Long
Giang
Có
lẽ không ở đâu, thời nào mà người làm quan có điều kiện tích luỹ để trở nên
giàu có chỉ nhờ đồng lương công chức. Quan mà giàu lên nhanh chóng hẳn phải nhờ
thu nhập ngoài lương. Trong điều kiện quyền lực quan nắm trong tay là thứ bán
được, do rất nhiều người muốn được quan chiếu cố giải quyết thuận lợi các yêu cầu
gắn với lợi ích của mình và sẵn sàng chi trả, xã hội dễ nghi ngờ rằng việc quan
có được nhiều tài lộc là nhờ mua bán thứ đó.
Nói
khác đi, hiện tượng quan chức ở một nước thoải mái khoe của trước đồng bào thường
đồng nghĩa với sự yếu kém của hệ thống bảo đảm liêm chính công của nước đó. Hệ
thống này, như có thể thấy, có hai chỗ dựa chính: sức mạnh của dư luận xã hội
và sự hữu hiệu của bộ máy bảo đảm thực thi pháp luật, vận hành một nền luật
pháp chặt chẽ. Thực ra, dùng dư luận xã hội để chống tham nhũng chỉ là biện
pháp phụ trợ: dư luận có thể giám sát, phê phán, nhưng, suy cho cùng, đâu có
quyền hạn gì trong việc trừng phạt về thân thể, tài sản đối với người này, người
nọ. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, điều cần thiết số một là phải có một bộ
quy tắc ứng xử pháp lý liên quan có chất lượng và bộ máy phòng chống tham nhũng
phải thực sự mạnh.
Pháp
luật hiện hành về phòng chống tham nhũng còn nhiều quy định không cụ thể và khó
hiểu. Nói riêng về chế độ bảo đảm minh bạch tài sản của quan chức thì ở các nước
tiên tiến, việc kê khai tài sản của người nắm giữ chức vụ công quan trọng được
coi là công cụ chủ lực chống tham nhũng và được xây dựng, hoàn thiện với sự
quan tâm đặc biệt: bản khai có thể được dùng làm căn cứ để buộc tội tham nhũng,
trong trường hợp có tài sản không được kê khai hoặc được kê khai nhưng không lý
giải được nguồn gốc. Ở Việt Nam, việc kê khai tài sản của quan chức chỉ được thực
hiện chiếu lệ, như một thủ tục; chưa nói việc áp dụng đến chế độ lưu trữ dành
cho tài liệu mật đối với các bản khai khiến cho việc kê khai tài sản trở thành
một việc mang tính nội bộ, người dân không có điều kiện tham gia đánh giá, kiểm
chứng.
Cơ
quan phòng chống tham nhũng, về phần mình, được tổ chức như là một bộ phận của
hệ thống quản lý nhà nước. Ở các nước, việc phòng chống tham nhũng, với ý nghĩa
là một phần hoạt động nhà nước, được giao cho một cơ quan độc lập, nhất là với
quyền hành pháp, vì sẽ khó chống tham nhũng theo kiểu vừa đá banh vừa làm trọng
tài thổi còi.
Có
người nói vui rằng chúng ta đang chống tham nhũng bằng cách đánh vào không khí,
bởi với bộ tiêu chí nhận dạng tham nhũng về mặt pháp lý như hiện có, cũng như với
cơ chế phòng chống tham nhũng đang vận hành, đố ai biết được tham nhũng là gì
cũng như dám đĩnh đạc, mạnh dạn chỉ ra tham nhũng là ai, đang ở đâu.
Long
Giang
http://sgtt.vn/Ban-doc/164711/Dung-de-chong-tham-nhung-nhu-danh-vao-khong-khi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét