Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MỐI BẤT HÒA VÀ NHỮNG LỆNH CẤM MỚI

Tác giả: ĐÌNH NGÂN 
THEO ASIA SENTINEL

Mối bất hòa giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh bãi cạn Scarborough, bắt đầu từ ngày 8/4 khi Philippine cử tàu hải quân ra đối phó với các tàu Trung Quốc đang đánh cá trong vùng biển này, đã xuất hiện những hệ lụy kinh tế vượt ra ngoài phạm vi những lệnh cấm nhập khẩu chuối mới đây Trung Quốc vừa áp đặt, làm giảm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu chuối của Philippine.

Theo cách nói phổ biến của Trung Quốc "giết gà dọa khỉ", thì những gì đang diễn ra với Philippine chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của 8 quốc gia khác có biên giới trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố nắm giữ gần như toàn bộ chủ quyền.

Tranh cãi về hoạt động xuất nhập khẩu chuối thực tế bắt đầu diễn ra từ tháng 3, khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc phàn nàn trái cây Philippine bị nhiễm sâu bệnh và do đó không thể bán được trên thị trường Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang yêu cầu kiểm tra đầy đủ toàn bộ các lô hàng và không cần quan tâm giấy chứng nhận của cơ quan kiểm dịch Philippine cấp. Sau vụ tranh chấp chuối, chính quyền Trung Quốc từ đó cũng bắt đầu từng bước tiến hành kiểm định trái cây đu đủ, xoài, dừa và dứa, khiến chính quyền Philippine phải vật lộn tìm kiếm thị trường mới ở Trung Đông và các khu vực khác.

Ngày 13/5,  Sergio Ortiz-Luis Jr., chủ tịch Liên hiệp các nhà xuất khẩu Philippine, nói trên đài phát thanh rằng, Trung Quốc đã "cứu" các nhà xuất khẩu Philippine trong cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu khi các thị trường truyền thống trở nên hạn hẹp, và từ đó trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Philippine. Nhưng từ khi tranh chấp chuối xảy ra, thương nhân Philippine phàn nàn họ đã mất hơn 23 tỷ USD. Mindanao, một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn của Philippine đặc biệt chịu thiệt hại lớn.
Mặc dù tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Scarborough diễn ra tròn một tháng sau khi chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu chuối Philippine, các nhà xuất khẩu vẫn kịch liệt phê phán cách giải quyết tranh chấp của chính phủ Trung Quốc, khiến nó bế tắc và trở thành cuộc đối đầu thực sự với sự xuất hiện của những tàu chiến của Lực lượng Hải giám Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ Philippine từ chối đổ lỗi cho phía Trung Quốc trong vụ việc này, và cho rằng các nhà xuất khẩn cần thực hiện tốt hơn việc làm của mình, và chỉ ra thực tế lệnh cấm diễn ra trước vụ Scarborough. Một lệnh cấm đánh bắt cá của cả hai bên đã giúp tháo gỡ tình hình phần nào. Thế nhưng, chính phủ Trung Quốc chưa muốn ngừng vụ điều tra chuối ở đây khi quyết định tịch thu một loạt các lô đu đủ có nguồn gốc Philippine tại Thượng Hải sau khi phát hiện rệp sáp trong 43 thùng trái cây. Chính phủ Philippine đã phản ứng bằng cách thắt chặt giám sát địa phương khi trái cây còn trên lãnh thổ Philippine. Bộ trưởng Nông nghiệp Proceso Alcala phát biểu trước các nhà báo rằng ông sẽ thực hiện "giám sát100%" trái cây xuất khẩu để lấy lại niềm tin vào trái cây Philippine.

Vụ việc cho thấy rõ mối quan hệ kinh tế ngày càng lớn giữa Philippine v à Trung Quốc, nước hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Manila sau Nhật Bản (kim ngạch 15,4 tỷ USD) và Mỹ (13,63 tỷ USD). Nhưng sự dễ tổn thương của các mối liên hệ này cũng vậy. Tháng 3/2012, Trung Quốc đóng góp 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Philippine, với 642 triệu USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2011, với ước tính sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước này vào năm 2013. Ortiz-Luis Jr. cảnh báo, xuất khẩu hàng điện tử của Philippine, chiếm 52,56% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3/2012, có thể sẽ là mặt hàng gặp khó khăn, nếu Trung Quốc quyết định quyết liệt hơn.

Trung Quốc đã gây bất ngờ cho châu Á trong năm 2010 khi sử dụng thương mại như một thứ vũ khí tấn công tạo áp lực thay đổi chính sách ở những nước mà nước này có tranh chấp quốc tế với việc cấm vận chuyển khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản, loại nguyên liệu quan trọng trong một loạt các sản phẩm chế tạo, được cho là nhằm trả đũa vụ bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc trong vụ đụng độ gần quần đảo Senkakus (Điếu Ngư), khu vực gồm nhiều đảo nhỏ mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền và thi thoảng xảy ra những vụ đối đầu trong những năm gần đây.

Tiếp đến, Trung Quốc cũng hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ và các nước châu Âu, với lý do đang cố gắng "làm sạch" ngành khai thác đất hiếm đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ở nhiều khu vực khai thác. "Lệnh cấm vận" này được các nhà phân tích coi là tín hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để mở đường cho mình trong những tranh cãi chính sách.

Điểm đáng chú ý hơn là nếu Trung Quốc quyết định quyết liệt với Philippine, khả năng rất lớn là Philippine sẽ thua cuộc. Trong những năm gần đây, kinh tế Philippine đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặc biệt nhờ lượng ngoại tệ lớn của lao động Philippine ở nước ngoài gửi về, đạt 20 tỷ USD mỗi năm, và ngành gia công chế biến, hiện đạt 13 tỷ USD.

Philippine, giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, gần đây đã bắt đầu hưởng lợi từ sự di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc do chi phí lao động ở đây tăng lên, đặc biệt trong các ngành sản xuất linh kiện bán dẫn, linh kiện máy tính, vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch ngói. Ngoài chuối, Trung Quốc còn nhập khẩu dứa, dừa và các loại hạt. Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 5,7 tỷ USD khoáng sản từ Philippine. Năm 2009 và 2010, theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD) về minh bạch thương mại, Trung Quốc đứng đầu trong tất cả các thị trường tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu của Philippine, sau đó là Nhật Bản, Mỹ và Singapore.

Thương mại trong khu vực hiện tăng lên 5 nghìn tỷ USD. Với việc một số nước và Trung Quốc đặc biệt đang tiếp tục bất đồng xung quanh các trữ lượng dầu khí tiềm năng lớn, Trung Quốc, như khi đối đầu với Philippine trong vấn đề bãi cạn Scarborough, đã ủng hộ cho những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình bằng tàu chiến, do đó khiến các quốc gia duyên hải càng xích lại gần với Mỹ hơn. Điều này sẽ cần được xem xét kỹ lưỡng hơn nếu "mối quan tâm" Trung Quốc đối với chuối Philipine "mở rộng" sang than Indonesia, gỗ và các hàng xuất khẩu khác như dầu cọ Malaysia, nếu các quốc gia Biển Đông này bị Trung Quốc cho là đang gây phiền toái.

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Moi-bat-hoa-va-nhung-lenh-cam-moi/8747424.epi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét