Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐIỂM LẠI LỜI HỨA CỦA CÁC BỘ TRƯỞNG TRƯỚC QUỐC HỘI

PV - VNN
BT TN-MT Nguyễn Xuân Quang -
Ảnh Minh Thăng
Hy vọng đây không chỉ là những lời hứa 'có cánh', trái lại, chúng sẽ được thực hiện, đáp ứng mong mỏi của người dân.

Bên cạnh những vấn đề được đưa chính thức vào Nghị quyết về chất vấn của kỳ họp, các bộ trưởng cũng đưa ra những lời hứa đáng chú ý trong các phiên chất vấn.

Bộ trưởng TN-MT: Cấp sổ đỏ, bảo vệ môi trường sông
Với tình trạng khiếu kiện gay gắt, kéo dài và tồn đọng, đặc biệt liên quan đến đền bù thu hồi đất, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang nói sáng 13/6: “Tới đây khi sửa luật [Đất đai] hoặc các nghị định cần xem xét lại việc các nhà đầu tư tự thỏa thuận, có thể Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi, điều chỉnh mối quan hệ giữa các lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư”.
Đứng lên "chia lửa" với ông Quang, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Huỳnh Phong Tranh cho biết sau khi “rà soát 904 vụ tồn đọng của cả trung ương và địa phương, TTCP, các bộ, ngành sẽ cùng các địa phương phối hợp giải quyết cơ bản, dứt điểm vào cuối năm nay”

Với những dự án đã giao đất nhưng chậm hoặc không triển khai từ 1-2 năm, nhưng nhà đầu tư đã chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng TN-MT hứa là sau khi tổng hợp tình hình của các tỉnh sẽ kiến nghị Thủ tướng có chỉ thị về vấn đề này.

“Luật mới có thể quy định nếu các nhà đầu tư đã nhận đất mà không làm, quá thời gian quy định thì Nhà nước sẽ thu hồi và không bồi thường”, ông Quang nói.

Các ĐB cũng nêu những bất cập trong chính sách huy động tích tụ đất đai, hạn điền, chuyển giao quyền sử dụng đất trong nông nghiệp. Bộ trưởng TN-MT cho biết đã nghiên cứu và đề nghị Trung ương theo hướng mở rộng thời hạn sử dụng đất để người dân yên tâm sử dụng đất hiệu quả, "có thể từ 30 - 50 năm”.

Ông Quang cũng thấy nên nâng hạn mức chuyển quyền sử dụng đất lên gấp 5-10 lần so với mức hiện nay là 6 ha.

Về thời hạn hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các loại đất trên phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng TN-MT cam kết năm 2013 sẽ xong cơ bản, tức trên 80% đất đô thị và đất chuyên dùng. Lời hứa này đã được đưa vào Nghị quyết về chất vấn của kỳ họp.

Liên quan đế việc cải thiện môi trường nước của ba lưu vực - sông Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên), sông Nhuệ, Đáy và hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Bộ trưởng TN-MT cho biết: Thủ tướng đã cho thành lập 3 ủy ban quản lý bổ sung phối hợp với tỉnh để đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất sông, phòng ngừa ô nhiễm từ hoạt động xả thải của các đô thị, khu công nghiệp.

Do “trung bình mỗi lưu vực sông cần khoảng 3.000 tỷ đồng để xử lý”, ông Quang cho biết đang đề nghị từ các tổ chức quốc tế và ngân sách nhà nước. Bộ ông cũng sẽ đề nghị Chính phủ tổ chức mỗi lưu vực sông có một chi cục quản lý về môi trường, trực thuộc Tổng cục Môi trường.

Riêng với việc bảo vệ sông Hồng khỏi nguy cơ ô nhiễm từ nước bạn, Bộ trưởng TN-MT khẳng định sẽ tham mưu Chính phủ và bàn bạc, trao đổi, cam kết, ký kết với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc để đảm bảo môi trường dòng sông này.

Bộ trưởng KH-ĐT: Hoàn thiện cơ chế quản lý DNNN, chống chạy dự án

Được các ĐB chất vấn nhiều nhất về trách nhiệm quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sau những sai phạm ở Vinashin và Vinalines, chiều 13/6, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh nói đã đề nghị bổ sung luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư vào chương trình làm luật của QH.

Bộ cũng đã sửa xong Nghị định 132 về phân định trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ quản lý ngành, các bộ quản lý nhà nước về quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước, và đã trình Chính phủ.

Bộ trưởng Vinh cho biết kiến nghị việc các quyết định đầu tư dự án lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều phải báo cáo. 

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ thì cho hay đã trình Chính phủ ban hành nghị định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phẩn, về tổ chức hoạt động của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước SCIC, quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Công ty mua, bán nợ quốc gia cũng dự định sớm được thành lập. 

Đối với việc cắt giảm đầu tư công nhưng không để các dự án bị lãng phí, Bộ trưởng KH-ĐT hứa cùng với các địa phương “sử dụng nguồn vốn ít ỏi này đúng chỗ, phát huy hiệu quả hợp lý, tối ưu”.

Để nhanh chóng mở ra các nguồn lực từ tư nhân và các thành phần kinh tế khác, Bộ đang hoàn thiện các nghị định về các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO…

Để tránh tình trạng chạy dự án, ông Vinh cho hay đã “đề xuất trong Chỉ thị 1792 là Bộ KH-ĐT không giao chi tiết một danh mục công trình nào, Bộ chỉ tham mưu cho Chính phủ về tổng vốn Chính phủ và Quốc hội giao và những quy chế định mức ban hành như Quyết định 60 của Chính phủ về nguyên tắc phân bổ vốn này theo đúng nguyên tắc”. 

Sau đó, những dự án quan trọng, giao tổng số tiền cho các bộ và các địa phương, giao quyền chọn dự án, bố trí tiền cho các địa phương trên những nguyên tắc đã đề ra”, ông Vinh nói trước QH. 

Để thu hút đầu tư vào tam nông, Bộ trưởng KH-ĐT cho biết sẽ sửa đổi Nghị định 61 về khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vào các vùng khó khăn và vùng nông nghiệp, nông thôn theo hướng ưu đãi hơn, hấp dẫn hơn.

PV
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/77805/diem-lai-loi-hua-cua-cac-bo-truong-truoc-qh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét