Phan Văn Song
Người Việt Nam chúng ta cũng thật là lạ : từ hơn một
tháng nay, dư luận và thông tin của cộng đồng chúng ta bổng nóng hẳn lên, sôi nỗi theo dõi tên tuổi của một người tên
mang tên Trần Quang Thành, tuy rằng Trần Quang Thành là người Trung quốc, chỉ
vì Trần Quang Thành dám chống lại nhà cầm quyền mình. Người Việt mình sôi nỗi
theo dõi, vui vẽ khi hay tin Trần Quang Thành được Mỹ cho qua Mỹ tỵ nạn, sôi
nỗi theo dõi, vui buồn theo dõi, phẫn nộ mừng vui như Trần Quang Thành là người Việt ta
vậy ! Chỉ vì Trần Quang Thành dám chống lại quan chức bề trên Tàu
thôi ! Đúng là phe ta ghét Tàu Cộng !
1. Chen Quangcheng :
Mà cũng đáng theo dõi thật, Trần Quang Thành hay đúng hơn
Chen Quangcheng, là một nhà đối kháng chống nhà cầm quyền Trung Quốc. Sanh quán
ở tỉnh Sơn đông, Trần Quang Thành hay Chen Quangcheng bị mù từ thuở nhỏ. Vì mù
nên ông học nghề đấm bóp, nay hành nghề, dạy và sống bằng nghề đấm bóp. Ông có
dịp khi sanh hoạt, quen biết, tiếp xúc đông đảo các giới và giai cấp xã hội
khác nhau và làm quen được với những nạn nhơn phụ nữ bị nhà nước Trung cộng với
chánh sách chống nạn nhơn mãn, buộc hoặc phá thai vì đã có một con rồi với
người phối ngẩu của mình, hay bị hoạn để mất tánh sanh sản (lấy buồng trứng)…
Bất mãn với chánh sách vô nhơn đạo ấy, ông Chen dấn thân vào
cuộc đấu tranh của các người phụ nữ nạn nhơn của chánh sách. Ông nhập cuộc,
cùng họ đấu tranh, và thay mặt họ, nói lên tiếng nói của nạn nhơn, đòi quyền
phụ nữ, đòi quyền con người, đòi công lý, … chẳng chốc ông biến thành người
luật sư biện hộ cho các nạn nhơn của bất công ấy. Vì mù, ông nhờ gia đình, bạn
bè, cùng với ông tham khảo những tài liệu sách vỡ luật khoa, luật lệ để có một
cuộc đấu tranh khoa học, có luật lệ, có lý lẽ, nghiêm chỉnh đàng hoàng Và cũng
vì thế ông bị bắt, ông bị đi tù, ra tòa, và cuối cùng ông bị cấm cung, quản chế
tại gia, nhốt tại nhà, ngay tại làng Dongshigu, tỉnh Shantung -- Sơn đông là
nơi sanh quán, cùng với gia đình người anh là Chen Quangfu và bà vợ. Sau bốn
năm quản chế, ông vượt ngục được và chạy
vào Tòa Đại sứ Huê kỳ tại Beijing để xin tỵ nạn. Vì những lý do đó, nên dư luận
thế giới tưởng rằng ông Chen là một Luật sư. Nay ông được cả thế giới biết đến
ông, và cả thế giới ủng hộ ông, và người Việt tỵ nạn hải ngoại ta ủng hộ ông.
Chen QuangChen (Trần Quang Thành) người đấu tranh mù ly khai - Trung Quốc |
Ngày nay, hai vợ chống Chen Quangcheng đã được tỵ nạn ở
Mỹ, đã được Mỹ cho học bổng đi học ngành Luật (ở Đại học Luật khoa ở New York ),
thỏa mãn giấc mơ của Chen, vì ở Trung quốc người mù (khiếm thị) không được phép
học gì cả ngoài nghề đấm bóp. Để khỏi mất mặt, nhà cầm quyền Trung quốc bèn cấp
chiếu khán cho vợ chồng Chen đi du học Mỹ (sau khi Chen và vợ đã được vào đất
Mỹ).
(Chả bù thời Việt Nam Cộng hòa mình, một em mù học
trò Trường Nam sinh Mù ở đường Trần hoàng Quân quận 10 đã đậu Tú tài và đang
học năm thứ hai Luật khoa khi Sài gòn thất thủ. Em Thành là một hảnh diện của
ông cụ thân sanh của người viết, cố Trung tá Phan Văn Sương, hiệu trưởng Trường
Nam sinh mù từ năm 1961 đến ngày mất nước).
2. Trần Quang Thành :
Trần Quang Thành quen với chúng tôi là một nhà báo Việt
nam, dân Hà nội thứ thiệt, câu chuyện ông có thật (và câu chuyện của ông cũng đau
thương, cũng hào hùng không kém chuyện ông Trần Quang Thành-Chen Quangcheng bên
Tàu)
Ông là một người Việt, quê miền Bắc Việt Nam, dân Hà
nội, sanh sống, làm việc và phục vụ chế độ Cộng sản miền Bắc. Chúng ta có thể gọi ông ấy là Việt Cộng.
Ông trở thành
nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, trước với các anh chị em người Việt ở Đông Âu, và gần đây
với toàn thể các anh chị em tỵ nạn Công sản thế giới, do cách đối xử cạn tàu
ráo máng của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với những người đã từng phục
vụ mình.
( *1 - Sanh năm 1941, sau khi tốt nghiệp bậc trung học tại Hà Nội - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 18 tuổi ông Trần Quang Thành gia nhập ngành truyền thông của chế độ Cộng sản Việt Nam. Từ 1959 đến năm 1973, ông là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ở Hà nội. Từ 1974 ông chuyển sang làm phóng viên đặc trách các đề tài thời sự, chánh trị, ngoại giao, quân sự cho đài phát thanh và sau đó cho đài truyền hình, khi chế độ Cọng sản Việt Nam có truyền hình, và như vậy tất cả là 22 năm. Trở về từ chiến trường Miên với một chân bị thương tật năm 1982, ông được « Đảng và Nhà nước cùng cơ quan bố trí » cho ông lãnh công tác mới là « xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo phóng viên cho các đài truyền hình địa phương, và chuyên về thủ tục nhập cảng máy móc cho ngành truyền thanh truyền hình trực thuộc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình Sài Gòn.*)
Chúng tôi gặp
anh Trần Quang Thành ở Hannover vào đầu tháng sáu năm 2010, qua lời giới thiệu
của một anh bạn quen. Cùng nhau tham dự buổi họp mặt và hội thảo, bọn chúng tôi
thường tìm những cơ hội như những lúc giải lao, sau giờ ăn uống, để tìm hiểu nhau và làm quen với nhau. Sau khi
đã thật sự quen nhau rồi, và đã trao đổi với anh Trần Quang Thành một số nhận
định về tình hình trong nước và thế giới, dỉ nhiên dưới góc độ nhản quan của
những người Việt Nam có những ưu tư đối với đất nước Việt Nam, cá nhơn chúng tôi
muốn tò mò hiểu thêm những động lực nào đã tạo ra con người Trần Quang Thành
ngày nay, từ ngoại hình (gương mặt bị tàn phá, thân thể đầy sẹo, chân đi khập
khểnh) đến tinh thần đấu tranh rất vững vàng và rất mạnh chống chế độ và nhà cầm
quyền mà anh đã từng trung thành phục vụ.
Hỏi : Tôi xin phép, sau
hai ngày chúng ta quen biết và tìm hiểu nhau, được hỏi anh về trường hợp và nguyên do của
cái « tật nguyền của anh », và sự có mặt cùng những suy nghĩ và tiếng nói đóng góp tích cực
của anh đầy những ưu tư với đất nước vào cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tự
do cho Việt nam.
TQT : Như vừa qua tôi đã tự giới
thiệu với anh, là sau khi tôi bị thương ở chiến trường Miên khi đang thi hành
nghiệp vụ phóng viên chiến trường, tôi được cơ quan cho về phục vụ ở Sài gòn,
tôi có nhiệm vụ lo đào tạo các em mới vào nghề, lo tổ chức mua máy móc, vật
dụng để trang bị cho các đài ở các địa phưong, tôi phục vụ cho cơ quan chánh là
đài phát thanh và đài truyền hình Sài gòn. Tôi và nhơn viên thuộc cấp tôi lo tìm
mua, lựa máy móc, trang dụng, và làm những thủ tục để nhập cảng. Nhưng thật sự
những thủ tục nầy chỉ để bọn ăn trên, ngồi tróc, tức là các quan xếp lớn chúng
tôi dùng ngân khoản do chúng tôi đề nghị để buôn lậu, bán lậu, và sử dụng ngân
khoản (vì do bọn họ quản trị) để ăn cắp và làm giàu cá nhơn.
Bọn tham nhũng, dùng những tài liệu và ngân khoản chúng
tôi xin được để mua nhập cảng những hàng hóa, và dụng cụ khác có giá trị của
thị trường về và làm ăn với thị trường, và dùng tiền ấy, mượn đầu heo nấu cháo
làm ăn.
(*2 - Dưới danh xưng “nhà nước và
nhân dân cùng làm, địa phương và trung ương cùng làm,” cơ quan của ông Thành cố
vấn cho các địa phương tiến hành xây dựng đài, lên danh sách nhập cảng máy móc
và phương tiện kỹ thuật để trang bị, nhưng việc xoay sở để có ngoại tệ là việc
của địa phương. Trong thực tế, sau khi cơ quan của ông Thành xin được giấy phép
rồi, tập đoàn tham nhũng ở “Viện Nghiên cứu” dùng tiền vốn của các đài địa
phương để nhập cảng những thiết bị theo nhu cầu tiêu thụ ngoài thị trường. Sau
khi máy móc về nước, họ mang ra chợ trời Huỳnh Thúc Kháng bán lại, lấy tiền lời
đút túi, còn tiền vốn tiếp tục mua sắm thiết bị nữa, cuộc kinh doanh bằng vốn
kẻ khác quay vòng trên tờ giấy phép xây dựng đài truyền hình địa phương*)
Hỏi : Và vì chắc anh không nhắm
mắt để họ làm nên họ mới « cho anh gặp tai nạn » phải
không ?
TQT : Chưa anh à, đấy là lần
đầu, nhưng tôi vốn nhà báo, thấy sao nói vậy, nên tôi làm một bản phúc trình rõ
ràng, giúp công an chống tham nhũng phá tan ổ tham nhũng, và thu hồi lại tất cả
những hàng hóa nhập cảng lậu. Nhưng công trạng nầy chỉ đưa họa đến với gia đình
tôi và cả bản thân tôi. Tôi bị cho về vườn, trả về trung ương là Hà nội, ngồi
nhà chờ nhiệm vụ mới và được lãnh lương … thất nghiệp.
Phan Văn Song (tác giả) và ông Trần Quang Thành, tháng 6/2010 Hannover (CHLB Đức) |
( *3 - Khi ông Thành đặt
vấn đề, lãnh đạo cơ quan thách thức ông cứ việc phúc trình. Bản báo cáo
chi tiết của Trần Quang Thành dẫn đường cho công an mở cuộc điều tra, thu hồi
số hàng hóa trị giá gần 30 ngàn đô của thời giá năm 1987, và dẫn đến chỗ cả bản
thân ông Thành lẫn người con gái mất việc. Để hợp pháp hóa việc trói tay ông
Thành, năm 1988, lãnh đạo cơ quan đẩy ông trở về Hà Nội, vẫn trong sổ lương của
đài truyền hình Việt Nam nhưng ông bị vô hiệu hóa, ngồi chơi xơi nước, và lãnh
trợ cấp thất nghiệp để sống qua ngày*.)
Hỏi : Lúc nào anh gặp tai nạn, và lý
do ?
TQT : Tôi là một nhà báo, nhận
thấy có nhu cầu, tôi bèn theo dõi, điều tra và viết một phóng sự về « buôn
bán phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài cho thị trường tình dục ». Công an nhờ
tôi cung cấp tài liệu để mở một cuộc tảo thanh thanh trừ bọn gian manh. Thoạt
đầu tôi không cho, vì tôi đã rút kinh nghiệm vụ trước ở Sài gòn rồi. Phải do
ông Đỗ Mười ra lệnh tôi mới tuân lệnh. Công an điều tra thành công phá vỡ đường
giây buôn phụ nữ. Nhưng tôi bị bọn lưu manh hăm dọa. Đúng là công an đã tiết lộ
bí mật ra ngoài.
Hỏi : Và anh bị tai nạn ?
TQT : Chưa anh à, tôi bị lần sau, sau
khi tôi viết phóng sự về « Buôn lậu thuốc lá ». Lần nầy tôi đụng to.
Chẳng những không có kết quả gì cả, mà tôi bị lãnh một lon a xít vào mặt, mới
ra thân thể nầy anh ạ ! Tôi tự cho tôi là bị tai nạn nghề nghiệp ! Sau
15 cuộc giải phẫu, sau khi nằm điều trị tại bệnh viện trên một năm. Ngày nay,
hai cánh tay tôi vẫn còn đầy những vết sẹo cháy dính da, mắt trái mù, mất cả
miệng lẫn mũi, thương tật tới 81%, riêng khuôn mặt bị tàn phá và biến dạng mặc
dù đã được tái tạo phần nào những chỗ trên khuôn mặt đã bị chất cường toan ăn
mất đi ! Nhưng tôi vẫn
sống và vẫn phải sống với khuôn mặt nầy để thiên hạ thấy và quý vị thấy thế nào
là chế độ ! Tôi là một nhà báo, tôi điều tra viết phóng sự, công an buộc
tôi giao những tài liệu nhưng công an không gìn giữ bảo vệ nhà báo, bảo vệ
người lương thiện. Như một ông công an cấp cao nói với tôi : «
… nói thật với bác, đó là cả một bộ
máy có bánh xe nhỏ bánh xe to. Bác mà đi ngược bánh xe bác sẽ gãy. Kinh nghiệm
của bác đấy ! ».
Hỏi : Kinh nghiệm hay bài
học ?
TQT : Cả hai, tôi nghĩ rằng tôi phục vụ Đảng tôi
phục vụ Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa tận tâm, lương thiện, tôi là một nhà
báo, tôi cố gắng làm một người công dân lương thiện. Thấy tham nhũng, thấy bất
lương, tôi có bổn phận báo cáo như người ta đã dạy tôi. Tư cách đạo đức một
đảng viên, tư cách đạo đức người cộng sản buộc tôi phải lương thiện phải báo
cáo những sai trái để sửa sai. Cải tạo, cải huấn hằng ngày để tiến. Nhưng tôi đã lầm và lầm to : đó là bài
học và kinh nghiệm đau thương của tôi.
Và ngày nay Việt Nam bị một
bộ máy tham nhũng cầm quyền. Tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp của công. Tôi rút kinh nghiệm, tôi
rút bài học. Tôi xin được tỵ nạn với con trai tôi ở Bratislavia thủ đô Slovéquia.
Tôi không nói chánh trị, tôi
không cần nói chánh trị. Tôi chỉ mong mọi người nhìn thấy tôi, thân thể tôi,
nhìn ngoại hình tôi, biết câu chuyện của tôi thì hiểu được tình hình, hiểu được
chế độ nào đang cầm quyền tại Việt Nam,
và biết
phải làm cái gì để chấm dứt cái chế độ tham nhũng kia ở Việt Nam.
Câu nầy cũng là câu kết luận
của câu chuyện tôi kể cùng quý độc giả.
Câu
chuyện giữa hai chúng tôi chấm dứt hôm ấy, vì có những bạn bè khác đến nói
chuyện với anh Trần Quang Thành. Hôm nay nhơn đọc bài viết của Ngy Thanh trên
Thông tin Hải ngoại viết theo bài báo của Thờibáo online dưới tựa dề là
« Xấp bạc ngoài cánh đồng ». Tôi vội viết bài nầy chia sẻ với quý độc
giả, để hiểu rõ thế nào là một chế độ « không
còn tình người » (hay không còn tánh người !).
Một
bài học cho những ai còn tin Cộng sản.
*…* những đoạn giữa hai sao nầy do trích từ
bài viết của Ngy Thanh. Hôm nói chuyện với anh Trần Quang Thành ở Hannover tôi
không nắm rõ những chi tiết. Nay xin được trích những chi tiết ấy của bài viết
của Ngy Thanh. Đa tạ tác giả.
Quý
độc giả muốn hiểu rõ Trần Quang Thành vào xem you tube báo Người Việt phỏng vấn
vào thánh 11/2011.
Phan Văn Song
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét