Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HÃY THỪA NHẬN TRUNG QUỐC LÀ MỘT ĐỐI THỦ

Tác giả:  James Randy Forbes
Người dịch: Trần Văn Minh

Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã thừa nhận Hoa Kỳ là một đối thủ. Washington thừa nhận điều này, không có nghĩa là sẽ đưa đến xung đột.

Bất chấp xu hướng trong một thập niên qua, có một sự miễn cưỡng khủng khiếp ở các viên chức chính phủ Hoa Kỳ khi nói chuyện công khai về các thách thức mà chúng ta đối mặt với Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này cần phải chấm dứt.

Các viên chức Hoa Kỳ phải thừa nhận rằng, trong khi có nhiều cơ hội hợp tác với Trung Quốc, nhưng cũng có những yếu tố trong mối quan hệ của chúng ta đang và sẽ còn cạnh tranh. Thực ra, chúng ta đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với Trung Quốc mà tâm điểm là sự bất đồng quan điểm về hệ thống quốc tế. Điều này không có nghĩa là sự xung đột giữa hai nước không thể tránh khỏi. Nhưng nếu lãnh đạo Hoa Kỳ có ý định huy động nguồn lực ngoại giao và quân sự để tiến hành cạnh tranh đường trường, đầu tiên, họ phải lên tiếng thẳng thắn hơn về khả năng phát triển và ý định chiến lược của Bắc Kinh.  

Sự miễn cưỡng của các viên chức Hoa Kỳ trong việc bàn thảo về sự cạnh tranh chiến lược đang diễn ra với Trung Quốc không phải là xu hướng mới. Trong suốt thập niên 1990, các nhà quan sát thận trọng ở Lầu Năm Góc tin rằng, nếu chúng ta đối xử với Trung Quốc như “kẻ thù” thì chúng ta chỉ bảo đảm rằng họ sẽ là như thế. Điều này đã dẫn đến những cố gắng tránh đề cập tới Trung Quốc hay Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong các tài liệu quân sự hoặc áp dụng  ngôn ngữ ngoại giao gọt dũa cẩn thận.

Thí dụ, Báo cáo Quốc phòng Bốn năm một lần (QDR) của Lầu Năm Góc thường tránh nói về việc hiện đại hóa quân sự hay khả năng đặc biệt của Trung Quốc, đòi hỏi phải nói tới điều đó. Năm 2007, Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên [Hoa Kỳ] cho ra một chiến lược biển, đã không hề nhắc tới Trung Quốc. Hơn 12 năm qua, Bản Báo cáo Sức mạnh Quân sự của Trung Quốc do Quốc hội chỉ định, đã bị suy yếu dần, gồm cả việc thay đổi tựa đề để cố gắng xoa dịu sự phản đối của Bắc Kinh về bản báo cáo. Ngay cả khi đưa ra khái niệm mới về tác chiến trên không và trên biển, được thiết kế để giúp các tư lệnh tác chiến đánh bại khả năng chống tiếp cận/ từ chối trong khu vực, như Trung Quốc đang khai triển, các viên chức Lầu Năm Góc đã cố gắng nhấn mạnh rằng sự triển khai này không nhắm tới Trung Quốc. Tóm lại, trong khi chúng ta tiếp tục tránh né hay làm cho vấn đề nhẹ đi, bằng chứng ngày một hiển nhiên về một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với niềm hy vọng sự phản đối của Trung Quốc sẽ lắng dịu, trừ phi chúng ta lặp lại những gì Bắc Kinh muốn hay quyết định không nói gì cả, nếu không thì những hành động của chúng ta sẽ không bao giờ được Bắc Kinh thừa nhận.     

Mong muốn tránh né một cuộc thảo luận công khai về cạnh tranh chiến lược cũng hiện diện trong nội bộ. Ngoài các khả năng và chương trình vũ khí đặc biệt, các viên chức quốc phòng rất  miễn cưỡng trong việc thảo luận cách thức Trung Quốc khiêu khích lợi ích chiến lược của chúng ta hay thảo luận những phương cách sáng tạo để chống trả lại bước tiến của họ. Hai giáo sự tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, trong số vài nhà nghiên cứu giỏi nhất nước về sức mạnh quân sự Trung Quốc, gần đây đã nhận định rằng,Trung Quốc là Voldemort trong hoạch định quân sự Mỹ. Vì, giống như tên gọi của tay phù thủy ghê gớm trong truyện Harry Potter mà không ai dám nói lớn tên, các chiến thuật gia Mỹ không dám nói đến tên Trung Quốc, sợ rằng những hậu quả tai hại tiếp theo sau”. Tôi đã từng có mặt trong các buổi họp kín với các viên chức cao cấp quốc phòng, những người rõ ràng đã tỏ ra khó chịu khi trả lời các câu hỏi chung chung về phát triển quân sự của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc bàn thảo sự cạnh tranh với Hoa Kỳ một cách công khai, còn chúng ta thì vẫn tránh xa việc bàn thảo quan trọng để tránh một cuộc xung đột trong tương lai.

Viết về sự cần thiết trong việc nói thẳng thắn hơn về bản chất của sự cạnh tranh sẽ bị cho là khiêu khích không cần thiết. Thứ nhất, giới phê bình cho rằng, giống như trong thập niên 1990, nếu chúng ta dùng thuật ngữ để diễn tả Trung Quốc như một đối thủ, điều này có thể dẫn tới tranh chấp hơn nữa và có thể là mầm mống cho cuộc chạy đua vũ trang và xung đột. Nhưng Trung Quốc đã đang cạnh tranh với chúng ta. Nỗ lực hiện đại hóa quân sự của họ trong 15 năm qua, cùng với học thuyết công khai và các bài đăng tải về chiến lược, phản ảnh một ý định rõ ràng là tập trung vào việc phá hủy các lợi thế truyền thống của quân đội Hoa Kỳ. Thật thế, Chuẩn Đô đốc Dương Nghị (Yang Yi), cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng PLA, đã đi quá xa khi nhận xét rằng: “Chúng ta hy vọng cuộc cạnh tranh sẽ là cạnh tranh lành mạnh”. Quan trọng hơn, chúng ta phải nhận thức rằng, cách tốt nhất để tránh khỏi cuộc xung đột giữa các cường quốc là luôn chuẩn bị đề phòng. Điều này có nghĩa là bớt miễn cưỡng thảo luận về các hành động mà Trung Quốc đang thực hiện làm cho chúng ta quan tâm: đáng chú ý nhất là việc hiện đại hóa quân sự rất nhanh của họ, phong cách ngoại giao quyết đoán hơn (nhất là khi liên quan đến tự do hàng hải), các hoạt động ở không gian mạng, gián điệp tấn công, và hỗ trợ các chế độ như Bắc Triều Tiên, Sudan, Iran và Syria. 

Giới phê bình cũng có vẻ than phiền rằng, thảo luận về Trung Quốc qua các cụm từ này sẽ trở lại “Tâm thức Chiến tranh lạnh”. Khó có thể như thế, Hoa Kỳ và Trung Quốc không ở trong cuộc tranh đấu về ý thức hệ với tầm mức của chiến tranh lạnh và cùng chia sẻ một trong những quan hệ mậu dịch lớn nhất thế giới. Thực ra, Hoa Kỳ đã tích cực giúp sức cho sự thành công của Trung Quốc trong ba thập niên qua. Tuy nhiên, trái ngược với sự tin tưởng rằng chấm dứt chiến tranh lạnh cũng là chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc, ngày nay Hoa Kỳ và Trung Quốc rơi vào cạnh tranh trong các lãnh vực địa dư, kinh tế và chiến lược. Điều này không có nghĩa là sẽ dẫn đến xung đột. Cũng chẳng cần phải phản ứng quá đáng. Nhưng do các lãnh vực cạnh tranh này không có vẻ lắng xuống, cho nên chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về việc làm cách nào để Hoa Kỳ có thể chọn lập trường cho chính chúng ta để thành công.

Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đối diện trong việc cố gắng chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với Trung Quốc nằm ở sự bảo đảm và giữ vững các nguồn lực cần thiết. Chẳng hạn như, nếu Hải quân [Hoa Kỳ] muốn xây dựng một hạm đội tàu ngầm tấn công lớn hơn hay Không quân [Hoa Kỳ] muốn thiết kế và triển khai một máy bay ném bom phạm vi rộng trong thập niên tới, thì các lãnh đạo quân sự và dân sự sẽ phải nói rõ với Quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ biết rằng, các chương trình này đóng vai trò gì cho chính sách an ninh quốc gia. Cuối cùng, chúng ta sẽ không thành công nếu chúng ta vẫn ở tình trạng chống lại việc bàn thảo về cạnh tranh chiến lược mà chúng ta có thể nói hoặc nói công khai về việc hiện đại hóa quân sự của PLA và chuyện này tác động như thế nào lên mục tiêu và chủ đích của chúng ta.
Trung Quốc là một đối thủ. Đó, tôi nói điều đó.     

Dân biểu James Randy Forbes, thuộc đảng Cộng hòa, tiểu bang Virginia, là chủ tịch Tiểu ban Quân vụ Hạ viện, và là sáng lập viên và đồng chủ tịch Congressional China Causus. Bài viết này đã được đăng tại Pacific Forum CSIS.

Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/10/hay-thua-nhan-tq-la-mot-doi-thu/#more-64325

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét