Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LIỆU PHILIPPINES CÓ ĐỂ TRUNG QUỐC CHIẾM ĐƯỢC BÃI CẠN SCARBOROUGH ?

Nguyễn Hữu Quý
  
Rõ ràng là, nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Philippines và Trung Quốc, thì ta có thể thấy, Trung Quốc hoàn toàn có khả chiếm đoạt bãi cạn Scarborough bất kỳ khi nào bằng giải pháp quân sự nếu tình hình quốc tế cho phép họ có thể lợi dụng được.

Để biết được, rằng Trung Quốc có quyết đánh và chiếm đoạt bãi cạn Scarborough trong thời gian tới hay không; và ngược lại, Philippines có quyết giữ bằng được hay không, theo tôi, ta cần phân tích các dữ kiện sau:

1. Thế và sự quyết tâm của Trung Quốc.

Sau một thời gian dài phát triển và trỗi dậy, Trung Quốc tuyên bố “đường lưỡi bò” vào ngày 07/5/2009, với gần 80% biển Đông được Trung Quốc xem là thuộc “lợi ích cốt lõi” của họ. Vì vậy, không sớm thì muộn Trung Quốc cần tìm một hướng tạm gọi là “Đột phá khẩu” để nhằm tạo tiền lệ cho bước đi dài hạn trong việc thực hiện giấc mơ “đường lưỡi bò”.

Cần phải hiểu rằng, kể từ ngày tuyên bố “đường lưỡi bò”, thì trên thực tế, Trung Quốc mới chỉ thực hiện thăm dò phản ứng của Việt Nam và Philippines và thăm dò dư luận Quốc tế, bằng việc bắt bớ ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc, hoặc nữa là, đã 2 lần cắt cáp quang tàu Viking II của Việt Nam hồi tháng 6/2011 (một hình thức nâng dần mức độ thăm dò vốn rất khôn ngoan và bài bản của Trung Quốc), mà chưa thực hiện một biện pháp thực thi bằng giải pháp quân sự nào để thâu tóm dần các đảo trong phạm vi “đường lưỡi bò”.

Và vì vậy, trong bài viếtNhiều khả năng Trung Quốc sẽ tấncông quân sự bãi cạn Scarborough của Philippines vào thời gian tới đây”, tôi đã tiên liệu rằng, Trung Quốc sẽ đánh chiếm bãi cạn Scarborough trong thời gian sớm nhất có thể.

Bên cạnh tiềm lực về quân sự so với các nước trong khu vực, Bắc Kinh hiện đang có lợi thế rất lớn về mặt kinh tế; là thị trường tiêu thụ lớn, qua đó góp phần vào bình ổn và tăng trưởng kinh tế thế giới, cho nên Bắc Kinh tự tin một phần nào, theo đó, Mỹ sẽ không can thiệp quân sự trong trường hợp Trung Quốc khởi sự đánh chiếm bãi cạn Scarborough vì chính lợi ích kinh tế của Mỹ. Như vậy, về phía Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ đánh chiếm bãi cạn Scarborough, vấn đề còn lại là, họ chỉ còn chọn thời điểm để khởi sự nữa mà thôi; tựa như Nga đánh vào Gruzia năm 2008 trong ngày khai mạc Ôlimpic Bắc Kinh. Thời điểm đó, cả thế giới chỉ ồn ào khoảng vài tuần rồi sự kiện đi vào quên lãng.

Liệu rằng, vào gần những ngày khi thời điểm khai mạc Olympic London (27/7/2012) diễn ra, cũng là lúc cuộc bẩu cử Tổng thống ở Mỹ đang ở cao trào tranh cử… thì Trung Quốc có ra tay?

2. Thế và sự quyết tâm của Philippines.

Không thể đơn phương đương đầu với Trung Quốc, vì vậy, để giữ được bãi cạn Scarborough, qua báo chí ta được biết, hiện tại Philippines đang có các giải pháp sau:
- Sau cuộc viếng thăm của các tàu của Mỹ và Ấn Độ, thì ngày 28/5, ba khu trục hạm của hải quân Nhật Bản sẽ ghé cảng Manila của Philippines trong chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc dùng ngân sách viện trợ vì phát triển ODA để cung cấp cho Philippines 10 chiếc tàu tuần tra mới, nhằm giúp Manila tăng cường năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ lãnh thổ. Số tàu này có thể sẽ được cung cấp trước cuối năm nay.

- Philippines đang làm sống lại một hiệp ước mà Washington và Manila đã ký kết cách nay hơn 60 năm. Đó là Hiệp ước phòng thủ tương trợ, được 2 nước ký vào năm 1951. Có thể nói, đây là “cột xương sống” để Philippines tự trấn an mình trong sự đương đầu với Trung Quốc, và cố gắng lôi Mỹ vào nếu sự cố chiến tranh xẩy ra với Philippines.

- Philippines không thể để mất bãi cạn Scarborough, vì như vậy sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm để Trung Quốc dễ dàng thôn tính đảo còn lại của Philippines.

- Philippines có nền dân chủ mà ở đó, người dân Philippines có quyền biểu tình thể hiện lòng yêu nước bất kỳ khi nào; và vì vậy, Chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino III (Philippines hiện là nước Cộng hòa Tổng thống, mà không phải là Cộng hòa Nghị viện với cơ chế Thủ tướng) sẽ phát động nhân dân biểu tình để được sự ủng hộ của Quốc tế khi Trung Quốc tiến hành xâm lược.

- Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào nếu cuộc chiến xẩy giữa Philippines và Trung Quốc ra là rất khó; chính vì thế, Mỹ buộc phải có giải pháp để Trung Quốc hoãn kế xâm lược chiếm bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu của Mỹ mà Trung Quốc đã nắm được.

- Nếu để Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, thì Mỹ sẽ tự đánh mất hình ảnh, và bị thế giới và các đồng minh nghi ngờ; đồng thời, sự trở lại Châu Á của Mỹ phần nào bị ảnh hưởng…; đây là thế khó khăn của Mỹ và Philippines.

3. Tạm kết luận:

Từ các phân tích trên đây, một bên là Trung Quốc muốn đánh nhanh, thắng nhanh, với một bên là Philippines tuy yếu nhưng được sự ủng hộ Quốc tế; vì vậy, cuộc chiến giữa Trung Quốc và Philippines nếu có diễn ra trong thời gian tới, thì hậu quả sẽ là rất khó lường cho cả hai bên, và đầy những yếu tố bất ngờ mà sự kiện này sẽ mang theo sau đó.

29.5.2012
Nguyễn Hữu Quý
http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/2012/05/lieu-philippines-co-e-trung-quoc-chiem.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét