TTXVN (Giacácta 11/6)
Bàn về kết quả của Hội nghị
thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)tại Manila vừa qua và luận
giải các bước đi quan trọng cần thiết tiếp theo vì hiệu quả của tiến trình hội
nhập tiền tệ khu vực, phát triển ổn định nền kinh tế – tài chính và
nâng cao tiếng nói của ASEAN, tác giả Pradumna B.Rana – Giáo sư Trường
Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Xinhgapo)
mới đây có bài viết đăng trên tạp chí “Journal of Asian Economics”, nhan đề “Hội
nhập tiền tệ khu vực ASEAN+3: Các bước đi quyết định tiếp theo.
Sau đây là nội
dung chính của bài viết này:
Ngày 3/5/2012, bên lề Hội nghị
thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila, các nước ASEAN+3 đã
tiến hành một số bước đi quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hội nhập tiền tệ khu vực.
Kết quả quan trọng nhất của Hội
nghị Manila là việc nâng cấp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 (AFMM+3)
thành Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3
(AFMGM+3), với việc các thống đốc ngân hàng trung ương của 13 nước thành viên
(cộng với khu hành chính Hồng Công – Trung Quốc) đã được mời tham gia. Trong quá
khứ, tổ chứa ngăn chặn và giải quyết các cuộc khủng hoảng là công việc của các
quan chức tài chính chịu trách nhiệm về chính sách thuế và chi tiêu, chứ không
phải là của các quan chức chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối
đoái. Khoảng cách lớn này cuối cùng đã được lấp đầy.
APMGM+3 đã quyết định tăng gấp
đôi qui mô của quỹ xử lý khủng hoảng khu vực – tức Sáng kiến đa phương Chiang
Mai (CMIM) – lên 120 tỷ USD – dù trị giá của nó chỉ là một phần nhỏ so với quỹ
cứu trợ tài chính ở châu Âu; qui định ranh giới phòng ngừa CMIM theo đó cho
phép các quốc gia có các nền tảng kinh tế cơ bản mạnh mẽ vay số lượng lớn thanh
khoản để ngăn chặn cuộc khủng hoảng; đánh giá cao thành công của Cơ quan Nghiên
cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) trong việc tuyển dụng nhân viên và giám sát
các hoạt động tài chính – tiền tệ; hoan nghênh cam kết của nước chủ nhà
Xinhgapo về cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho AMRO.
Mặc dù vậy, AMRO đang đối mặt với
một số thách thức:
Thứ nhất, AMRO phải tìm hiểu lý
do tại sao giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên cao, thì các nước như
Hàn Quốc đã chọn vay tiền từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, thay vì vay CMIM –
quỹ xử lý khủng hoảng riêng của khu vực; và vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng có
các biện pháp đối phó với việc các dòng vốn tiêp tục chảy ra khỏi khu vực trước
tình hình xấu đi nhanh chóng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone)
liên quan đến khả năng “chia tay” eurozone của Hy Lạp.
Thứ hai, cần tìm ra phương thức
phù hợp để AMRO có thể làm việc thuận lợi với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mạng
lưới an toàn tài chính khu vực nên bổ sung cho các mạng lưới tài chính toàn cầu
và không làm suy yếu nó. về nội dung này, kinh nghiệm hợp tác tay ba giữa Liên
minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF là đáng tham khảo.
Dù không nên để AMRO hoạt động
quá sức, song chúng ta cần xem xét hai bước đi đòi hỏi tương đối ít nguồn lực
sau đây:
AMRO nên bắt đầu giới thiệu Đơn vị
Tiền tệ Khu vực (RMU) nhằm cung cấp các giá trị tiền tệ ổn định hơn và có thể tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của AMRO, thông qua việc đảm bao rằng
các quốc gia tránh cạnh tranh phá giá lẫn nhau và đang hội tụ các chính sách
kinh tế vĩ mô để hội nhập sâu hơn. Cuối cùng, RMU có thể là một nguồn dự trữ
tài sản quốc tế thay thế đồng đôla Mỹ đang ốm yếu, nhưng đây chỉ là một khả
năng dài hạn.
Bước tiếp theo là mở. rộng thành
viên của ASEAN + 3, trong đó bao gồm AMRO và CMIM, bởi vì điều này sẽ góp phần
làm tăng qui mô của quỹ khủng hoảng khu vực. Hai năm trước đây, cựu Bộ trưởng
Tài chính Thái Lan Chalongphob Sussangkarn – hiện là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn
AMRO – đã đề nghị rằng Ấn Độ, Ôxtrâylia, và Niu Dilân cần được tham gia với tư
cách thành viên liên kết và đối tác đóng góp CMIM.
Bên cạnh đó, theo tác gia, mở rộng
thành viên của ASEAN+3 có thể tăng cường tiếng nói của châu Á tại diễn đàn
G-20. Các cuộc họp phối hợp chính sách chung của ASEAN + 3 mở rộng sẽ mang lại
chương trình nghị sự khu vực mạnh mẽ cho Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao
G-20. Với ý tưởng đó, cuộc họp AFMGM + 3 tiếp theo, dự kiến tại Niu Đêli – Ấn Độ
vào tháng 5/2013 là thời điểm thuận lợi cho việc mở rộng thành viên./.
http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/17/1085-ve-tien-trinh-hoi-nhap-tien-te-khu-vuc-asean3/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét