Hà
Giang
Nhiều công điện do
Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của
nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố,..mà cả con cái của họ cũng không thoát
khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Trong công điện ngày
26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ
tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người
con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(Công điện viết tên ông thủ tướng là “Dzũng” thay vì Công điện viết, ngụ ý, Tổng
Thống Bush đã “bắt nọn” ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các
con ông Dũng với phía Hoa Kỳ. Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công
điện, ông ta “tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy
(giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ).”
Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC: “Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ.”
Cô Chiêu: Nguyễn Thanh Phượng Hình: http://nguyenthanhphuongvn.net |
Nguyễn Thanh Phượng,
con gái Nguyễn Tấn Dũng, được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding
Asset Management, quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới
25 tuổi.
Lý do, theo công điện,
là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức
cao cấp chính quyền được xem là “nhạy cảm.”
Thế nhưng, các công
điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những
gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết.
Cậu ấm, cô chiêu
Công điện viết rõ,
con trai cả của Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1977, lấy bằng tiến sĩ
ngành kỹ sư công chánh (structural engineering) từ George Washington
University, và sau khi tốt nghiệp đã trở về Việt Nam giảng dạy tại khoa Xây Dựng
của Ðại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Vợ tương lai của Nghị,
một cô gái gốc Hà Nội, cũng là một du học sinh tại George Washington
University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.
Cậu Ấm - Nguyễn Thanh Nghị |
Dư luận cho rằng “cậu
ấm” Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại
thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một
công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và
Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công
trình thủy điện.
Công điện nêu rõ là
vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là “quản lý dự
án” của Bitexco.
Ðoạn dưới đây của
công điện “xác nhận một nguồn tin” về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên
Nguyễn Thanh Phượng. Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan
tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm.
Công điện ghi lại nội
dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ.
“Trong lúc trò chuyện
với chúng tôi, Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt
cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam.”
Về học vấn của Nguyễn
Thanh Phượng, công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết, sau khi tốt nghiệp
tại “trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie” năm 1995, Phượng tốt
nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại
Học Viện Quốc Tế Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ, “một trường
liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần
vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University.”
Cũng trong buổi nói
chuyện trên, Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990,
hiện đang học trung học ở Anh Quốc và dự định sẽ theo ngành truyền thông.
Con ông cháu cha
So sánh 3 người con của
ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng. Ông viết:
“Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng
là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò
mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài.”
Vẫn theo nhận xét của
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng,
và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của họ.
Ông viết tiếp: “Tuy
thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào
Phượng và anh em của cô,” là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo
(Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính
trị và cả kinh tế.”
Công điện đơn cử một
vài ví dụ, “Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu
tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu
của các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội
Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet
Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ
Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và
doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.”
Tại sao người ta có
thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu
kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth
Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: “Tất nhiên, về mặt
chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều
khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà
nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin.”
Một công điện khác,
được xếp hạng “mật,” do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax, gửi
về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng ba người
con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi “con ông cháu cha,” mà chức
giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao
cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.
Một đoạn trong công
điện này viết: “Lê Kiến Trung (con trai nhỏ của Lê Duẩn) chính là tổng giám đốc
Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, một trong những chức vụ được cho là béo bở và
được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam.”
Cũng nên nhắc rằng sự
kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân
của khu chung cư cao cấp “The Manor,” nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền
đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại
không được giải quyết khác. (Ðoạn này không có trong công điện)
Ông Lê Kiến Thành |
Cũng theo công điện
này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có
những tư tưởng “lành mạnh” khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại,
khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan
tràn ở mọi tầng lớp.
Công điện trích lời
phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến “xì căng đan” tham
nhũng nổi tiếng PCI: “Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả, khi cả ngành truyền
thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống, nhưng việc các tổng biên tập của các
tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước
lùi cho nền dân chủ.”
Có thể có những con
ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không?
Tổng Lãnh Sự Kenneth
J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: “Nếu chúng ta tin vào những điều Lê
Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng
đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất
là giữa họ với nhau.”
Có lẽ chẳng ai có thể
khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi
Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được
thuyết phục rút đơn.
http://dailyvnews.blogspot.com.au/2012/06/lot-cai-mat-na-gia-inh-tri-trong-cach.html#more
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét