Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHIẾN LƯỢC "XOAY TRỤC" ĐANG HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG ?

Mỹ Anh (gt)

Để đối phó với các hành động của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần phải tiến tới việc thành lập một tổ chức gồm các liên minh ngầm giữa các nước Đông Nam Á, cũng như tăng cường hợp tác để đương đầu với đối thủ hiếu chiến tiềm tàng.

Tranh chấp gây nhiều chú ý giữa Trung Quốc và Philippin tại bãi Scarborough trong những tuần vừa qua một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông. Sự việc bắt đầu khi lực lượng hải quân Philippines được trang bị một tàu tuần duyên cũ của Mỹ cố bắt giữ ngư dân Trung Quốc ở  bãi cạn. Tình hình trở nên căng thẳng khi xuất hiện hai tàu Hải giám Trung Quốc, hình thành một cục diện đối đầu hai ngày. Cuối cùng hải quân Philippines đã rút lui nhưng hai bên vẫn tiếp tục chĩa mũi nhọn chính trị vào nhau.

Hoa Kỳ cam kết theo dõi sát tình hình, và hiện tại dường như Philippines và Trung Quốc cũng đã có những động thái hạ nhiệt không để xung đột leo thang. Nhưng cuộc tranh cãi này nêu bật một số khó khăn mà Mỹ sẽ phải đối mặt khi nước này nỗ lực tái can dự vào khu vực.

Cuộc chiến ở I-rắc đã kết thúc. Các hoạt động của Nato và việc triển khai quân đội Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan do thu hẹp đã dừng sớm hơn dự tính. Mặc dù I-ran và Syria tiếp tục là mối quan ngại đối với Washington, chính quyền Obama thực sự đang cố gắng thực hiện chính sách ngoại giao “trọng tâm” đối với Đông Nam Á được đưa ra hồi cuối năm ngoái. Chiến lược trục xoay này thể hiện sự dịch chuyển về trọng tâm hơn là sự tái điều chỉnh về nguồn lực hoặc nhân lực. Thượng nghị sĩ James Webb (D-Va.), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về các vấn đề Đông Nam Á và Thái Bình Dương nói rằng: “Tôi thực sự không coi đây là sự xoay trục. Điều tôi thấy hiện nay là việc quay trở lại một trạng thái bình thường cần thiết.”

Nhưng chiến lược trục xoay vẫn tạo ra một số thách thức. Việc kêu gọi tăng cường các hoạt động hải quân hay triển khai quân đội, trong khi không trực tiếp gây bất ổn cho khu vực, có thể sẽ khiến Trung Quốc bất bình hơn và tạo ra nguy cơ bùng nổ xung đột lớn hơn. Thêm nữa, những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì sự can dự ở các khu vực khác trên thế giới dường như phải đương đầu với những liên kết kinh tế hiện nay.

Đằng sau chiến lược trọng tâm Thái Bình Dương là động cơ về kinh tế. Gần 1,2 tỷ đô-la trao đổi mậu dịch của Mỹ đi qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về thương mại toàn cầu, 90% toàn bộ hàng hóa thương mại được chuyên chở từ lục địa này tới lục địa khác. Gần phân nửa trong toàn bộ tổng trọng tải hàng hóa và một phần ba toàn bộ giá trị tiền tệ được lưu thông qua Biển Đông. Thêm nữa, vùng biển này rất phong phú về khoáng sản, nguồn cá, khí đốt tự nhiên và dự trữ dầu. Mỹ không tích cực hướng tới quyền tiếp cận trực tiếp những nguồn tài nguyên này. Nhưng những nguồn lợi đó có vai trò quan trọng mang tính sống còn đối với nhiều đối tác chiến lược và đồng minh của Mỹ trong khu vực.


Trung Quốc và Biển Đông

Trong những năm gần đây, đã có hàng loạt cuộc tranh luận xung quanh yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và “đường chín đoạn” hay được nhắc đến của nước này. Mặc dù điều không rõ ràng vẫn chỉ xoay quanh câu hỏi đường chín đoạn này biểu thị điều gì, đường đứt đoạn tượng trưng cho những vùng biển mà Trung Quốc yêu sách. Trung Quốc cố gắng thực thi yêu sách lãnh thổ trên cả vùng biển nằm trong đường đứt đoạn này, bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông, kể cả Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa. Kiểm soát được khu vực này cho phép Trung Quốc quản lý hiệu quả các tuyến đường biển trọng yếu cũng như những nguồn tài nguyên năng lượng quan trọng đầy tiềm năng.

Trung Quốc che giấu phần lớn chính sách của nước này ở khu vực thông qua cách tiếp cận “vừa đàm phán vừa chiếm.” Điều đó nói lên rằng, Trung Quốc nhìn chung duy trì cách tiếp cận cơ bản nhằm thực thi yêu sách của mình đối với Biển Đông trong khi tiến hành các điều chỉnh chiến thuật khi những hành động của nước này bị đặt nghi vấn. Ví dụ, sau khi đối mặt với những phản ứng ngoại giao vì việc liệt kê khu vực này vào nhóm “lợi ích cốt lõi” cùng với Đài Loan và Tây Tạng, PRC đã hạn chế sử dụng cụm từ này.

Mặc dù tranh chấp hàng hải đang tăng lên giữa các bên có lợi ích thương mại và các cơ quan chấp pháp hàng hải dân sự được thành lập gần đây của Trung Quốc dẫn đến việc tất cả các quốc gia trong khu vực đều tăng cường hiện đại hóa quân đội, phần lớn những tranh chấp này ít bất ổn hơn so với trong quá khứ. Ngoài ra, Trung Quốc cơ bản trong những thập kỷ qua đều duy trì những yêu sách lãnh thổ tương tự ở khu vực, sự dịch chuyển trong những năm gần đây chỉ là khẳng định tầm ảnh hưởng hơn nữa đối với những vùng biển tranh chấp và làm gián đoạn hoạt động kinh tế của các quốc gia. Điều này hàm ý rằng, ít nhất ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc ít quan tâm đến việc mở rộng quá những khu vực mà nước này yêu sách, mặc dù hành động phá hỏng tàu khảo sát địa chấn đang thăm dò trữ lượng dầu khí trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines đã cho thấy sự thay đổi tiềm tàng trong chính sách

Vai trò của Luật pháp Quốc tế

Vấn đề thứ hai liên quan đến mâu thuẫn ngày càng tăng của PRC đối với luật hàng hải quốc tế hiện nay. Những yêu sách của PRC đối với vùng biển rộng lớn này có ít hoặc không hề có cơ sở pháp lý, đồng thời mâu thuẫn trực tiếp với những yêu sách hợp pháp của các quốc gia khác. Thay vào đó, những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc chủ yếu có xu hướng lặp lại các yêu sách lịch sử lâu đời. Lần đầu tiên kể từ Triều đại Minh vào thế kỷ 16, Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ ổn định lâu dài và nước này hướng tới việc thực thi yêu sách chủ quyền ở những vùng xa xôi. Trung Quốc lập luận rằng các đảo ở Biển Đông được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên vào thời nhà Hán, sau đó cũng được đề cập đến trong một chuyến đi của phái bộ Trung Quốc vào thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Tuy nhiên, những lập luận như vậy không có cơ sở pháp lý trong trật tự luật pháp quốc tế hiện nay được quy định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trong những điều khoản chung, UNCLOS đưa ra cách thức để các quốc gia xác định vùng biển thuộc phạm vi bảo vệ trong khu vực hàng hải hay Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của một quốc gia. Những vùng biển này xác định bằng cách kéo dài từ đường cơ sở đã được thiết lập, theo điều 5 và điều 7 của UNCLOS đường cơ sở này được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển. EEZ ngược lại cho phép các quốc gia quy định các hoạt động kinh tế diễn ra trong những vùng biển đó, nhưng không trao cho quốc gia quyền không cho phép tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển nói trên. Được củng cố bởi đặc tính giao ước của UNCLOS, EEZs có vị trí quan trọng trong hệ thống luật pháp chung quốc tế.

Đối lập với những nguyên tắc này, PRC có xu hướng khẳng định những yêu sách hàng hải và EEZ của mình từ đường cơ sở vượt quá giới hạn quy định theo điều 5 và 7, và dựa vào những yêu sách lịch sử đã đề cập ở trên. Mặc dù Việt Nam cũng gặp vấn đề tương tự nhưng đã nỗ lực đưa ra đường cơ sở mới theo đúng với UNCLOS. Ngoài ra, Trung Quốc hướng tới thực thi EEZs từ các đảo tranh chấp ở Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với Trường Sa, do chỉ chiếm giữ một phần nhỏ của quần đảo cho nên Trung Quốc không có quyền đòi hỏi nhiều tại đây. Hơn nữa, do đặc điểm địa lý của Quần đảo Trường Sa nên nó không đủ điều kiện để có được một Vùng Đặc quyền Kinh tế dựa theo tiêu chí được nêu trong điều 121 (3) của UNCLOS, điều khoản quy định về điều kiện để một đảo có thể có một Vùng Đặc quyền Kinh tế. Ngoài ra, tiền lệ pháp lý về vấn đề này cũng có thể được rút ra từ trường hợp giữa Ucraina và Rumani trong vấn đề Đảo Rắn (Snake Island), đây là khu vực đảo có rất nhiều đặc điểm giống với Quần đảo Trường Sa. Vùng Đặc quyền Kinh tế của đảo Rắn vẫn là một vấn đề cần phải làm rõ và được nhìn nhận là không phù hợp theo UNCLOS do đảo này không đáp ứng được tiêu chí đã được nêu tại điều 121 (3). Ngay cả khi Trung Quốc có được chủ quyền tại Quần đảo Trường Sa, thì Vùng Đặc quyền Kinh tế mà Trung Quốc có được từ quần đảo này cũng có nhiều khả năng sẽ không có hiệu lực. Ngoài ra, hầu hết phạm vi đòi hỏi của “đường chín đoạn” – yêu sách được biết đến nhiều của phía Trung Quốc - sẽ thách thức trật tự pháp lý quốc tế và thách thức các Vùng Đặc quyền Kinh tế của các nước khác trong khu vực.

Lợi ích của Mỹ

Hoa Kỳ đã bị cuốn vào cuộc tranh cãi pháp lý giữa các quốc gia chủ yếu là vì những lý do an ninh. Trung Quốc đang duy trì một chính sách chống tiếp cận tới phạm vi lãnh hải của họ, ngay cả trong những khu vực đang tranh chấp cùng các quốc gia khác. Một trong những nhân tố quan trọng của toàn cầu hóa và thương mại hàng hải là khả năng duy trì việc tiếp cận tự do đến các tuyến đường biển và có được một khuôn khổ pháp lý để duy trì tự do hàng hải, đây là một quyền được nêu tại điều 58 của UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc đã công khai chỉ trích nguyên tắc pháp lý này và đã từ chối việc các tàu nước ngoài tiếp cận tới Vùng Đặc quyền Kinh tế của họ. Điều này bao gồm sự cố cắt cáp vào tháng 5 năm 2011 tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Phi-líp-pin và vụ đối đầu tháng 5 năm 2009 với tàu USNS Implacable, 75 dặm ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc.

Tuy nhiêu, như rất nhiều yếu tố khác của luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ cần phải thận trọng với những lời chỉ trích của chính nước này. Mặc dù Trung Quốc đã thông qua UNCLOS và do đó bị ràng buộc về mặt kỹ thuật để duy trì và thực thi UNCLOS, thì Hoa Kỳ vẫn chưa thể ký kết công ước này. Như vậy, Trung Quốc coi lập luận của Mỹ dựa trên luật pháp quốc tế liên quan đến các yêu sách hàng hải của Trung Quốc là không hợp lí. Ngoài ra, nếu Trung Quốc tiếp tục không coi trọng UNCLOS, nước này có thể sử dụng một cách lý giải pháp lý tương tự để làm gián đoạn các tuyến đường biển giao thương quan trọng đối với không chỉ nền kinh tế Mỹ mà còn của rất nhiều các thị trường Đông Á khác, động lực cho việc duy trì sự thịnh vượng của Mỹ.

Để đối phó với các hành động của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần phải tiến tới việc thành lập một tổ chức gồm các liên minh ngầm giữa các nước Đông Nam Á, cũng như tăng cường hợp tác để đương đầu với những đối thủ hung hăng trong-tương-lai tại khu vực. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng các cấu trúc liên minh trước đây như với NATO hay như các liên minh đã được hình thành trước đây với Nhật, Úc và Hàn Quốc. Những cấu trúc như vậy tỏ ra không thực tế trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang ngày càng phức tạp, cạnh tranh giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng cũng như những nguy cơ làm gián đoạn mối quan hệ Mỹ-Trung đang xuất hiện. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã hỗ trợ các nỗ lực như hoạt động thường niên Hợp tác sẵn sàng và huấn luyện trên biển (CARAT) và Sáng kiến phổ biến an ninh (PSI). Trong khi đó, tổ chức ASEAN, hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cũng đã góp phần vào việc hình thành hợp tác liên khu vực bất chấp sự nghi ngại lẫn nhau có thể có giữa các quốc gia thuộc các khu vực khác nhau.

Phần lớn công việc tập trung vào việc xây dựng các chiến thuật chống cướp biển cũng như các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, ứng phó thiên tai, không phổ biến vũ khí và chống buôn lậu. Thực ra, những vấn đề như vậy cũng là một trong những mối quan tâm của Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề cướp biển tại vịnh A-đen. Điều này, sau đó cũng có thể được sử dụng như một sự khởi đầu tích cực cho phía Trung Quốc và có thể giúp nước này tham gia vào các hoạt động như vậy. Sự tăng cường hợp tác trong một phạm vi hạn chế, sau đó có thể tạo nền tảng cho các giải pháp ngoại giao các cuộc khủng hoảng tiềm tàng, cũng như tạo điều kiện thận lợi cho sự giao thiệp cũng như hiểu nhau hơn giữa các nước. Sự tham gia tích cực như vậy, đặc biệt là sự tham gia của Trung Quốc, sẽ giúp Mỹ duy trì được mục tiêu hiện tại trong chính sách của nước này tại khu vực. Điều này sẽ cho phép Hoa Kỳ giải quyết các mối quan tâm an ninh pháp lý trong khu vực, trấn an các đồng minh về sự tiếp tục can dự của Mỹ cũng như làm yên lòng Trung Quốc về các ý định của mình.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cần phải tránh việc quay trở lại với mô hình “tăng cường hiện diện” về việc đầu tư cũng như xây dựng các căn cứ quân sự. Việt Nam và Phi-líp-pin cần tránh việc đầu tư quá mức vào quân sự để làm dịu đi mối lo ngại của Trung Quốc trong khu vực và tránh việc tạo ra một lý do cho sự bành trướng của Trung Quốc. Hơn nữa, không có một chiến lược thực sự nào tồn tại dành cho việc thực hiện xây dựng lực lượng Hoa Kỳ. Cho dù đã có nhiều cuộc bàn thảo xung quanh khái niệm mới về Chiến tranh trên biển-trên không, thì vẫn chưa tồn tại một chiến lược gắn kết nào cho việc thực hiện khái niệm này – một vấn đề được nêu lên bởi T.X.Hammes, một cựu sĩ quan thủy quân lục chiến và cũng là một nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc phòng quốc gia. Cùng với việc nêu bật những thiếu sót này, Hammes lập luận rằng Hoa Kỳ nên từ bỏ lập trường đe dọa và tập trung vào tăng cường các mối quan hệ trong khu vực, điều hoàn toàn manh tính phòng thủ. Thay vì đẩy mạnh phát triển các năng lực dùng cho mục đích đe dọa của mình, Hoa Kỳ nên sử dụng các lợi thế địa lý của chuỗi đảo đầu tiên gồm Nhật, Đài Loan và Phi-líp-pin cũng như duy trì khả năng phòng thủ ít đe dọa đến Trung Quốc.

Lập luận này hoàn toàn trái ngược so với những gì mà nhiều người Mỹ bảo vệ, cụ thể là duy trì lực lượng có sức tấn công mạnh mẽ trong khu vực, có khả năng tấn công các thiết bị quân sự chống tiếp cận và các cứ điểm quân sự trên đất liền của Trung Quốc trong trường hợp xung đột nổ ra. Dĩ nhiên là phương án thứ hai sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể và sẽ ép buộc các nước đồng minh công khai phản đối Trung Quốc thông qua việc liên kết mạnh mẽ với Hoa Kỳ. Cách tiếp cận mang tình phòng thủ sẽ không cần nhiều chi phí. Cách tiếp cận này sẽ tập trung vào việc hợp tác với các nước đồng minh hơn là ép họ phải đứng về phía chống lại Trung Quốc, và sẽ ít đe dọa hơn nhiều tới Trung Quốc.

Theo đó, Hoa Kỳ phải thận trọng không vượt ra ngoài ranh giới của các diễn đàn khu vực để tránh việc phải cô lập Trung Quốc. Hoa Kỳ cần phải nhận ra rằng nước này không thể đóng vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực như vậy và phải hợp tác với tất cả các quốc gia trong khu vực. Washington phải tập trung vào việc giúp đỡ các nước ASEAN và các nước khác cũng phải tự thiết lập hệ thống an ninh cho chính họ.

Mỹ Anh (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2670-2670


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét