Theo The Economist
Giữa lúc chính trị ở trong nước
đang căng thẳng, các lãnh đạo quân sự của Trung Quốc chơi ván bài an toàn hơn ở
nước ngoài.
Đối với lực lượng vũ
trang Trung Quốc, đây là thời điểm không mấy suôn sẻ. Hôm ngày 2 tháng Sáu tại
Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho biết rằng 60% các tàu chiến của
Hoa Kỳ sẽ được triển khai đến châu Á vào năm 2020, tăng lên khoảng một nửa so với
thời điểm hiện nay. Các tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng đất nước họ là mục tiêu
của sự chuyển hướng này, và lo lắng các nước châu Á khác trong khu vực sẽ tập hợp
với Hoa Kỳ. Nhưng chính trị nội địa Trung Quốc lại là mối quan tâm đáng lo lắng
hơn.
Cuối tháng Mười một năm ngoái,
Hoa Kỳ công bố chính sách ngoại giao “tái cân bằng” của họ đối với châu Á đã
làm những kẻ hiếu chiến ở Trung Quốc nổi giận. Trong một bài báo, những nhân vật
hiếu chiến này đã tức giận cho rằng Hoa Kỳ đang “kiềm hãm” Trung Quốc và chặn đứng
sự tăng cường sức mạnh của họ. Tuy nhiên, ông Panetta đã bác bỏ những cáo buộc
như vậy. “Nỗ lực đổi mới và tăng cường sự tham gia của chúng tôi ở châu Á là
hoàn toàn tương thích – hoàn toàn tương thích – với sự phát triển và tăng trưởng
của Trung Quốc”, ông phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, một cuộc họp ở cấp bộ
trưởng quốc phòng và các chuyên gia an ninh trong khu vực diễn ra ở Singapore.
Sự chú ý đặc biệt được hướng đến những động thái gần đây của Hoa Kỳ chẳng hạn
như việc triển khai lính thủy đánh bộ vào miền bắc nước Úc hồi tháng Tư vừa qua
và một thỏa thuận với Singapore để chuyển các tàu chiến về cảng này được công bố
vào ngày 02 tháng Sáu. Các quan chức Trung Quốc tỏ vẻ hoài nghi về những hành động
trên của Hoa Kỳ.
Quyết định bay từ Singapore đến Vịnh
Cam Ranh của ông Panetta, một cảng ở Việt Nam, đã không làm gì để xoa dịu những
nghi ngờ của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng là quan chức cao cấp nhất của Hoa
Kỳ đến thăm cảng này kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, nơi từng là một
căn cứ lớn Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Lầu Năm Góc muốn sử dụng Cam Ranh như một
cảng cho các tàu hải quân của Hoa Kỳ khi đi qua khu vực Biển Đông.
Hiện nay khu vực này đang là chủ
đề có căng thẳng giữa các bên tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo giàu
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc là một trong số họ, và họ tỏ vẻ căm
ghét khi có sự can thiệp của Hoa Kỳ vào khu vực này. Ngày 04 tháng Sáu vừa qua,
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác
quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á là “không đúng lúc”. Không nản lòng, ông Panetta đã
bay đến Tân Delhi, một trong những quốc gia châu Á có thái độ đề phòng với
Trung Quốc, để thảo luận về các vấn đề liên quan khu vực này.
Tuy nhiên, một điều khá lạ là các
nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ qua một cơ hội đối chọi lại với người Mỹ bằng một
số cách đối thoại quân sự của riêng mình. Không giống như hồi năm ngoái khi
Trung Quốc gửi Bộ trưởng Quốc phòng Liang Guanglie, năm nay đại biểu cao cấp nhất
của Trung Quốc tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La là một học giả quân sự cấp
cao, Trung tướng Ren Haiquan. Đây là bước lùi đáng chú ý của Trung Quốc đối với
diễn đàn này, nơi đã trở thành một địa điểm quan trọng đối với việc liên lạc
không chính thức giữa các lãnh đạo quân đội trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương (cũng như một số nước từ châu Âu) kể từ khi diễn đàn được đưa ra vào năm
2002.
John Chipman, Giám đốc Viện
Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), có trụ sở tại London, nói với những người
tham gia rằng các quan chức Trung Quốc thông báo với ông hồi tháng Ba rằng “lịch
trình và các ưu tiên trong nước” làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khó tham dự
diễn đàn này trong năm nay. Các yếu tố trong nước có lẽ là những lời giải thích
hợp lý hơn. Trong một tháng trước khi Đối thoại Shangri-La diễn ra, Tướng Liang
đã đến thăm Washington DC (đây là chuyến đi đầu tiên đến Hoa Kỳ ở cấp Bộ trưởng
trong chín năm) và tham dự một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á
tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Nhưng những sự kiện thường được dàn dựng dễ
dàng hơn so với diễn đàn ở Singapore, nơi mà năm ngoái ông đã bị tấn công tới tấp
với hàng loạt câu hỏi về lực lượng vũ trang của Trung Quốc.
Với sự thay đổi lãnh đạo trong
chính quyền và quân sự Trung Quốc vào mùa thu sắp tới thì cũng không có gì ngạc
nhiên khi Tướng Liang tỏ ra nhút nhát hơn bình thường đôi chút. Việc chuyển đổi
lãnh đạo đã gặp một số rắc rối bất thường kể từ khi một quan chức địa phương cấp
cao đã chạy đến lãnh sự quán Hoa Kỳ hồi tháng Hai vừa qua. Điều này đã dẫn đến
việc tạm giữ vợ của một nhân vật lãnh đạo địa phương thế lực, Bạc Hy Lai, với tội
danh tình nghi giết người, và việc đình chỉ ông Bạc khỏi chức vụ trong Bộ Chính
trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bàn tay nào điều khiển?
Các lãnh đạo Đảng dường như lo lắng rằng vụ bê bối của ông Bạc và những bất định xung quanh việc bàn giao lãnh đạo có thể gây ra những rối loạn chính trị trong lực lượng vũ trang. Hiện đã nhiều suy đoán rằng ông Bạc có quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo quân sự (người cha Bo Yibo quá cố của ông Bạc là một đồng chí thân cận của Mao Trạch Đông).
Các lãnh đạo Đảng dường như lo lắng rằng vụ bê bối của ông Bạc và những bất định xung quanh việc bàn giao lãnh đạo có thể gây ra những rối loạn chính trị trong lực lượng vũ trang. Hiện đã nhiều suy đoán rằng ông Bạc có quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo quân sự (người cha Bo Yibo quá cố của ông Bạc là một đồng chí thân cận của Mao Trạch Đông).
Những tuần gần đây đã có rất nhiều
bài báo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thứ đặt vấn đề cần đặt
lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của nhà nước, chứ không phải dưới sự kiểm
soát của đảng. Một số trí thức tin rằng sự thay đổi này sẽ giúp ngăn chặn quân
đội được sử dụng như một lực lượng phục vụ mục đích riêng của đảng, như tình trạng
đẫm máu đã xảy ra trong cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm
1989. Những gợi ý trong bài viết đã hé lộ mối quan ngại của các lãnh đạo Trung
Quốc, rằng đề xuất trên có thể đã nhận được sự ủng hộ nhất định trong lực lượng
vũ trang.
Một mối lo lắng nữa của giới lãnh
đạo bắt nguồn từ một tin tức trên các phương tiện truyền thông nước ngoài về việc
phát hiện một điệp viên làm việc cho Hoa Kỳ ở Bộ An ninh, trung tâm hoạt động
gián điệp và tình báo của Trung Quốc. Gián điệp này bị cáo buộc đang làm việc
cho một thứ trưởng trong Bộ. Trong một động thái có thể liên quan đến sự kiện
trên, phía Trung Quốc đã thắt chặt các tiếp xúc với người nước ngoài của các học
giả tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu tại đó là
những người thường xuyên tham gia các hội nghị quốc tế.
Các lãnh đạo quân sự Trung Quốc
có lẽ không quá lo lắng về việc bỏ qua các cuộc họp quốc tế tại thời điểm nhạy
cảm như hiện nay. Theo lời của một cựu quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc, người
đã đấu tranh, tuy không phải lúc nào cũng thành công, để thúc đẩy quân đội
Trung Quốc ra khỏi vỏ ốc của họ: khi họ tham gia với thế giới bên ngoài, họ
hoàn toàn không hiểu làm cách nào để mối quan hệ trở nên “ấm áp và thân thiện”.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét