TTXVN
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Ảnh: Internet |
Theo trang tin “Đa Chiều ” ngày 13/6, sau khi Obama lên nhậm
chức Tổng thống không lâu, Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố “Mỹ đã trở lại”
châu Á – Thái Bình Dương móc nối “lợi ích quốc gia của Mỹ” với vấn đề Biển
Đông, song đến nay, Mỹ đã có dấu hiệu muốn rút lui đứng đằng sau vấn đề này.
Không chỉ là “duy trì thái độ trung lập” trong lúc Trung Quốc và Philippin đối
đầu về vấn đề đảo Hoàng Nham, mà ngay cả khi Tống thống Philíppin Aquino đến
thăm Mỹ, ông Obama cũng thận trọng tránh đề cập tới Trung Quốc.
Quan sát tỉ mỉ, từ vấn đề Irắc, Ápganixtan đến Libi, rồi đến
cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương” lần này, vai trò của Mỹ trong đó có thể
xem như từ sân khấu chuyển về sau cánh gà, có phân tích cho rằng đây là bước
ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, so với sự xâm lược quân sự
một cách trắng trợn, điều này mang tính che giấu nhiều hơn. Mỹ trở lại châu Á –
Thái Bình Dương, đang tiến hành theo kế hoạch đã định, từng bước móc nối lại
vào “kết cấu khung khu vực”, thực hiện mục tiêu “Mỹ chỉ đạo khu vực”. Đối với sự
điều chỉnh chiến lược của Mỹ, rõ ràng Trung Quốc cần thận trọng ứng phó và cũng
cần có phản ứng tích cực. Có nhà quan sát cho rằng xuất phát từ sự phát triển
hòa bình của khu vực là lợi ích lớn nhất của Trung Quốc, việc tìm kiếm trật tự
mới Trung – Mỹ hợp tác cùng nhau xây dựng châu Á – Thái Bình Dương, tạo lập
khuôn khổ cùng chung sống hòa bình của khu vực nên là một sự lựa chọn chiến lược
quan trọng.
Từ sân khấu vào sau cánh gà, Mỹ điều chỉnh cách thức quay trở
lại châu Á
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Philíppin Aquino, Tống thống
Mỹ Obama đã bày tỏ sẽ giúp Philíppin xây dựng “trạng thái phòng ngự đáng tin cậy
ở mức độ thấp nhất” và ủng hộ các nước Đông Nam Á hình thành bộ Quy tắc ứng xử
của các bên ở Biển Đông, nhưng không thể thỏa mãn yêu cầu của phía Philíppin rằng
Mỹ sẽ điều động binh lính cứu giúp khi Philíppin bị nước khác tấn công. Trong
cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Obama cũng thận trọng không đề cập tới Trung Quốc,
ngay trong buổi gặp mặt giữa bà Hillary và ông Aquino, Ngoại trưởng Mỹ cũng bày
tỏ “Mỹ không lựa chọn đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông” và nói, “Mỹ
luôn phản đối bất kỳ bên nào dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi
chủ quyền”. Hành động này của Mỹ rõ ràng là không muốn động chạm tới Trung Quốc.
Xem xét tới một mặt khác, từ tháng 6 đến tháng 8/2012 ở khu
vực biển Hawaii của Mỹ sẽ diễn ra cuộc tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương
2012” (RIMPAC) kéo dài 55 ngày bao gồm 22 nước tham gia. Cuộc tập trận lần này
đặc biệt nhấn mạnh tới quan hệ đối tác, lôi kéo gần như toàn bộ lực lượng trên
biển của khắp các nước ở khu vực Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc) để đối phó với
“khả năng đe dọa khu vực”. Có phân tích cho rằng cuộc tập trận đa quốc gia quy
mô lớn nhất nhằm phô bày thực lực quân sự với Liên Xô trước đây trong thời kỳ
Chiến tranh Lạnh đang “thay đổi mùi vị”, nước bị loại ra khỏi cuộc tập trận –
Trung Quốc – rõ ràng trở thành mục tiêu khống chế tiềm tàng. Nhưng chính tại cuộc
tập trận có tính chất như vậy, lại xuất hiện tình huống lần đầu tiên Mỹ không nắm
quyền chỉ huy. Các cuộc tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương” trước đây đều
do quân Mỹ đảm giữ vai trò chỉ huy then chốt, nhưng năm nay, ngoài chức tổng chỉ
huy vẫn do Mỹ nắm giữ ra, các vai trò chỉ huy then chốt khác lần lượt do
Canada, Nhật Bản, Ôxtrâylia đảm trách.
Tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng gần đây, Dempsy đã vạch
ra sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ trong bài phát biểu về Chiến lược tái cân bằng
của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh “Can dự nhiều hơn”, tức là
thông qua việc xây dựng lòng tin giảm bớt hiểu lầm. Vì vậy quân Mỹ phải nỗ lực
củng cố các mối quan hệ đồng minh truyền thống thông qua mở rộng góc độ và quy
mô trước kia. Ví như tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia, tăng cường luân
chuyển đồn trú và thúc đẩy giao lưu để phát triển quan hệ đối tác mới. Điểm lại
trước kia, cho dù mũi nhọn chĩa vào vấn đề Biển Đông đổi thành “không đứng về
bên nào” hay là rút về phía sau quyền chỉ huy trong các cuộc tập trận quy mô lớn,
Mỹ đều đã tỏ dấu hiệu của sự suy giảm “tính đối kháng”.
Có nhà quan sát cho rằng điều này ít nhất cũng có ý nghĩa là
Mỹ sẽ không dễ dàng dùng thủ đoạn chiến tranh để giải quyết vấn đề nhưng điều
này không có nghĩa là Mỹ từ bỏ mục tiêu bá quyền thế giới, mà chỉ thay đổi biện
pháp thực hiện. Xét khu vực châu Á -Thái Bình Dương từ Ấn Độ Dương đến bờ biển
Tây nước Mỹ và khu vực Thái Bình Dương chiếm diện tích nửa thế giới với dân số
1,93 tỷ người, có các đồng minh đáng tin cậy nhất của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ôxtrâylia, có các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, còn có kinh tế
và thương mại đầy sức sống nhất thế giới, cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất thế giới. Mọi người đều cho rằng thế kỷ XXI là “thế kỷ Thái
Bình Dương”, còn mục tiêu của Mỹ thì lại là biến nó trở thành “thế kỷ Thái Bình
Dương của Mỹ”.
Xây dựng “kết cấu khung khu vực” do Mỹ lãnh đạo là “hạt
nhân” của chiến lược châu Á – Thái Bình Dương mới của Mỹ, cũng là công tác được
nỗ lực triển khai đầu tiên sau khi Mỹ quay trở lại châu Á. Ngoại trưởng Hillary
từng phát biểu: một kết cấu khung khu vực mạnh có thể kích thích cổ vũ hợp tác,
hạn chế khiêu khích và hành vi xấu. Kết cấu khung này cần tiếp tục nỗ lực, cần
giữ vững quan hệ đối tác, quan trọng là cần có sự lãnh đạo của Mỹ. Mọi hành động
về ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương đều
nhằm thực hiện mục tiêu này. Mỹ không chỉ nhấn mạnh mục tiêu này có đặc điểm
toàn diện về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự mà còn đề ra 6 phương châm
hành động sẽ tuân thủ, đó chính là: tăng cường liên minh an ninh song phương;
làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với các nước mới nổi, bao gồm Trung Quốc; tham
dự vào cơ cấu đa phương mang tính khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; tạo dựng
sự hiện diện quân sự có cơ sở rộng khắp; thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
Quan hệ Nhật - Mỹ - Úc |
Điểm lại thì trong hai năm qua, chiến lược từng bước trở lại
châu Á đang đi theo đúng phương châm và kế hoạch đã định, và được Mỹ từng bước
triển khai và thực hiện. Trong thời gian này, quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật, Mỹ –
Hàn, Mỹ – Ôxtrâylia, thậm chí bao gồm cả quan hệ Mỹ – Philíppin, Mỹ – Việt Nam
đều được tăng cường mạnh mẽ, điều này đã giúp Mỹ đứng vững. Mỹ cũng thể hiện rõ
đã cải thiện quan hệ Trung – Mỹ, cơ chế đối thoại chiến lược giữa hai bên có sự
phát triển mới, thể hiện qua việc Mỹ chú trọng ý nguyện của các nước mới nồi,
trong đó có Trung Quốc. Mỹ còn tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam
Á, tham dự mạnh mẽ vào các hoạt động và các cuộc đối thoại của ASEAN và các cơ
chế hợp tác đa phương khác, tiếng nói và ảnh hưởng của Mỹ đều được tăng cường
rõ rệt. Quan trọng hơn, Mỹ đã tăng tốc thực hiện “dịch chuyển chiến lược về
phía Đông”, trọng điểm bố trí quân sự dần dần chuyển về châu Á – Thái Bình
Dương, trong vài năm tới, 60% chiến hạm của Mỹ sẽ đóng tại khu vực này. Sự hiện
diện quân sự của Mỹ sẽ thể hiện càng rõ ràng hơn. Đánh giá chung thì những việc
làm này cho thấy Mỹ đang thực hiện “mục tiêu cốt lõi” của chiến lược châu Á –
Thái Bình Dương mới, tức xây dựng một “kết cấu khung khu vực” châu Á – Thái
Bình Dương mới do Mỹ lãnh đạo, cơ cấu khung này hiện đã có hình hài ban đầu.
Trung Quốc cần cùng Mỹ xây dựng khuôn khổ cùng tồn tại ở
châu Á – Thái Bình Dương
Cái gọi là “kết cấu khung khu vực” trên thực tế đã phản ánh
một loại cục diện chiến lược khu vực hoặc một kiểu trật tự khu vực. Biểu hiện cụ
thể là: khu vực này sẽ lấy một loại lực lượng nào đó làm chủ đạo, lực lượng chủ
đạo này sẽ xây dựng một mối quan hệ như thế nào đó với các lực lượng khác, tình
hình chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực sẽ phát triển theo một phương
hướng nào đó. Mỹ xây dựng “kết cấu khung khu vực” ở châu Á – Thái Bình Dương
chính là cục diện chiến lược hoặc trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương
tương lai.
Mỹ đương nhiên kỳ vọng mình trở thành lực lượng chủ đạo
trong cục diện hoặc trật tự này, thậm chí là phát huy vai trò lãnh đạo chủ yếu.
Trước các tính toán của Mỹ, Trung Quốc tuy không muốn cùng Mỹ đối đầu ở châu Á
– Thái Bình Dương nhưng cũng quyết không thể ngồi nhìn Mỹ bắt đầu xây dựng “kết
cấu khung khu vực” với tiền đề loại trừ thậm chí chèn ép Trung Quốc. Tìm kiếm một
trật tự mới mà ở đó Trung Quốc và Mỹ cùng nhau xây dựng châu Á – Thái Bình
Dương sẽ trở thành lựa chọn chiến lược tất yếu của Trung Quốc, về quan hệ Trung
– Mỹ trong tương lai và sự phát triển ổn định an ninh của châu Á – Thái Bình
Dương, nếu Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được nhận thức chung, sẽ là cùng thắng
và thu được nhiều thành quả, ngược lại sẽ không thể đoán trước được tình cảnh của
châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á.
Trong quan hệ Trung – Mỹ, Mỹ “đặt cược ở cả hai cửa”, vừa hợp
tác vừa tạo áp lực, chính sách này khó tránh khỏi ảnh hưởng tới sự lựa chọn
Trung – Mỹ cùng nhau xây dựng trật tự mới. Tuy Mỹ có thể đề xuất “Trung – Mỹ
cùng trị”, nhưng như thế thì phải chấp nhận việc “Trung – Mỹ cùng xây” ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương, về việc “Trung – Mỹ cùng trị”, Trung Quốc không tán thành
vì Trung Quốc không có ý mưu cầu quyền lãnh đạo thế giới, còn về việc “Trung –
Mỹ cùng xây” khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì là nhu cầu chiến lược hiện thực
của Trung Quốc, bởi Trung Quốc là nước lớn ở khu vực, cũng đã nỗ lực thời gian
dài cho an ninh và sự phát triển của khu vực, Trung Quốc không mưu cầu “quyền
lãnh đạo” khu vực nhưng quyết không thể mất đi quyền phát ngôn và sức ảnh hưởng.
Trước sự điều chỉnh chiến lược hiện nay của Mỹ, Trung Quốc cần thận trọng ứng
phó, có những đáp trả tích cực.
Đồng thời cũng cần thấy rằng châu Á – Thái Bình Dương, đặc
biệt là các nước ASEAN, tuy vẫn lo ngại trước tốc độ phát triển nhanh chóng của
Trung Quốc, trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc cũng có
tính toán việc dựa vào Mỹ, nhưng điều này cũng không khiến họ có nhu cầu dựa
vào Mỹ để xây nên “kết cấu khung” đơn cực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
càng không gạt bỏ Trung Quốc để xây dựng trật tự khu vực do Mỹ lãnh đạo. Xét mối
quan hệ giữa hai bên, từ khi Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN khởi động
đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai bên trong năm 2010 lên tới 292,78 tỷ
USD, năm 2011 là 362 33 tỷ USD, lập kỷ lục mới. Trước cục diện lợi ích cùng có
lợi như vậy, ASEAN quyết không từ bỏ việc hợp tác với Trung Quốc để tìm sự đối
lập, thậm chí đối kháng, chưa kể tính độc lập chính trị của ASEAN cũng có truyền
thống lịch sử. Cho dù là đồng minh với Mỹ nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều
coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, họ cũng không sẵn lòng nhìn thấy một
cuộc chiến tranh lạnh mới xảy ra ở Đông Á.
Tất cả những điều trên cho thấy Mỹ đã quay trở lại châu Á, từng
bước xây dụng kết cấu khu vực, lập lại trật tự khu vực, thực hiện mục tiêu Mỹ
chủ đạo khu vực này. Xuất phát từ hòa bình phát triển khu vực là lợi ích lớn nhất
của Trung Quốc, tìm kiếm sự hợp tác Trung – Mỹ trong việc xây dựng trật tự châu
Á – Thái Bình Dương là một lựa chọn chiến lược quan trọng, cũng là lựa chọn
Trung – Mỹ cùng có lợi, cùng thắng lợi. Khi thực hiện nguyện vọng này, các điều
có lợi và bất lợi đồng thời cùng tồn tại, nó được quyết định bởi việc liệu Mỹ
có thể đưa ra những quyết đoán thông minh hay không, bởi sự lựa chọn chính xác
của các nước châu Á-Thái Bình Dương càng được quyết định bởi sự trù tính chiến
lược và ứng phó tích cực của Trung Quốc.
Việc ứng phó của Trung Quốc, trước tiên là từ “mở rộng hai bờ
Thái Bình Dương đủ không gian dung nạp hai nước lớn Trung – Mỹ” do Tập Cận Bình
khởi xướng, rồi tới “C2” do ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đề ra trong Đối thoại
kinh tế và chiến lược Trung – Mỹ tháng 5/2012, cuối cùng mượn ý tưởng “hợp tác
an ninh” do Bộ Ngoại giao đưa ra trong Đối thoại Shangri-La, có thể thấy phía
Trung Quốc hy vọng thông qua đối thoại song phương thẳng thắn, xác định rõ ràng
lợi ích cốt lõi và giới hạn chiến lược của mỗi bên, trong quá trình thúc đẩy
chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của mình mỗi bên sẽ tôn trọng lợi ích của đối
phương, tìm cách quản lý khống chế những tranh chấp nhạy cảm nhưng mang tính
nguyên tắc quan trọng. Trên cơ sở này, xóa bỏ tâm lý trò chơi “được mất ngang
nhau”, giảm bớt hành vi “phá đám”, trong lĩnh vực rộng rãi quản lý khu vực mở
ra không gian hợp tác và cùng nhau khai thác có lợi.
Về đặc điểm phát triển mang tính giai đoạn của quan hệ Trung
– Mỹ, trong thời khắc mang tính lịch sử Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và Mỹ
trở lại châu Á – Thái Bình Dương một cách toàn diện này, thực hiện việc Trung –
Mỹ cùng nhau hợp tác mang tính tích cực sẽ tạo một không gian địa chính trị
quan trọng cho mô hình quan hệ mới “bất đồng nhưng hòa”, “cùng hội cùng thuyền”,
“cùng nhau tiến bước” cho hai nước. Nếu tiếp tục, hai bên sẽ thừa nhận địa vị hợp
lý và vai trò của đối phương tại châu Á – Thái Bình Dương, cùng nhau tôn trọng
tính hiện thực khách quan và ý nghĩa tích cực trong hệ thống đối tác tại châu Á
– Thái Bình Dương của đối phương, và trên cơ sở này tìm kiếm mô hình mới cho
quan hệ cùng thắng giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Nếu như vậy, việc Trung Quốc và Mỹ cùng tồn tại hòa bình trong
khung kết cấu của châu Á – Thái Bình Dương là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trong cuộc đọ sức chiến lược Trung – Mỹ mới, Mỹ đã bắt đầu
“phát bóng”, Trung Quốc có thể tiếp chiêu hay không, điều này sẽ khảo nghiệm
quyết tâm chính trị và trí tuệ chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng khảo
nghiệm nghệ thuật ngoại giao của Trung Quốc, Trung Quốc cần trải qua những khảo
nghiệm như thế này mới có thể có được những kinh nghiệm đáng giá./.
http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/28/1108-lua-chon-chien-luoc-tot-nhat-doi-voi-trung-quoc-cung-my-xay-dung-trat-tu-chau-a/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét