Người dịch: Trần Văn Minh
Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam
Á sẽ gặp nhau ở Phnom Penh vào tuần này để họp Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
các nước ASEAN lần thứ 6 (ADMM).
Chủ đề của hội nghị: “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hòa hợp và an ninh”, có vẻ nói nước đôi: đoàn kết và hòa hợp trong ASEAN đang vô cùng thiếu vắng vào lúc này, và không ai thực sự nghĩ cuộc họp bộ trưởng sẽ tìm lại được hai vấn đề này.
Chủ đề của hội nghị: “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hòa hợp và an ninh”, có vẻ nói nước đôi: đoàn kết và hòa hợp trong ASEAN đang vô cùng thiếu vắng vào lúc này, và không ai thực sự nghĩ cuộc họp bộ trưởng sẽ tìm lại được hai vấn đề này.
Trong tình trạng vô tổ chức của diễn
đàn thế giới, một tổ chức như Hiệp hội Các nước Đông Nam Á được xem như một nơi
làm mọi người yên tâm. Hiệp hội 10 nước thành viên – các nước nhỏ hoặc trung
bình, về ý nghĩa địa chính trị – cơ hội khép chặt hàng ngũ khi giao tiếp với những
cường quốc lớn hơn, và để cùng nói chung một tiếng nói đủ lớn, vang tới Bắc
Kinh, Hoa Thịnh Đốn và các nước khác cần lắng nghe.
Tiếc
thay, ASEAN không hoạt động như thế: chủ nghĩa cá nhân đã mau chóng lấn át chủ
nghĩa tập thể bất cứ khi nào có vấn đề tranh chấp xảy ra.
Cụ thể, ASEAN có vấn đề về Trung Quốc.
Hãy hỏi 10 nước thành viên về Trung Quốc, và bạn sẽ có muôn vàn ý kiến về những
gì Trung Quốc tiêu biểu cho. Vài nước ASEAN rất ủng hộ Trung Quốc: sự phát triển
kinh tế của họ liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, và họ cảm thấy yên tâm với quan hệ
chính trị mật thiết liên quan đến các mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Các nước
khác thì dửng dưng hơn trong quan hệ với Bắc Kinh: họ cố gắng cân bằng giữa cảnh
giác về ảnh hưởng của Trung Quốc với các lợi ích hiển nhiên về quan hệ mậu dịch
tốt đẹp. Và cuối cùng, có những nước cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa và xem chính
họ sẽ là mục tiêu (hay ít nhất có khả năng là mục tiêu) của sự tham vọng của
Trung Quốc.
Cho nên đoàn kết trong câu hỏi về việc
làm cách nào để đối phó với Trung Quốc đã vượt quá khả năng ASEAN. Và với bản
chất của hiệp hội, thì điều này không có gì ngạc nhiên: trung lập và không can
thiệp, thiếu đoàn kết và chủ nghĩa tập thể, là những nguyên tắc mà ASEAN yêu
chuộng nhất.
Tuy nhiên, rõ ràng Philippines và Việt
Nam là những nước thành viên cảm thấy bất an nhất với Trung Quốc, mong muốn tối
thiểu của họ là cần có vài nước ASEAN liên kết với nhau trong việc giải quyết
tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Họ đã không có được điều
đó. Các đề nghị của Philippines trong năm 2011 tạo một “Khu vực Hòa bình, Tự
do, Thân thiện và Hợp tác” giữa ASEAN và Trung Quốc trong khu vực Biển Đông,
các nước ASEAN khác không ủng hộ, mà chỉ có người Việt Nam thể hiện sự ủng hộ thật
sự. Hầu hết các nước yểm trợ phương cách tiếp cập song phương trong tranh chấp
với Trung Quốc: nói cách khác, chẳng thà họ không can dự vào.
Khi sự đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở
bãi cạn Scarborough – vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Đông – kéo dài gần tới
tháng thứ ba, chắc chắn vẫn còn hy vọng các phương pháp ngoại giao sẽ đưa ra một
giải pháp cho vấn đề phức tạp trong căng thẳng giữa Trung Quốc –ASEAN. Hội nghị
ADMM trong tuần này có thể có một số tiến triển. Quan trọng hơn, các viên chức
ASEAN tuần qua đã hoàn tất bản thảo về một Quy tắc Ứng xử mới,
chi phối cách hành xử trên biển Đông; một khi được thông qua trong nội bộ, thì
bản thảo này sẽ được trao cho Trung Quốc để thảo luận vào mùa hè, mặc dù được
biết Bắc Kinh đã có vài góp ý không chính thức.
Tuy nhiên, trong các buổi thảo luận về
vấn đề an ninh của ASEAN, Trung Quốc trở thành con voi trong phòng. Tại Hội nghị
ADMM, Trung Quốc gần như có mặt thật sự trong phòng họp: Bộ trưởng Quốc phòng
[Trung Quốc], tướng Lương Quang Liệt tham dự hội nghị ở Phnom Penh, mặc dù đây
không phải là Hội nghị ADMM Mở rộng để Trung Quốc làm thành viên chính thức.
Khi soạn bản thảo Quy tắc Ứng xử mới, có những quan ngại rằng, chính phủ đưa ra
đề nghị này sẽ thất bại trong việc thi hành bước quan trọng nhất: đặt ra luật lệ
rõ ràng trong vùng tranh chấp. Trung Quốc là yếu tố cản trở, những người soạn
thảo không muốn trao cho Bắc Kinh một bản quy tắc mà họ không thể chấp nhận.
Nhưng bên cạnh đó, soạn thảo một bản quy tắc mà không đi vào trọng tâm của các
vấn đề [nan giải] ở biển Đông, sẽ phí cơ hội một thập niên chỉ xảy ra một lần.
Rõ ràng là ASEAN bị chia rẽ trong vấn đề
Trung Quốc và tranh chấp lãnh thổ. Điều không rõ là, phải chăng sự thiếu đoàn kết
của ASEAN là thế cờ trong tay Trung Quốc, cho phép họ giải quyết vấn đề với từng
quốc gia một, hay là Bắc Kinh đang cố ý tạo ra vết nứt giữa các nước thành viên
ASEAN chống đối và các nước thành viên có cảm tình với quan điểm của Trung Quốc.
Theo ông Zhang Baohui, giáo sư tại đại
học Lingnan: “Bắc Kinh
liên tục theo đuổi chiến thuật nhằm ngăn cản vấn đề Biển Đông [trở thành] vấn đề
giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc lập luận rằng, bất kỳ sự xung đột nào cũng
là song phương. Với lý do này, Bắc Kinh đã sử dụng một vài nước Đông Nam Á để
ngăn cản sự xuất hiện của một nghị trình hay chiến thuật để ASEAN đoàn kết”.
Ông Zhang dẫn chứng trường hợp tiêu biểu về tác động kinh tế của Trung Quốc lên
Cambodia và Thái Lan, và cũng chỉ ra thực tế rằng hai nước này (và nhiều nước
khác trong khối ASEAN) không có lợi ích trực tiếp trong các tranh chấp Biển Đông.
Vai trò thành viên của ASEAN là mối liên hệ thực tế duy nhất đối với các vấn đề
này.
Điểm chú ý đặc biệt là, Cambodia là đồng
minh khu vực thân cận nhất với Trung Quốc và là một kẻ thừa hưởng viện trợ kinh
tế lớn của Bắc Kinh. Cambodia cũng là chủ tịch hiện tại của ASEAN, đã dẫn tới
suy nghĩ rằng Trung Quốc đang áp đặt ảnh hưởng lên ASEAN qua Cambodia vào thời
điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Ông Hun Sen, Thủ tướng Cambodia, đã phải
tuyên bố công khai hồi tháng trước rằng, Cambodia “chưa từng bị mua chuộc” bởi Trung Quốc để
làm phương tiện tác động lên chính sách của ASEAN. Tuy nhiên, ngay cả giữa
thanh thiên bạch nhật, không khó để có thể thấy rằng, Bắc Kinh tìm cách liên kết
vấn đề viện trợ kinh tế với sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc như thế nào. Chẳng
hạn như, khi ông Hồ Cẩm Đào gặp ông Hun Sen hồi cuối tháng 3, hãng tin Reuters
đã đưa tin về các cuộc bàn thảo của họ như sau: “Hôm 31 tháng 3, Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào yêu cầu đồng minh kinh tế thân cận Cambodia, không được thúc đẩy “quá
nhanh” các cuộc bàn thảo về vấn đề rắc rối ở biển Đông, trong lúc ông ta hứa sẽ
gia tăng gấp đôi mậu dịch song phương, lên tới 5 tỷ đô la và thông báo viện trợ
mới cho quốc gia nghèo này.
Chưa kể đến việc Bắc Kinh kiểm soát Cam
Bốt, khả năng chia rẽ ASEAN của Trung Quốc – cho dù cố ý hay chỉ là trùng hợp
ngẫu nhiên – là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một trong vài
yếu tố có sức mạnh để kết hợp ASEAN. Theo ông Mark Thompson, giám đốc trung tâm
nghiên cứu tại trường City University of Hong Kong, trọng tâm triết lý ASEAN là
không can thiệp, với hậu quả là các thành viên ASEAN tự nhiên thiên về cân bằng
sự cạnh tranh gây ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong các tranh chấp lãnh thổ
với Philippines và Việt Nam, Trung Quốc mạo hiểm vượt qua giới hạn và vi phạm
nguyên tắc cốt lõi của ASEAN. Cho nên hành động quân sự của Trung Quốc có thể
châm ngòi cho sự nối kết ASEAN mà cho tới bây giờ, chính sách Bắc Kinh đã thành
công trong việc ngăn chặn. Ông Thompsons nói, “Hiện nay, tôi nghĩ Trung Quốc chơi cờ một cách khôn
khéo. Nếu ASEAN đại diện cho điều gì đó, thì đó chính là sự trung lập. Nói
chung, nguyên tắc không can thiệp của ASEAN là chấp nhận và ngay cả tin tưởng
vào đó, và khi bị áp lực, bạn có thể thấy ASEAN tập hợp lại để [chống lại Trung
Quốc]. Trung Quốc hiểu điều đó, và đây là lý do tại sao họ hành động tương đối
thận trọng”.
Sự can dự của Trung Quốc vào ASEAN đã kềm
hãm hành vi của cả nhóm và cản trở sự đoàn kết. Nhưng bên cạnh đó, sự can dự
vào ASEAN của Trung Quốc cũng chính là sự tự kiềm chế: chỉ với bước chân tương
đối nhẹ nhàng, Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ song
phương như họ mong muốn, thay vì phải đối đầu với cả khối. Vì thế, với tất cả
thiệt hại do sự đối đầu dai dẵng ở bãi cạn Scarborough có thể gây ra cho ASEAN,
ít nhất cũng đáng khích lệ để kết luận rằng, hành động quân sự ở biển Đông
không nằm trong luật chơi của Bắc Kinh. Trung Quốc chỉ có thể chia rẽ ASEAN để
trị bằng chính trị, không thể bằng quân sự.
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/03/phai-chang-trung-quoc-dang-co-chia-re-asean/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét