Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PANETTA THỰC HIỆN MỘT CUỘC VIẾNG THĂM CÓ Ý NGHĨA ĐẾN VIỆT NAM

DemetrSevastopulo

Hôm chủ nhật, Leon Panetta đã trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Vịnh Cam Ranh tại Việt Nam sau hơn ba thập kỷ qua, trong một chuyến viếng thăm rất nhiêu ý nghĩa, làm nổi bật sự cạnh tranh ngày càng tăng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đến Vịnh Cam Ranh - một hải cảng quan trọng cho tàu bè của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam - sau khi công bố tại Singapore rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường hiện diện hải quân Thái Bình Dương của mình như là một phần "trục chuyển quan trọng" của chính quyền
Obama.

Tại Singapore, ông Panetta đã tuyên bố với các bộ trưởng quốc phòng châu Á tại diễn đàn quốc phòng Shangri-La rằng Lầu Năm Góc sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân của mình, kể cả tàu chiến và tàu ngầm, ở Thái Bình Dương vào năm 2020, tăng hơn 50% so với hiện nay.

Ông Panetta phủ nhận rằng hành động này của Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng là việc phải đến khi Trung Quốc ngày càng tham gia vào các tranh cãi về lãnh thổ với các nước láng giềng trong vùng biển đang tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Đông Trung Quốc.

Số lượng ngày càng tăng của các sự cố - kể cả một sự cố Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc phá hoại tàu thăm dò của mình năm trước - đã giúp thúc đẩy các nước như Việt Nam gần gũi hơn với Washington.

Việt Nam đã tuyên bố muốn mở cửa Vịnh Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất châu Á, từng là nơi neo đậu hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong thời chiến tranh lạnh sau khi Hoa Kỳ rút đi - cho các tàu thuyền nước ngoài vì những lý do thương mại.

Nhưng các chuyên gia quốc phòng tin rằng Hà Nội cũng muốn để khuyến khích Hoa Kỳ và các lực lượng hải quân thân thiện khác được quá cảnh qua Biển Đông thường xuyên hơn nhằm gửi một tín hiệu đến phía Bắc Kinh rằng họ không thể thống trị vùng biển giàu tài nguyên này.

"Truy cập của tàu hải quân Mỹ vào cơ sở này là một thành phần quan trọng của mối quan hệ và chúng tôi nhìn thấy một tiềm năng to lớn ở đây", AFP trích dẫn lời ông Panetta tuyên bố trên một chiếc tầu hàng của hải quân Mỹ ghé thăm cảng Cam Ranh. "Hợp tác với các đối tác như Việt Nam là đặc biệt quan trọng để có thể sử dụng những hải cảng như thế này."

Ông Panetta đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Singapore với Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Quốc phòng của Phillipine, vốn đã tham gia vào một cuộc tranh cãi ngoại giao với Bắc Kinh về vụ đối đầu căng thẳng giữa một tàu hải quân và các tàu giám hải Trung Quốc trên Đảo ngầm Scarborough.

Một quan chức Mỹ cho biết hai nhà lãnh đạo quốc phòng đã tổ chức các cuộc thảo luận về những sắp xếp khả thi cho các căn cứ của quân đội Hoa Kỳ ở trong nước. Đầu năm nay, Mỹ bắt đầu đặt căn cứ thủy quân lục chiến tại Úc như một phần chiến lược châu Á của mình, khiến Bắc Kinh giận dữ.

"Không sai lầm. Trong một phương cách đúng đắn, chủ tâm và vững vàng, quân đội Hoa Kỳ đang tái cân bằng và mang lại các khả năng tăng cường đến khu vực quan trọng này ", ông Panetta cho biết tại Singapore. "Một số người xem sự gia tăng nhấn mạnh của Hoa Kỳ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một thách thức đối với phía Trung Quốc. Tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm đó".

Trong khi các quốc gia Đông Nam Á lặng lẽ hoan nghênh thông báo về sự gia tăng hiện diện tại Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nhiều người cũng lo ngại về việc gây lên mối thù địch với Trung Quốc khi bị xem như việc thúc đẩy mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Washington.

"Không một nước nào muốn ở vào vị trí phải chọn lựa việc đứng về bên nào", ông Ng Eng Hen, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho biết.

Ông Panetta nói rằng Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ, một nhận xét được đưa ra trong nỗi thất vọng ở Philippines khi các nước đông nam Á đã không ủng hộ hơn cho Manila trong cuộc căng thẳng hàng hải kéo dài cả tháng với Trung Quốc.

Khi được tờ Financial Times hỏi rằng việc nghiêng về châu Á của Hoa Kỳ có bị xem là bất lực không nếu Hoa Kỳ không có một lập trường tích cực hơn về các hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông ông Panetta cho biết chính bản thân các quốc gia cần phải giải quyết các tranh chấp.

"Chìa khóa cho vấn đề này mà cả Trung Quốc cũng như các nước ASEAN đều có. . . là phát triển một quy tắc ứng xử để có thể giúp giải quyết những vấn đề này ", ông Panetta nói. "Sự tình chưa đủ để Hoa Kỳ phải bước vào giúp giải quyết những vấn đề này".

Bản tin có thêm thường thuật của Ben Bland ở Jakarta

Nguồn: Financial Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
http://www.x-cafevn.org/node/3463



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét