Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TÌNH YÊU CỦA CON NGƯỜI VỚI ĐẤT VỚI CÂY

Khatraphuong

Tôi bảo em gái: Hay nhỉ cây mít nhà mình bây giờ đã có quả, nó nói: Ông bảo em bao giờ tao chết chúng mày mới trồng được mít.

Khi tôi còn nhỏ bố tôi hay chọn giống mít tốt về trồng, ông tôi nói có trồng cũng không có quả đâu. Mà thực mít bố tôi trồng tốt um mà không có quả rồi từ từ chết.

Nay tôi đã thành ông nội rồi nghe em nói tôi sực nhớ lại: Khi nhỏ đêm ngủ với ông thường được ông kể cho nhiều chuyện như: Tam Quốc, Tây du, chuyện cổ tích .. khi kể chuyện ma lắm lúc sợ chui vào nách ông. Một đêm trăng thu vằng vặc tôi hỏi ông sao mít nhà mình không có quả?

Ông kể năm 1920 ông đổi được mảnh vườn của bác Cả liền nhà có nhiều cây mít cổ thụ trồng từ những năm đầu thế kỷ XIX, do thời ấy lúa hiếm mà mít khó bán để chuyển thành gạo nên ông tôi phá để trồng lúa, chỉ để lại một cây gốc to gần hai người ôm bên cạnh đống rơm. Năm 1932 bố tôi 6 tuổi lấy diêm đốt chơi thấy cháy thích quá reo hò như thắng trận không ngờ gió lớn bén cháy đống rơm trời hanh lửa ngút trời thiêu cả cây mít hơn trăm tuổi. Thương con ông không đánh mà còn ôm vỗ về cho đỡ sợ.

Ông tôi thương tiếc cây mít nhiều đêm khó ngủ vì đây là cây mít của cụ tổ họ Nguyễn Công trồng khi đến Trà Phương lập nghiệp, cây to khỏe chống chọi biết bao cơn bão giông của vùng ven biển nhiệt đới mà bị lửa rơm thiêu. Sau đó thường xuyên ông chọn giống mít tốt để trồng vào nơi ấy nhưng không có quả. Ông nói với tôi quả báo đấy cháu!

Tôi giật mình thế mà Ông tôi đã đi xa tròn 30 năm lòng tôi biết bao thương nhớ ông. Sinh thời tay không ông mua được hơn 3 mẫu ruộng, mấy con trâu mong mua lại hàng trăm mẫu ruộng của tổ tiên xưa, nhưng thời đại đã xóa đi. Nhiều kẻ lấn đất nhưng đến nay vẫn còn 1.337 m2 để cho hậu duệ. Mỗi vuông đất ông tôi quý như vàng nào trồng mía, trồng chuối… trồng tre vây rào để phòng trộm, ao sâu thì nuôi cá, trồng rau. Bốn mùa không thiếu thứ gì, nên trong cơn bĩ cực của những năm giữa cuối thế kỷ XX nhà tôi không ai bị chết đói. Ông nói có đất tất có cơm, có vàng có khi vẫn chết đói, năm 1945 năm lời này là thực.

Mùa Hè năm Nhâm Thìn trở về quê ven đường ngát hương thơm lúa chín vàng, trời xanh cao vời vợi, lòng nao nao nghĩ về đất về nước, nghĩ về những kẻ lợi dụng cơ chế để lấy đất của nông dân, có chỗ xưa vào lúc này ngát hương thơm lúa chín vàng, nay cỏ mọc bời bời, trời xanh cao vời vợi, nông dân được chút tiền đền, từ sinh đến giờ chưa thấy đống tiền to vậy nhiều gia đình tan nát vì không biết sử dụng tiền, dẫn đến giai thì nghiện gái buôn chồng người, nghĩ về Vinashin, Vinalines, Vi nào nữa những đồng tiền thuế, tiền đền đi đâu? Cho nước mình hùng cường?

Đừng để các chú, cháu công an phải dùng dùi cui với người dân lấy thân mình giữ đất, có thể người dân ấy mới hôm nao còn là người lính chống ngoại xâm, có thể trong mình còn đầy vết đạn của cuộc chiến nào? Có thể họ chưa hẳn đúng với “quy định hiện hành”, có thể họ chưa biết hết nội dung của thông tư, chỉ thị…nhưng từng vuông đất đã thấm mồ hôi và có thể cả máu của họ, trên đó có những ngọn muống cũng thấm tình như cây mít của nội tôi khi xưa, nên vì đất có thể bùng nổ những điều mà các Viện chưa nghiên ra.

        Chúng ta cần phải thấy sớm hậu quả: nếu 30% dân số chiếm giữ 70% tài sản của toàn xã hội?

       TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM: Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật! Trong khi hàng triệu người dân phải tính từng đồng bạc, từng mớ rau, quả trứng thì sự phung phí một cách vô lối ở các tập đoàn như thế rõ ràng là một tội lỗi. Tội lỗi đối với nền kinh tế. Tội lỗi đối với người dân. Đây chính là lúc Nhà nước phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá một cách cầu thị và dẫu có đắng cay, cũng phải làm để có thể gầy dựng lại từ đống đổ nát này. Trước mắt, cần phải xem xét toàn diện khung pháp lý về quản trị đối với các tập đoàn nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Câu hỏi đặt ra là còn những “tên tuổi” nào chưa bị phát hiện.

http://khatraphuong.blogspot.com/2012/06/tinh-yeu-cua-con-nguoi-voi-at-voi-cay.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét