Thanh Tú
Tỉnh lộ 9, con đường lên Khánh Sơn bị hư hại nặng nề do cơn lũ 2010 gây ra. (Hình: Thanh Tú - Người Việt) |
Trong khoảng
hơn 10 năm đổ lại, những cánh rừng ở huyện Khánh Sơn thuộc tỉnh Khánh Hòa miền
Trung Việt Nam bị khai thác bừa bãi.
Những
khu rừng nguyên sinh, rậm rạp ngày trước nay đã trở thành những ngọn đồi trọc.
Nối tiếp theo đó là những thửa đồi trồng khoai mì (sắn), đồi chuối mọc lên hoặc
đó là những ngọn đồi trồng cây bạch đàn, keo lá tràm. Người dân đặt ra những
câu hỏi, sự quản lý của cơ quan hữu trách ở đâu khi những cánh rừng dần dần biến
mất?
Trận
lũ kinh hoàng vào tháng 10 năm 2010 đã đi vào lịch sử ở tỉnh Khánh Hòa. Trong
những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn lũ, có lẽ huyện Khánh Sơn bị nặng
nề nhất. Toàn bộ huyện bị cô lập với bên ngoài. Con đường tỉnh lộ 9 là con đường
duy nhất lên huyện đã bị nước tràn qua, nhiều đoạn bị xói lở trốc bay cả một đoạn
đường.
Nặng
nề hơn là cây cầu Sơn Trung đã bị nước lũ cuốn phăng làm cho cư dân ở xã Sơn
Trung không thể nào nhận được hàng viện trợ, thông tin của người dân không được
cập nhật do bị cúp điện trên diện rộng. Song cũng nhờ vậy mà đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo về nạn khai thác rừng đầu nguồn, cũng như tìm cách ngăn chặn những
bàn tay từ các quan chức đứng đầu của huyện tổ chức, tham gia chặt phá rừng.
Ðường
Tỉnh lộ 9 nối liền huyện Khánh Sơn với đồng bằng duyên hải qua Cam Ranh. Ðây
cũng là con đường độc đạo để đến với huyện miền núi này. Con đường dài khoảng
50km trong đó với hơn 20km là đường đèo quanh co, khúc khuỷu.
Trên
con đường này, chính quyền cho đặt 3 trạm kiểm soát lâm sản nhằm ngăn chặn, bắt
giữ những cá nhân, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép, tiếp tay cho lâm tặc
khai thác rừng. Song, những cố gắng hạn chế việc phá rừng đã không mang lại hiệu
quả khi chính những quan chức cấp cao của huyện lại chính là những tên đầu sỏ,
đứng đầu tổ chức việc phá rừng có quy mô.
Chỉ
đến khi hậu quả nặng nề từ trận lũ lụt lịch sử, các quan chức đầu tỉnh mới vỡ lẽ
ra tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp chính là do chặt phá rừng, mà người chịu
trách nhiệm chính không phải ai khác hơn là những đồng chí của họ.
Người
dân sống dọc theo con đường tỉnh lộ 9 lên Khánh Sơn không còn lạ gì với những
chiếc xe reo, những chiếc xe IFA, công nông hay đơn giản hơn là những chiếc xe
2 bánh chở gỗ chạy ngang tàng, bất tuân luật pháp trên con đường này. Biết bao
tai nạn thương tâm đã xảy ra cũng bởi vì những tên lâm tặc, phu vạn chở gỗ
thuê. Người đi đường phải cẩn trọng với khoảng thời gian từ 19 giờ tối đến sáng
hôm sau. Vì đây là thời gian mà bọn lâm tặc, chở gỗ thuê hoạt động.
Trong
khi đó người dân không được tiếp nhận được nhiều luồng thông tin, cũng như sự
ngây thơ vốn có, những phu vạn chở gỗ thuê là tác nhân gây ra thảm cảnh nước lũ
đầu nguồn đổ về cuốn trôi hoa màu trên những cánh đồng mà họ đã cố công gieo cấy.
Với họ, chính những người này là nguyên nhân của bao nhiêu cái chết thương tâm
do những tay phu vạn chở gỗ thuê gây ra. Song, cũng chính người dân sống ven dọc
theo Tỉnh lộ 9 cũng tiếp tay cho lũ lụt tàn phá khi họ trở thành những tên chở
gỗ thuê, hoặc tham gia vào đội quân chặt phá rừng.
Ngày
27 tháng 4, 2012, trưởng công an huyện Khánh Sơn, Thượng tá Nguyễn Thành Trung
bị đình chỉ công tác để chuyển sang điều tra với tội danh: Phá rừng thì họ mới
vỡ lẽ ra những tên lâm tặc kia cũng chỉ là những tên cắc ké, được sự bảo kê,
sai khiến của ông trưởng công an này.
Người
dân chẳng thể nào biết được phương cách kiện cáo để buộc ông trưởng công an phải
đền bù cho những thiệt hại mà chính ông đã gây ra thông qua việc bảo kê chặt
phá rừng bừa bãi. Họ chỉ tiếp nhận thông tin với sự hồ hởi rằng đã loại bỏ được
một con sâu mọt trong bộ máy chính quyền.
Người
dân bình thường không hề biết ông Nguyễn Thành Trung là ai, nhưng với dân trong
ngành cưa xẻ, kinh doanh gỗ thì chẳng ai mà không biết. Ngay cả những tên phu
chở gỗ thuê dù chưa một lần được diện kiến, nhưng cái tên Trung Hí cũng đã được
biết đến trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Theo
cáo buộc mà một số tờ báo trong nước đã đưa tin, ông Nguyễn Thành Trung bị buộc
tội đã chặt phá 3.4 ha rừng phòng hộ Tà Gụ trên tổng số hơn 20ha rừng mà ông được
giao. Tuy thế, những nhân viên kiểm lâm khi được hỏi, vì sao lại có chuyện xe
chở gỗ lậu lại có thể qua lọt những trạm kiểm soát một cách dễ dàng? Họ trả lời
là do yêu cầu của ông trưởng công an huyện. Nhưng những cánh rừng ở Khánh Sơn bị
chặt phá, những chuyến xe chở gỗ ồ ạt chở về dưới xuôi lẽ nào chỉ nằm ở con số
3.4ha?
Minh oan cho người dân
Như
đã thành bài thuộc lòng, sau mỗi trận lũ qua đi, chính quyền lại bắt tay vào
công tác tuyên truyền để “giáo dục” người dân bảo vệ rừng. Họ thường bắt lỗi
chính người dân vô ý thức đã chặt phá rừng bừa bãi, gây ra tình trạng rừng bị
tàn phá nghiêm trọng, dẫn đến nước từ đầu nguồn đổ về tán phá hoa màu của người
dân ở đồng bằng.
Những
thủ thuật quen thuộc là đổ lỗ cho người Raglai, nào là du canh du cư, chặt phá
rừng để chỉa bắp (ngô) trên rẫy đã làm cho tài nguyên rừng cạn kiệt. Nhưng thực
tế đã cho thấy rằng, người Raglai kể từ khi bị chính quyền quản lý, họ buộc phải
sống tập trung trong những khu đất được chính quyền cấp, hạn chế việc đi lại nhằm
triệt tiêu mọi manh mún, tàn dư của phong trào Fulro.
Ðời
sống của người Raglai trở nên nghèo khổ. Họ không còn lối sống luân canh quen
thuộc vốn được truyền từ cha ông họ. Họ phải canh tác trên những đồi rẫy bạc
màu theo năm tháng. Chính vì vậy, đời sống nghèo đói, thiếu thốn đeo đuổi họ bấy
lâu nay.
Vì
bị kiểm soát rất gắt gao nên việc họ chặt phá rừng có quy mô là điều không thể,
có chăng chỉ là làm vài lò than để bán than kiếm sống qua ngày. Ðiều này cũng bắt
gặp ở người Kinh, khi họ phải đánh đổi sự bắt bớ của chính quyền để có thể duy
trì sự sinh tồn cho gia đình họ.
Người
dân với dụng cụ thô sơ, nếu có chặt phá rừng đi chăng nữa thì họ cũng chỉ có thể
chặt một vài cây, nhưng để chặt nguyên cả một cánh rừng hoặc làm cho rừng
nguyên trở thành những đồi trọc đòi hỏi phải có bàn tay của quan chức chính quyền.
Cơ quan tuyên truyền, tuyên giáo của nhà nước Cộng Sản chỉ có tác dụng với người
dân, trong khi cái cốt lõi vẫn nằm ở các người đồng chí của họ.
Những
cánh rừng ở Khánh Sơn đã biến mất, rồi đây những cơn lũ sẽ tràn về kéo theo đó
là biết bao nhiêu hệ lụy, mất mát, tang thương mà người dân sẽ phải gánh chịu.
Còn
ông Thượng tá Nguyễn Thành Trung, nguyên trưởng công an huyện Khánh Sơn chắc chắn
sẽ hạ cánh an toàn, sau khi đã có trong tay một mớ tài sản kếch xù từ việc chặt
phá rừng. Người dân sẽ phải gánh chịu những tổn thất do lũ lụt gây ra, nhưng họ
sẽ biết được rằng những tổn thất mà họ bị buộc phải nhận lãnh không phải do
chính người dân của họ gây ra, mà chính bởi vì những ông quan chức của chế độ
này.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=149764&zoneid=310
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét