều, Bắc Kinh đã rất tức
giận trước tuyên bố về “hành động đặc biệt” của Bắc Triều Tiên đối với Hàn
Quốc. Sau đó, đường lối cứng rắn của Bắc Triều Tiên đã có những thay đổi. Ngày
3/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng “không
có kế hoạch thử hạt nhân”. Việc Trung Quốc gây áp lực khiến Bắc Triều Tiên đưa
ra những phát ngôn thiếu cứng rắn như vậy có thể cho thấy khả năng rằng Bắc
Kinh đã đứng đằng sau vụ bãi miễn ông Ri Yong-ho.
Chỉ riêng năm 2011, thương mại hai chiều với Trung
Quốc chiếm tới 90% trong tổng kim ngạch thương mại trị giá 6,3 tỷ USD của Bắc
Triều Tiên. Do đó, mối quan hệ Trung-Triều thực sự có ảnh hưởng to lớn đối với
cơ cấu quyền lực của chế độ Kim Châng Un từ nay về sau.
Kim Chan Un và Ri Yong-Ho |
Sau khi tuyên bố bãi nhiệm ông Ri được đưa ra, Bí thư
thứ nhất Kim Châng Un được suy tôn là nguyên soái của quân đội nước này. Có lẽ
ông Kim Châng Un sẽ không chỉ giải phóng công cuộc cải cách, tiến tới cải tổ
kinh tế đất nước một cách thực sự mà đây còn lại động thái ngả sang “phái thân
Bắc Kinh”, chuyển hướng sang “đường lối thân Trung Quốc” và phủ định người cha
Kim Châng In.
Phải chăng Nguyên soái Kim Châng Un sẽ lựa chọn con
đường có nhiều chông gai đến vậy? Có lẽ dư luận cần phải để tâm đến những động
tĩnh trong lĩnh vực kinh tế của Bắc Triều Tiên.
***
TTXVN (Hồng Công 23/7)
Không lâu sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước Bắc Triều
Tiên kế từ khi người cha Kim Châng In qua đời, nhà lãnh đạo trẻ Kim Châng Un đã
có nhiều động thái rõ ràng nhằm củng cố quyền lực. Trang tin Asia Times
Online vừa đăng bài của nhà báo người Nhật Bản Kosuke Takahashi viết về
những tham vọng lãnh đạo cũng như việc củng cố quyền lực của nhân vật này.
Tham vọng của Kim Châng Un
Theo Kenji Fujimoto, một đầu bếp chuyên làm món sushi
Nhật Bản cho cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Châng In từ năm 1989-2001, nhà lãnh
đạo trẻ Kim Châng Un của đất nước bí ẩn này khi còn nhỏ đã thể hiện rõ những
tính cách của một đứa trẻ hiếu thắng. Fujimoto viết rằng ông là một người bạn
thân thiết của người kế nhiệm chế độ Kim Châng In trong giai đoạn Kim Châng Un
từ 7-18 tuổi. “Tướng Kim,” từ mà Fujimoto dùng để gọi Kim Châng Un, theo đầu
bếp này, là một người bướng bỉnh và dễ nổi nóng. Khi bước vào tuổi thiếu niên,
Kim Châng Un bắt đầu bộc lộ mạnh mẽ những kỹ năng lãnh đạo, ngay cả trong các
hoạt động thể thao. Sau mỗi trận bóng rổ, cậu chủ của Fujimoto lại nhanh chóng
rút kinh nghiệm và chỉ ra những điểm được và chưa được của mỗi đồng đội. Đôi
khi, Kim Châng Un yêu cầu họ khen ngợi bằng cách tự mình vỗ tay trước,
nhưng nhiều khi cũng trách mắng họ thậm tệ.
Tham vọng của Kim Châng Un muốn thể hiện mình là một
nhà lãnh đạo mạnh mẽ với tài năng thiên bẩm, có thể được nhìn thấy qua cuộc cải
tổ quân đội vừa qua. Trong khi Kim Châng Un được phong hàm Nguyên soái, thì
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho, 69 tuổi, lại bị loại
bỏ khỏi tất các các chức vụ với lý do “ốm yếu.” Nhân vật ít được biết đến Hyon
Yong Chol sau đó được thăng cấp lên làm Phó Nguyên soái.
Theo Giáo sư Hideshi Takesada thuộc Đại học Yonsei của
Hàn Quốc, “cuộc cải tổ quân đội lần này cho thấy Kim Châng Un muốn thông qua đó
để kiểm soát cấp dưới. Động thái này chứng tỏ rằng giờ đây ông ta đủ mạnh để
thực hiện những hành động liều lĩnh.”
Cuộc cải tổ được coi là đáng chú ý nhất kể từ khi Kim Châng
Un lên nắm quyền tháng 12 năm ngoái sau cái chết của người cha Kim Châng In.
Tước hiệu nguyên soái của Kim Châng Un là chức vụ cao thứ hai ở Bắc Triều Tiên
sau chức Tổng Tư lệnh mà đến nay mới chỉ có ông nội Kim Nhật Thành và người cha
của nhà lãnh đạo này từng nắm giữ. Tại Bắc Triều Tiên, “Tổng Tư lệnh” và
“nguyên soái” là những chức vụ thuộc về nhà nước. Những cấp bậc thấp hơn thuộc
về quân đội.
Ở Bắc Triều Tiên hiện chỉ có hai người là Kim Châng Un
và Ri Ul-sol, một quân nhân về hưu thuộc phái chống Nhật, được phong hàm Nguyên
soái. Nước này hiện có 10 tướng lĩnh quân đội, trong đó có cựu Tổng Tham mưu
trưởng Ri Yong-ho, tân Tổng Tham mưu trưởng Hyon Yong-chol và Choe Ryong-hae,
Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội Bắc Triều Tiên (KPA), được phong
hàm Phó Nguyên soái.
Thanh lọc đội “cận vệ già”
Các chuyên gia cho rằng Kim Châng Un muốn thanh lọc
những tướng lĩnh thuộc đội ngũ “cận vệ già” như Ri Yong-ho, người được cha ông
yêu quý và tin dùng. Họ cũng cho rằng nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên và
những trợ thủ thân cận nhất sẽ chỉ cho phép chính sách chính trị “Tiên quân”
(ưu tiên quân đội) được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định để đảm bảo rằng
Đảng Lao động mạnh hơn quân đội Bắc Triều Tiên.
Trong khi những thông tin ban đầu cho rằng cuộc cải tổ
đã diễn ra xuôi chèo mát mái, thì những thông tin tình báo mới nhất lại nói
rằng một cuộc đọ súng đã nổ ra khi ông Ri Yong-ho bị cách chức, khiến khoảng
20-30 người bị thiệt mạng.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin rằng vụ đọ súng nổ
ra khi Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae tìm cách bắt giữ Ri Yong-ho trong khi
thực hiện mệnh lệnh của nhà lãnh đạo Kim Châng Un cách chức ông Ri Yong-ho. Một
nguồn tin nói với báo này: “Chúng tôi không thể loại bỏ khả năng Ri Yong-ho bị
thương hoặc thậm chí đã bị giết chết trong vụ đọ súng đó.”
Giáo sư Takesada cho biết: “Ri Yong-ho và bố mẹ ông ấy
có mối quan hệ gia đình thân thiết với cố lãnh đạo Kim Châng In. Việc thanh lọc
Ri Yong- ho có nghĩa là Kim Châng Un muốn đi ngược lại ý nguyện của cha ông ta.
Một gala âm nhạc với các nhân vật Disney ở Bình Nhưỡng cách đây ít ngày có lẽ
là một ví dụ nữa cho thấy Kim Châng Un từ bỏ chính sách của cha mình.” Rất
nhiều người biết rằng khi lên 8 tuổi, Kim Châng Un và người anh trai Kim
Jong-chol, đã đến thăm Disneyland Tokyo vào năm 1991.
Ri Yong-ho đóng một vai trò chủ chốt trong việc giúp
đỡ nhà lãnh đạo trẻ thiết lập cơ sở quyền lực trong quân đội, một thế lực chính
giúp lãnh đạo Bắc Triều Tiên duy trì sự ổn định của chế độ. Với tư cách một
quân nhân chuyên nghiệp. Ri Yong-ho đã được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng
KPA vào tháng 2 2009. Sau đó ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự
Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khi Kim Châng Un được ấn định là người kế
nhiệm Kim Châng In. Ri Yong-ho là một trong 8 quan chức đã hộ tống xe chở quan
tài ông Kim Châng In tại lễ tang nhà lãnh đạo này hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo Giáo sư Takesada, ông Ri Yong-ho vốn nổi tiếng là
một người cứng rắn và là người đạo diễn vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan cũng như
vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
Ri Yong-ho đã bị giảm sút trong vài tháng gần đây. Đối thủ chính của vị Phó
Nguyên soái này, Tướng Choe Ryong-hae, 62 tuổi, đã được trao nhiều quyền lực
hơn khi được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính trị KPA hồi tháng 4
vừa qua và được thăng hàm Phó Nguyên soái.
Ngày 15/4 vừa qua, chính Phó Nguyên soái Choe
Ryong-hae, chứ không phải Phó Nguyên soái Ri Yong-ho, đã đứng bên cạnh Kim
Châng Un tại một cuộc diễu binh của quân đội Bắc Triều Tiên nhân lễ kỷ niệm
ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Điều này đã phát đi tín hiệu rằng ông Choe
Ryong-hae đã “cướp” vị trí trợ thủ hàng đầu cho Kim Châng Un từ tay Ri Yong-ho.
Choe Ryong-hae là con trai của Choe Hyon, một cựu Bộ
trưởng Quốc phòng Triều Tiên và là đồng chí thân thiết của cố lãnh tụ Kim Nhật
Thành trong những ngày kháng chiến chống Nhật. Choe Ryong-hae được cộng đồng
tình báo biết đến như một nhân vật mạnh mẽ và có quan điểm cấp tiến. Tháng 4
vừa qua, nhân vật này đã hoàn thành quá trình leo lên hàng ngũ lãnh đạo cấp cao
của Bắc Triều Tiên với việc trở thành một trong 5 ủy viên Đoàn Chủ tịch Bộ
Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên và giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự
Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Kể từ khi ông Ri Yong-ho bị cách chức,
Đoàn Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên chỉ còn 4 thành viên là Kim
Châng Un, Choe Ryong-hae, Kim Yong-nam – Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội Bắc
Triều Tiên, và Choe Yong-rim – Thủ tướng Bắc Triều Tiên.
Sự thăng tiến của Choe Ryong-hae, bất chấp xuất thân
dân sự của ông này trong Đảng Lao động Triều Tiên, diễn ra trùng với quá trình
thăng tiến trên nấc thang quyền lực của Kim Châng Un. Điều này có nghĩa vị Phó
Nguyên soái này là người ủng hộ mạnh mẽ Kìm Châng Un và cũng là trợ thủ hàng
đầu của nhà lãnh đạo trẻ này. Từ lâu, ông Choe Ryong-hae đã được biết đến là
một nhân vật thân cận của ông Jang Song-taek, người chú rể của Kim Châng Un.
Các chuyên gia như Giáo sư Takesađa tin rằng Choe
Ryong-hae cùng với Jang Song-taek, người hiện giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc
phòng Bắc Triều Tiên, và vợ là Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Triều Tiên Kim Kyone-hui – cô ruột Kim Châng Un, là những người ủng hộ mạnh mẽ
Kim Châng Un. Jang Song-taek có những mối quan hệ vững mạnh với quân đội Bắc
Triều Tiên và anh trai của ông này cũng là một Phó Nguyên soái KPA, trong khi
một người em trai của Jang Song-taek cũng đang giữ quân hàm Trung tướng quân
đội.
Tuy nhiên, các nhà quan sát hiện vẫn chưa thể khẳng
định chắc chắn liệu cuộc cải tổ quân đội của nhà lãnh đạo Kim Châng Un vừa qua
sẽ tác động như thế nào đến những cơ hội thực hiện cải cách kinh tế theo mô
hình Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên.
Trong các đoạn băng hình và những bức ảnh được Bắc Triều
Tiên công bố gần đây, người ta thấy Kim Châng Un có vẻ như gia tăng những nỗ
lực thăm các doanh trại quân đội, các nông trại, trường mẫu giáo. Thường xuyên
xuất hiện cùng Kim Châng Un trong thời gian qua là một phụ nữ trẻ. Một sĩ quan
tình báo Hàn Quốc tiết lộ với Asia Times Online rằng “hiện vẫn chưa thể xác
định” người phụ nữ đó là ai.
Cách tiếp cận này của Kim Châng Un cho thấy nhà lãnh đạo trẻ
của Bắc Triều Tiên dường như khá giống với ông nội Kim Nhật Thành, và khác
nhiều so với người cha Kim Châng In, một người rõ ràng là luôn muốn tránh khỏi
những cặp mắt của công chúng. Sự cởi mở của nhà lãnh đạo trẻ cũng được các
chuyên gia phân tích nhận thấy trong bản tin mới đây của hãng thông tấn Kyodo
(Nhật Bản), đưa tin rằng Kim Châng Un đã mời người đầu bếp, người bạn Fujimoto,
tới thăm lại Bắc Triều Tiên với tư cách là một vị khách mời. Kyodo trích phát
biểu của Fujimoto tại sân bay Narita: “Vì tôi được Tướng Kim Châng Un mời, nên
tôi không thể từ chối.”/.
http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/26/1161-dang-sau-viec-thay-doi-nhan-su-cap-cao-o-bac-trieu-tien/#more-69597
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét