Lý Đại Nguyên
Tại diễn đàn đối thoại Shangri-La
ở Singapore lần thứ 11, bàn về an ninh khu vực, hôm 03/06/2012, trước các nhà cầm
đầu và đại biểu của bộ quốc phòng 28 nước trong khu vực, bộ trưởng quốc phòng Mỹ,
Leon Panetta tuyên bố: “Tăng cường quan hệ đối tác với Vìệtnam, Ấnđộ,
Inndonesia, Malaysia và New Zealand” và cam kết rằng: “Hoakỳ sẽ triển khai 60% lực lượng Hảiquân và Khôngquân ở Thái Bình Dương,
cũng như tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây”.
Cùng ngày đó, bộ trưởng Panetta thực hiện cuộc công du Việtnam, ông đã đến thẳng vịnh CamRanh, nơi đây vốn là quân cảng do Mỹ xây dựng trong thời chiến tranh Việtnam, cũng là quân cảng có tầm vóc quốc tế, để kiểm soát và bảo vệ Biển Đông. Ông đã lên chiếc USNS Richard E. Byrd, tàu hậu cần của hạm đội Mỹ đang có mặt tại Camranh để sửa chữa. Tại đây ông nói với báo chí: “Hoakỳ và Việtnam đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, Hoakỳ và Việtnam đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ”.
Cùng ngày đó, bộ trưởng Panetta thực hiện cuộc công du Việtnam, ông đã đến thẳng vịnh CamRanh, nơi đây vốn là quân cảng do Mỹ xây dựng trong thời chiến tranh Việtnam, cũng là quân cảng có tầm vóc quốc tế, để kiểm soát và bảo vệ Biển Đông. Ông đã lên chiếc USNS Richard E. Byrd, tàu hậu cần của hạm đội Mỹ đang có mặt tại Camranh để sửa chữa. Tại đây ông nói với báo chí: “Hoakỳ và Việtnam đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, Hoakỳ và Việtnam đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ”.
Trong cuộc gặp với
Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng taị Hànội, bộ trưởng quốc phòng Panetta nhấn mạnh: “Chính phủ Hoakỳ coi trọng quan hệ với Việtnam trong tổng thể chính sách
Áchâu – Thái Bình Dương của Hoakỳ…”. Nguyễn Tấn Dũng đáp lại: “Việtnam luôn xem Hoakỳ là đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất
quan trọng, và mong muốn Hoakỳ với tư cách
là một cường quốc Châu Á – Thái Bình Dương…” Dũng nhấn mạnh: “Hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình
xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước. Để phục vụ mục tiêu
này, chính phủ Hoakỳ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việtnam, và đóng
góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh”. Việc bãi bỏ
lệnh cấm bán vũ khí cho Việtnam, không những chính phủ Mỹ, mà nhất là các nhà tài
phiệt ngành kỹ nghệ chiến tranh Mỹ rất
muốn. Nhưng Quốchội Mỹ không cho phép, vì Việtnam còn là một nước vi phạm nhân
quyền trầm trọng. Chừng nào nhà cầm quyền Hànội biết tôn trọng nhân quyền của dân
mình, như nước Miếnđiện: Thả hết tù nhân chính trị, tôn giáo, truyền thông, lao
động… Để báo chí tư nhân tự do xuất bản, để công nhân tự do nghiệp đoàn, công
nhận quyền tự do hành hoạt của các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức
xã hội công dân … thì việc chính phủ Mỹ bỏ lệnh cấm vận võ khí cho Việtnam là điều
Hoakỳ rất sẵn sàng. Vì sách lược của Hoakỳ hiện nay là: Tất cả các nước ĐồngMinh
và ĐốiTác của Hoakỳ phải đủ sức mạnh về quân sự để tự bảo vệ và cùng hợp tác với
Hoakỳ trong hệ thống các nước dân chủ trên toàn cầu, nhằm chống lại chủ nghĩa khủng
bố quốc tế và âm mưu bành trướng của các cường quốc lạc hậu. Nổi bật nhất là
Trungcộng ở vùng Châu Á – Thái Bình Đương.
Trong khi Hoakỳ
triển khai chiến lược Áchâu – Thái Bình Dương thì Trungcộng thực hiện kế hoạch
Tâytiến, qua hội nghị thượng đỉnh thường niên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải - OCS -
lần thứ 12, tại Bắckinh từ 06 đến 07/06/2012, quy tụ 6 nước: Trungcộng, Nga và
4 nước trong Liênxô cũ, nay là các nước có khuynh hướng Hồi Giáo: Kazakhstan,
Kirghizistan, Tadjikistan, Uzbekistan, cùng với khách mời là các nguyên thủ
Iran, Ấnđộ, Môngcổ, Pakistan, Afghanistan. Tại đây, Bắckinh đã cấp 10 tỷ Đôla Mỹ,
tín dụng cho các thành viên của tổ chức, biến
tổ chức này thành một công cụ phát triển kinh tế để đổi lấy dầu hỏa và
nguyên liệu. Theo phân tích của tờ Le Monde: “Về phương diện chính trị thì cả Mascow lẫn Bắckinh đều muốn củng cố
ảnh hưởng khu vực của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải. Nga và Trungquốc cũng đồng ý
là tổ chức này phải đóng một vai trò quan trọng hơn trong phạm vi ngoài biên giới
của các nước thành viên và đã đến lúc phải kết nạp thêm một vài thành viên mới
như là Afghanistan, vào lúc mà đất nước của ông Hamid Karzai đang bước vào một
giai đoạn chuyển tiếp đầy thách thức”. Ngay tại thượng đỉnh Bắckinh này,
Trungcộng đã ký với Afghanistan một thỏa thuận đối tác chiến lược và cam kết trợ
cấp cho Kaboul 18 triệu euro trong năm 2012 qua những chương trình xây dựng hạ
tầng cơ sở. Về phương diện chiến lược
theo lời một nhà quan sát châu Âu được Le Monde trích đẫn: “Trước đây Trungquốc từng lo ngại khi thấy Hoakỳ đưa quân đến Afghanistan , nhưng
giờ đây thì cũng chính Trungquốc lại cảm thấy lo lắng khi quân Mỹ sắp sửa rút
lui khỏi mặt trận này”.
Nhìn thật sâu vào
vấn đề tương quan và tương tác chiến lược của Hoakỳ và Trungcộng trong giai đoạn
tế nhị này, thắy rằng, hai bên cùng phải nương vào nhau để hình thành chiến lược
cho riêng mình, không phải để tiêu diệt nhau, mà cùng tương tác, cùng tồn tại và
phát triển, trong tư thế phòng thủ cao độ. Chính sự hung hăng củaTrungcộng xâm
chiếm toàn cõi Biển Đông, đã đẩy các nước Đông Á đứng về phiá Mỹ. Thế nên, Mỹ
triển khai chiến lược ở Châu Á - Thái Bình Dương, hạn chế sự bành trướng của
Trungcộng về hướng Đông, thì cũng phải mở đường sống cho Trungcộng về phía Tây.
Ở đó thuộc thế giới Hồigiáo rất xung khắc lý tưởng tôn giáo với Hoakỳ, châu Âu
và Ấnđộ. Trước kia trong thời chống Liênxô, Mỹ đã trao Pakistan cho Tầu để ẩn mặt đụng đầu với Liênxô tại
mặt trận Afghanistan .
Sau thời Liênxô sụp đổ, khi phải chống khủng bố toàn cầu thì Mỹ kéo Pakistan trở
về để tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan, nay Mỹ và NATO phải kết thúc cuộc chiến
chưa trọn vẹn ở đó, thì Pakistan lại “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với Mỹ,
mà Trungcộng đã sẵn sàng nối kết với Pakistan, hà cớ gì Mỹ không để cho tổng thống
Afghanistan, Hamid Karzai trở thành đối tác với Bắckinh trong sự quan phòng của
Mỹ, khiến cho chế độ Cộngsản với đặc tính Trunghoa có cơ hội đối diện, mài dũa với
Thế Giới Hồi Giáo ở trong lục địa Áchâu thâm u này kia chứ!
Ở đây xin đề cập
tới vai trò của tổng thống Nga, Vladimir Putin, ông trở lại lãnh đạo nước Nga
trước sự chống đối dữ dội của dân Nga, Ông không đi tham dự hội nghị G8 để phải
đối mặt với tổng thống Mỹ, Barack Obama, mà chạy sang Tầu để gặp ông Hồ Cẩm Đào
trong tổ chức Hợp Tác Thượng Hải, nhằm đưa ra Tuyên Bố Chung phản đối dùng vũ lực
chống lại Syria và Iran. Nghĩa là Putin tạo ra một thế lực quốc tế chống Mỹ và Âuchâu
trong hồ sơ Syria và Iran . Nhưng đã
muộn rồi, chiến lược Áchâu - Thái Bình Dương - Ấnđộ Dương của Mỹ đã khởi động.
Kho võ khí của Mỹ đã và sẽ ào ạt đổ qua Áchâu,
võ khí của Nga trở thành lỗi thời trên thị trường châu Á. Nếu Putin có định vuốt
đuôi Tầu, thì Tầu Hồ Cẩm Đào, hay Tầu Tập Cận Bình cũng phải nhìn vào mắt Mỹ để
mà ‘liệu cơm gắp mắm’ chứ chẳng ngu gì mà nghe Putin xúi dại. Còn nhớ ngày
08/03/1965, Hoakỳ đổ quân lên Đànẵng tham chiến tại Việtnam, thì ngày
05/08/1966, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa, cho Vệ Binh Đỏ tiêu
diệt hết cánh cộngsản Tầu thân Liênxô, để ngày 28/02/1972 Tầu-Mỹ bắt tay Đề Huề,
chấm dứt cuộc chiến Việtnam vào sáng 28/01/1973. Không biết việc đặt chân vào
Camranh của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, có tạo ra biến cố nào ở Việtnam, để thành
cơ duyên cho Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình tận diệt tàn dư “Cách Mạng Văn Hoá”, giúp nước Trunghoa trở thành một cường quốc Dân
Chủ Liên Bang có trách nhiệm với hòa bình, an ninh và phát triển của toàn cầu
hay không? Chờ xem!
Lý Đại Nguyên
Little
ngày 12/06/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét