Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TÀU CHIẾN NHẬT SẼ ÁP SÁT CỬA NGÕ TRUNG QUỐC

VNMedia

Nhật Bản đang cân nhắc khả năng triển khai một loạt tàu khu trục Aegis tối tân của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải đến vùng biển quốc tế ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Đây là khu vực nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc.

Tờ Asahi Shimbun hôm thứ Tư 30/5/2012 tiết lộ họ đã biết được thông tin trên từ một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Bản báo cáo này xác định những vấn đề liên quan đến phản ứng của Nhật Bản đối với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 4. Bản cáo cáo của Bộ Quốc phòng cho biết, bộ này đang cân nhắc điều các tàu khu trục “đến vùng lãnh hải gần với nơi phóng tên lửa của Triều Tiên. Mục đích là để có thể phát hiện dễ dàng hơn đường đi của tên lửa Triều Tiên” nếu nước này phóng thêm các tên lửa khác.

Theo tờ Asahi Shimbun, bản báo cáo trên đã được Bộ trưởng Quốc phòng Naoki Tanaka phê chuẩn và sẽ sớm được công bố chính thức sau các cuộc thảo luận cuối cùng tại văn phòng của Thủ tướng Nhật Bản.

Ý định triển khai một loạt tàu chiến tối tân đến gần bán đảo Triều Tiên là một phần trong kế hoạch xoa dịu sự tức giận của công chúng Nhật Bản đối với thất bại của nước này trong việc phát hiện sớm đường đi của tên lửa Triều Tiên hồi tháng 4. Khi đó, Nhật Bản đã phái 3 tàu khu trục được trang bị tên lửa đánh chặn SM3 đi giám sát vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Tên lửa Triều Tiên được phóng đi từ lúc 7h39 phút sáng 13/4 nhưng phải đến 8h20 cùng ngày, Nhật Bản mới phát hiện, tên lửa này rơi xuống biển. Trong khi đó, báo chí Hàn Quốc đưa tin về thất bại đó chỉ 15 phút sau khi tên lửa Triều Tiên được phóng đi.

Nhật Bản có thể viện vào những chỉ trích của công chúng làm cái cớ để tăng cường sự hiện diện của Hải quân Nhật Bản ở vùng biển gần Triều Tiên và Trung Quốc. Những tàu chiến được Tokyo dự định điều động đến gần bán đảo Triều Tiên được trang bị những hệ thống radar tối tân có tầm hoạt động lên tới 1.000km. Điều này đồng nghĩa với việc, Nhật Bản có thể dễ dàng giám sát hoạt động huấn luyện liên quan đến tên lửa ở các căn cứ quân sự trên bờ biển phía đông Trung Quốc cũng như hoạt động đào tạo lực lượng không quân nước này.

Phản ứng của Trung Quốc

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) khẳng định, tàu của họ đến khu vực chỉ để thu thập thông tin tình báo. Tuy nhiên, lời khẳng định này chẳng thể khiến Trung Quốc an lòng. Rõ ràng, Bắc Kinh không thể không quan ngại khi ngay cửa ngõ họ xuất hiện một loạt tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân.

Năm ngoái, để giám sát "sự bành trướng" trên biển của Trung Quốc, Nhật Bản từng sửa đổi Sách trắng Quốc phòng. Theo đó, nước này đã chuyển Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của mình từ một đội quân mang tính phòng vệ đơn thuần trở thành một đội quân có tính chiến đấu cao. Ngoài ra, hôm 30/4, tại một cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Washington, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Yoshihiko Noda đã xác định lại đặc điểm của liên minh Mỹ-Nhật như là một lực lượng nhằm cân bằng sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chính phủ Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức về các động thái trên. Nhưng nước này chắc chắn sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Nhật Bản điều tàu chiến tối tân đến cửa ngõ của họ. “Tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis của Nhật Bản có phạm vi hoạt động rất rộng. Vì thế, dù tàu chiến của Nhật Bản có hoạt động ở vùng lãnh hải quốc tế thì Trung Quốc cũng nằm trong tầm bắn của những chiếc tàu hiện đại đó. Như vậy, xung đột rất có thể xảy ra”, ông Kim Jong-dae, chủ bút của tạp chí quân sự online Defense 21+, đã nhận định như vậy.

Về phía Hàn Quốc, nước này được cho là sẽ không phản ứng gì với kế hoạch của Nhật Bản. Lập trường của chính phủ Hàn Quốc là, không có lý do gì để ngăn Tokyo điều tàu chiến đến khu vực lãnh hải gần bán đảo Triều Tiên nếu những chiếc tàu này hoạt động trong vùng lãnh hải quốc tế. Trên thực tế, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thắt chặt quan hệ nhằm đối phó với cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc.

http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_296090_Catid_17.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét