Đà Giang
Trong thời đại tin học toàn cầu,
có 2 hiện tượng không thể chối cãi:
1) Nếu quốc gia nào kém may mắn bị
cai trị dưới xã hội chủ nghĩa thì quốc gia đó sẽ bị yếu kém về phương diện kinh
tế, đạo đức suy thoái, vắng bóng các định chế dân chủ chân chính và xã hội bị bất
công tột cùng. Có thể kết luận rằng, con vi trùng xã hội chủ nghĩa đi đến đâu
thì gieo tang tóc cho các dân tộc bị tiêm nhiễm đến đó. Ngược lại, quốc gia nào
không bị con vi trùng xã hội chủ nghĩa xâm nhập thì dễ dàng phát triển về mọi
phương diện.
2) Cụm từ xã hội chủ nghĩa không
những được các nước cộng sản sử dụng như Liên Xô và các nước chư hầu Đông Âu
trước kia, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam, mà ngay cả các chế độ độc tài
không cộng sản như Gaddafi tại Libya, quân phiệt tại Miến Điện, Al-Assad tại
Syria đều giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử cận kim, nước Đức
dưới thời Hitler cũng theo xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc, qua đảng Quốc Xã,
vốn là chữ viết tắt của danh từ Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa (National Socialist
Party).
Xã hội chủ nghĩa phát xuất từ thế
kỷ 18 tại Âu Châu, như là một tư tưởng đối kháng với sự vươn lên của chủ nghĩa
tư bản, song hành với cuộc cách mạng kỹ nghệ tại lục địa này. Đặc tính then chốt
của xã hội chủ nghĩa là nhà nước sở hữu các phương tiện sản xuất. Trên nguyên tắc,
khi nhà nước sở hữu các phương tiện sản xuất thì sẽ phân phối cho người dân
công bằng hơn, xã hội sẽ không có sự phân biệt bất công giữa giàu và nghèo.
Trong khi đặc tính của chủ nghĩa tư bản là tư nhân sở hữu các phương tiện sản
xuất. Trên nguyên tắc, khi tư nhân sở hữu các phương tiện sản xuất thì tư bản sẽ
tập trung vào một số cá nhân, phần còn lại của xã hội sẽ nghèo khổ cùng cực và
tạo ra bất công đầy rẫy.
Lý thuyết là như thế nhưng thực tế
lại khác hẳn. Các quốc gia theo xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Bắc
Hàn và Việt Nam thì tư bản lại tập trung vào một số lãnh đạo chóp bu trong
chính quyền, tham nhũng thối nát, đạo đức băng hoại, xã hội bất công. Trong khi
đó tại các nước tư bản, chính quyền đặt ra những luật lệ phân minh để điều chỉnh
tư bản nên đạo đức tại những quốc gia đó tương đối được bảo toàn, đồng thời những
bất công xã hội cũng bị giới hạn.
Khi phân tích khách quan chúng ta
có thể kết luận, các chính quyền chủ trương xã hội chủ nghĩa đã không để ý đến
yếu tố quan trọng là nhà nước bao gồm những cá nhân không hoàn hảo. Khi nhà nước
sở hữu các phương tiện sản xuất thì những cá nhân đó đã không phân phát của cải
đều cho dân chúng để giảm thiểu bất công, mà chỉ phân chia theo quyền lợi phe
nhóm. Từ đó, các quốc gia theo xã hội chủ nghĩa chỉ bao gồm một thiểu số hữu sản
thuộc nhà nước, và một đa số vô sản là toàn dân. Ngòai ra, các quốc gia này
thông thường là những nước độc tài độc đảng, không có một đối lập chính trị hợp
pháp hay một định chế tư pháp độc lập nào để kiểm soát nhà nước. Nhà nước quản
trị các phương tiện sản xuất và toàn bộ tài nguyên quốc gia. Họ phân phát tài
nguyên theo tiêu chuẩn nào cũng không có một định chế độc lập nào kiểm chứng.
Do đó mới phát sinh việc tham nhũng vô giới hạn.
Trong khi tư bản chủ nghĩa bị giới
hạn bởi hệ thống dân chủ đa nguyên của môi trường chính trị. Vì giới thợ thuyền
trong xã hội tư bản có quyền thành lập các nghiệp đoàn hợp pháp, để bênh vực
quyền lợi cho người lao động. Tuy tư bản có tập trung, nhưng theo thời gian giới
tư bản nhận thức được là chỉ có sự tương quan hợp lý giữa quyền lợi chủ nhân và
thợ thuyền mới đem lại sự ổn định lâu dài và lợi ích cho cả đôi bên. Thêm vào
đó, chính quyền tại các nước tư bản luôn lắng nghe ý dân bởi họ phải trực diện
hằng ngày với sự chất vấn của các đảng phái đối lập, cũng như sự kiềm chế của một
nền tư pháp độc lập. Nếu phạm phải sai lầm, họ sẽ bị toàn dân lật đổ trong một
cuộc bầu cử định kỳ công khai và công bằng. Kết quả, ở các nước tư bản không những
kinh tế phát triển và phồn vinh hơn các nước theo xã hội chủ nghĩa, mà họ còn
có một nền an sinh xã hội công bằng hơn, qua tiền trợ cấp xã hội, y tế miễn
phí, hệ thống tư pháp công bằng, xét xử nghiêm ngặt những lạm dụng quyền lực từ
phía chính quyền.
Tóm lại sau 300 năm, các nước tư
bản đã học hỏi bài học lịch sử để dung nạp vào môi trường chính trị những định
chế, giới hạn các khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản cực đoan, đem lại thăng bằng
cho môi trường chính trị và hạnh phúc cho tòan dân. Chính vì thế, mặc dù trên
nguyên tắc các quốc gia dân chủ theo chế độ đa nguyên và có rất nhiều đảng phái
hay tập hợp chính trị tham gia, nhưng tựu trung đều có 2 khuynh hướng: Một là
khuynh hướng thiên hữu hoặc sáng tạo của cải (wealth creation). Hai là khuynh
hướng thiên tả hoặc tái phân phát của cải (wealth re-distribution). Tại Hoa Kỳ,
có lưỡng đảng Cộng hoà và Dân chủ. Tại Úc, có Liên Đảng Tự do Quốc gia và Đảng
Lao động. Tại Anh, có Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động. Sự tương sinh và tương tùy
giữa 2 khuynh hướng này đem lại thăng bằng cần thiết để quốc gia phát triển, mà
không tạo bất ổn xã hội. Trong khi các chế độ độc tài như Việt Nam, Trung Quốc,
Cuba và Bắc Hàn lại không đủ viễn kiến để dung nạp các quan điểm dân chủ đa
nguyên đa đảng, hầu giới hạn những khuyết điểm trầm kha của chế độ.
Dưới hệ thống độc tài thì định chế
xã hội chủ nghĩa thật sự chỉ là một chiêu bài để các chế độ như Gaddafi, quân
phiệt Miến, Al-Assad tại Syria, Đức Quốc Xã, CS Bắc Hàn, CSTQ và CSVN quản trị
và chia chác tài nguyên quốc gia từ các doanh nghiệp nhà nước. Tập trung tư bản
vào các doanh nghiệp nhà nước là đồng nghĩa với việc cướp đi tài sản của tư
nhân. Một quốc gia có nhiều cá nhân vô sản chừng nào thì sức phản kháng đối với
độc tài càng giảm chừng nấy. Đây là quy luật chính trị căn bản, mà người CS
chuyên nghiệp đã được dạy dỗ trong các trường huấn luyện đảng viên. Thế nên khi
ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương duy trì điều 4 hiến pháp và định hướng xã hội
chủ nghĩa, thì nhân loại đã lật sang trang sử mới. Thật ra, ông đã không còn niềm
tin vào xã hội chủ nghĩa. Ý đồ thâm sâu của ông Trọng và toàn bộ chính trị CSVN
là sử dụng xã hội chủ nghĩa như một chiêu bài để vô sản hoá dân Việt và bám giữ
quyền lực chính trị, bất chấp thủ đoạn và tương lai của đất nước.
Đà Giang
http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/06/17/chieu-bai-xa-hoi-chu-nghia/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét