Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BỮA TIỆC CHAY CỦA MỘT THẾ KỶ TÙ

Người Buôn Gió

Tôi đã từng gặp Kiều Duy Vĩnh người tù ở trại Cổng Trời tại nhà riêng của ông. Kiều Duy Vĩnh giờ đã lẫn lộn sau vì tuổi già và mười mấy năm tù, ông kể lộn xộn quãng đời tù của ông, đang kể có lúc lại giật mình hỏi người nghe- Thế anh có phải là công an không.? Sự cảnh giác và sợ hãi ăn sâu vào Kiều Duy Vĩnh đến nỗi ông luôn thấp thỏm như vậy. Có lẽ cũng hiểu được cho ông, bởi cái buồng giam có hơn 70 con người sau một thời gian chỉ có ông và một người nữa còn sống sót đến ngày về. Khoan hãy nói đến những đói, bệnh, khổ cực trong mười mấy năm giam cầm. Chỉ cần sống trong một không gian gói hẹp mà mấy chục người bạn tù chết dần mòn dưới sự chứng kiến của mình cũng đủ để làm thần kinh không thể bình thường được là điều dễ hiểu.

Tôi cũng có hân hạnh gặp Linh Mục Nguyễn Văn Lý vài năm trước lúc ngài được nhà nước tạm cho về chữa bệnh sau khi bắt lại nhà giam. Lúc đó ngài bị liệt gần nửa bên người, đi đứng khó khăn,với một cánh tay còn hoạt động, ngài viết những câu trích dẫn trong Thánh Kinh để trao tặng cho tôi. Nhưng câu giản dị như '' Các con hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con''. Tẩn mẩn với việc viết, thảng ngài ngẩng đầu lên nói về những chuyện mà tôi nghĩ không có thật. Ngài nói đầy vẻ tin tưởng pha chút khen ngợi về một số người đã đưa ngài vào tù,  phải chăng những năm tháng giam cầm thiếu thông tin khiến ngài cả tin vào lòng tốt của họ. Cũng có thể tôi nhầm cũng nên, vì biết đâu với tư cách là con chiên của Chúa, lòng vị tha, bao dung là tư tưởng mà ngài thấm nhuần bởi đức tin ngài đã chọn khiến ngài nghĩ vậy.

Đôi khi tôi nghĩ những người có nhiều năm trong tù, thường có những tư duy không bình thường. Nguyên nhân có thể do họ sống trong môi trường biệt lập nhiều năm, cách ly với xã hội. Những thói quen sinh tồn trong năm tháng tù đày khắc nghiệt vẫn còn trong người họ mặc dù có người trở về với xã hội nhiều năm.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Tình cờ một lần đi lang thang, tôi dự được bữa tiệc chay rất đặc biệt. Nói đặc biệt bởi mấy khi tôi  được mời ăn tiệc chay, đặc biệt nữa là ăn với các nhà tu hành, đặc biệt nữa là những nhà tu hành khác tôn giáo với nhau, đặc biệt nữa là họ có chung một điểm từng phải ngồi tù với thời gian đặc biệt dài tới hàng thập kỷ. Và hơn hết nữa là ở họ không có dấu ấn gì của hàng chục năm tù trong cách nói chuyện, trong thái độ, ngôn ngữ và tư tưởng.

- Tôi đi đường, họ chặn lại hỏi giấy tờ, tôi không có. Thế là họ cho tôi đi tù 5 năm tập trung cải tạo. Sau này tôi về vận động xây chùa, họ đến hoạch họe rồi lại cho tôi đi 2 năm tù nữa.

Một vị hòa thượng kể thản nhiên như không về những lần ngài bị bắt bỏ tù.

- Lúc ấy tôi còn trẻ, họ bắt tôi đi từ năm 1979 mãi đến năm 2005 họ mới thả tôi về, tổng cộng là 26 năm tù.

Hòa thượng Thích Thiện Minh thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam cười xoa cằm kể về quãng đời 26 năm tù của mình như kể câu chuyện của người khác, hay ngài đọc được từ một cuốn sách. Ngài kể về những lần kéo xe phân bón ruộng, quen với một cô giáo vì lần ấy xe phân của ngài bị lật đổ giữa đường khiến cô giáo phải vòng ruộng đi. Sau lần quen ấy, cô giáo cho ngài báo cũ, giấy bút những thứ rất hiếm trong tù để ngài dùng.

Mục sư Tinh Lành Giáo Hội Mennonite Nguyễn Hồng Quang đạo mạo trong cặp kính trắng , cà vạt cười hớn hở kể chuyện quãng tù đầy mấy chục năm của ngài như là những cuộc phiêu lưu kỳ thú, kể cả những lần bị đánh đập gẫy xương tay chân gần chết hay những lần ốm thập tử nhất sinh.Ngài kể có những bạn tù hai mươi mấy năm trong trại giam, lúc đang lao động nghe tin được thả,ngừng nghe giây lát rồi cuốc tiếp. Vừa cuốc đất vừa lẩm bẩm nói với bạn tù.

- Bây giờ được về thì biết về đâu, từng ấy năm rồi, nhà cửa không còn, người thân cũng không biết ở đâu, tuổi già về đi lang thang cũng thế.

Thấy tôi ngạc nhiên, các ngài giải thích. Vì có những người khi miền Bắc tiến quân vào miền Nam, họ là sĩ quan ngụy bị bắt đi cải tạo, vợ con vượt biên chả biết sống hay chết vì từng ấy năm không ai tiếp tế , tin tức gì cho họ. Về nhà cũng của người khác, có người gần 70 tuổi rồi, về thì họ cũng biết về đâu, làm gì. Từng ấy năm vật đổi sao dời, nhất là qua loạn lạc của chiến tranh thì sự thay đổi càng không hình dung được.

Vị sư ngồi cạnh tôi khuôn mặt khắc khổ, khi tôi hỏi về ngài. Ngài nói

- Tôi chỉ bị mười mấy năm, bằng nửa các ông kia thôi. 

Ký giả Trương Minh Đức, người vừa hết án  5 năm tù thì cười lắc đầu khi tôi nhìn anh. Có lẽ anh thấy 5 năm tù của mình không ăn thua gì so với những người ở đây nên cười bẽn lẽn rất dễ mến như vậy.

Mọi người hỏi thăm tin tức về những người bạn tù năm xưa, loáng thoáng tôi có nghe tên nhạc sĩ Châu Kỳ, vài nhà văn, nhà báo của thời Việt Nam Cộng Hòa cũ.

Khi đứng ra ngoài hút thuốc, tôi nhận ra các vị đều tràn sức sống và trẻ hơn tuổi rất nhiều, trẻ hơn đến cả hàng chục tuổi. Thật kỳ lạ, lẽ nào từng ấy năm tháng sống trong cảnh tù ngục đầy khổ đau, họ hiện hiển ngay nay trong cuộc đời này vẫn đầy hồn nhiên như những chàng thanh niên mới lớn. Vô tư , vui vẻ , không chút âu sầu và trí tuệ của họ mẫn tiệp, sâu sắc đến đáng phục.

Mới 3 người trong số các vị tính nhẩm tổng số năm tù đã hơn 70 năm, tôi không hỏi những vị còn lại. Thôi cứ để áng chừng 100 năm cho tròn một thế kỷ để đặt tên cho bữa tiệc chay này.

  Gặp gỡ
 và chia tay

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/593/593


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét