Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CÂU CHUYỆN CHỦ NHẬT : CỰC CHẲNG ĐÃ PHẢI NÓI LẦN THỨ BA

Nhà văn Nguyễn Hiếu

Ấy là chuyện góp ý với Ban sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam trong việc mở trại sáng tác.

Lần thứ nhất, cuối tháng 8 hay 9 năm 2011, trực tiếp với Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh trong phòng làm việc của ông. Lần thứ hai với Phó chủ tịch Hội kiêm Trưởng ban sáng tác Nguyễn Quang Thiều đang đứng dựa tường ngoài hành lang hôm Hội mời phát giải thưởng năm và mời ăn cỗ Tất niên.

Nội dung góp ý cực kì đơn giản. Tóm tắt như sau:

Anh (chú) nên xem lại cách tổ chức trại sáng tác của hội mình một chút. Chứ ai lại mở trại mà tù mù như bán bạc giả, chẳng thông báo nên ai biết thì lên đăng kí, thành ra trại sáng tác của hội từ hàng chục năm nay cũng từng ấy người. Có những vị, từ trại Đại Lải đến Đà Lạt, cũng thấy có mặt nhưng chẳng viết cái gì. Mà chế độ trại cũng không rõ ràng từ cách chọn trại viên đến chế độ đối với tác phẩm. Thành, thử trại sáng tác của hội ta giống như trại an dưỡng, du lịch, thăm thú chứ không phải trại sáng tác. Trong khi hội hô hào nâng cao chất lượng tác phẩm mà tổ chức trại kiểu này thì không ổn mà hình thức theo kiểu “cho xong đi”.

Hay là tham khảo cách tổ chức trại bên Hội NSSKVN. Hội SK thông báo công khai cho toàn thể hội viên về hình thức, chủ đề, thể loại của trại mỗi kì. Sau đó hội viên nào thấy thích hợp thì nộp đề cương, tác phẩm lên. Ban sáng tác sẽ xem xét (có thể coi là duyệt cũng đựơc) thấy đề cương nào tác phẩm phù hợp có khả năng nâng cao thì mời tác giả đó đi. Trong trại thì, ngoài thời gian viết còn giành thời gian chia tổ đọc tác phẩm, góp ý nâng cao, sữa chữa. Sau khi hoàn thành tác phẩm thì thu bản thảo nộp lên. Trại sẽ có tiền giúp một phần cho trại viện sinh hoạt và tiền tạm gọi là nghiệm thu tác phẩm”. Kết quả với phương thức làm này, vài năm nay, trại nào cũng có kịch bản đoạt giải và đựơc dàn dựng.

Mình góp ý thành tâm là như vậy. Chủ tịch Thỉnh gật đầu “chú yên tâm, anh sẽ cố gắng sửa”.

Nhưng bác Thỉnh nói rồi bác lại quên ngay. Do tính hay quên hoặc coi thường sự góp ý của hội viên. Hoặc giữ trọng trách hội quá lâu nên chai đi. Mọi sự đâu vẫn vào đấy. Bổn cũ vẫn tái diễn mấy trại gần đây. Ai nộp đề cương không cần biết. Nộp rồi xếp xó. Cứ thích ai thì gọi người nấy .

Chú Thiều thì không nói gì. Nhưng nghe phong phanh chú không thích những lời góp ý của tôi. Thành thử… Thôi những lời đồn thổi thì coi như bỏ qua…

Chú Thiều là người giỏi làm báo và cũng có thể quá bận bịu các việc trọng đại nên coi việc quản lý ban sáng tác là việc vặt. Không đáng hao tâm tổn sức .

Là một người rất quí và ủng hộ bằng lá phiếu tín nhiệm Nguyễn Quang Thiều vào Ban chấp hành với hi vọng chú đưa đôi vai vạm vỡ, đầy năng lực và rất đàn ông của mình để góp phần đưa hoạt động của Ban sáng tác nói riêng và của Hội ta nói chung lên một bứơc.

Sự hi vọng ấy của tôi đối với Nguyễn Quang Thiều vẫn còn, mặc dù hơn một năm qua trong vai lãnh đạo to của Hội, tôi hơi thất vọng.

Nhà văn Nguyễn Hiếu
http://badamxoe.blogspot.com/2012/06/cau-chuyen-chu-nhat-cuc-chang-phai-noi.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét