Lý Đại Nguyên - Trí Nhân Media
Diễn đàn dối thoại Shangri -La lần thứ 11 tại Singapore (2/6/12) |
Thượng nghị sĩ Cộng hòa, John McCain nói tại Malaysia rằng: “Hiện vẫn có sự thật, mà tôi đã nói thẳng với các người bạn Việtnam, là vẫn có sự đàn áp những người thiểu số, các tín đồ Phậtgiáo, Thiên Chúa giáo, những người thiểu số sống tại các vùng cao, và chúng tôi mong đợi tiến bộ về nhân quyền”.
Tại
Diễn Đàn Đối Thoại Shangri-La lần thứ 11, bàn về An Ninh Khu Vực Châu Á, hôm 02/06/12,
ở Singapore, trước cử tọa từ 28 quốc gia, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Edward
Panetta nói về chủ trương “tái cân bằng lực lượng của Mỹ qua vùng Châu Á - Thái
Bình Dương”.
Theo ông: “Tới năm 2020, Hảiquân Mỹ sẽ chuyển dịch cán cân lực lượng
ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành 60-40 thay vì 50-50 như hiện nay”.
“Hiện
tại, Mỹ có 285 chiến hạm các loại, phân bổ 50-50 giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tới 2020 tương quan
sẽ là 60-40 nghiêng về Thái Bình Dương. Mỹ sẽ đặt ở Thái Bình Dương 6 hàng không mẫu hạm, đa số
khu trục hạm, tuần dương hạm, các tàu thân cận và tàu ngầm. Mỹ cũng thêm vào
nhiều chiến đấu cơ tránh radar đời mới, máy bay ném bom tầm xa và tên lửa phòng
thủ. Tăng cường tập trận, thăm hải cảng và mạng lưới đối tác trong khu vực”.
Ông
nói: “Nước Mỹ đang dự trù đầu tư thêm vào các loại phương tiện cần phải có để nâng
cao năng lực tung nhanh các lực lượng hùng hậu đến hiện trường, cũng như tăng cường
khả năng tác chiến tại khu vực Á châu - Thái Bình Dương. Trong số các phương tiện
này có ‘các loại chiến đấu cơ tàng hình, tránh radar, một loại oanh tạc cơ đường
trường, các vũ khí dùng trong chiến tranh điện tử và các hệ thống phòng thủ tên
lửa”. Ông nhấn mạnh: “Việc Hoakỳ đổi mới chiến lược hoàn toàn không phải nhằm
thách thức Trungquốc”. Theo ông: “Cả hai nước đều có lợi trong việc thúc đẩy an
ninh và thương mại trong khu vực”. Ông kêu gọi: “Được tiếp tục đi lại dễ dàng ở
các cảng trong khu vực Biển Đông, giữa lúc Hoakỳ tìm cách chuyển đa số các tàu
chiến của Mỹ sang vùng Châu Á – Thái Bình Dương trước năm 2020”.
Lên
tiếng về bài tham luận của bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, ngay trong cuộc
hội thảo, trưởng đoàn Trungcộng, tướng Nhậm Hải Tuyền phát biểu rằng: “Quân đội
Trungquốc sẽ cảnh giác, nhưng không đối đầu với lực lượng hải quân Mỹ sắp tăng
cường tại châu Á –Thái Bình Dương”. Ông dự báo: “Quân đội Trung quốc sẽ phải đối
diện với tình huống phức tạp và nghiêm trọng, do vậy phải cảnh giác để vượt qua
tình huống này”.
Nhưng hôm nay, 06/06/12, chỉ vài ngày sau khi tướng Nhậm Hải
Tuyền tuyên bố như trên. “Một bài báo trên tờ Nhân Dân Nhật Báo của đảng
Cộngsản Trunghoa: “Bác bỏ khẳng định của Washington rằng động thái này không
nhắm vào việc kiềm chế Trungquốc”. Tờ báo nói rằng: “Mọi chuyện rõ ràng cho thấy,
Hoakỳ đã nhắm mục tiêu vào Trungquốc, và điều này có thể gây chia rẽ trong khu
vực”.
Ở đây, thấy được lý do, tại sao, Trungcộng không cử bộ trưởng quốc phòng
Lương Quang Liệt tham dự diễn đàn Shangri-La 11 như mọi khi, mà chỉ cử một viên
tướng phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quân Sự TrungQuốc đại diện, làm vậy
để người Tầu dễ đổi giọng. Mặc cho báo chí Tầu muốn nói gì thì nói, thực tế
Trungcộng đã chịu thỏa thuận với Philippines để hai bên cùng rút tàu, thuyền ra
khỏi khu tranh chấp tại đảo đá ngầm Scarborough, Giữa lúc tổng tham mưu liên quân
Hoakỳ, tướng Martin Dempsey và phái đoàn quốc phòng Mỹ, gặp tổng thống Phi,
Benigno Aquyno III ở Manila, ngày 04/06/12, sau khi họ đã dự hội thảo
Shangri-La về, có lẽ để chuẩn bị cho việc quân Mỹ hiện diện hợp tác với quân đội
Phi Luật Tân “giữ gìn hòa bình và ổn định khu vực” vào mùa hè này.
Trong
khi tướng Martin Dempsey đi Philippines, thì bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon
Panetta đến Việtnam. Với vị thế bộ trưởng quốc phòng, đây là lần đầu tiên ông công
du Việtnam và một điều nổi bật là ông không đến ngay thủ đô Hànội như vị bộ trưởng
quốc phòng tiền nhiệm, để gặp các nhà lãnh đạo Việtcộng, mà ông đến thẳng quân
cảng Camranh, nơi chiếc tàu chở hàng tiếp
tế hải quân Mỹ USNS Richard E. Byrd đang tu sửa.
Quân cảng Camranh vốn là quân
cảng hàng đầu trong chiến tranh Việtnam do Mỹ xây dựng, nơi có vị trí chiến lược
kiểm soát toàn khu vực Biển Đông. Khi Mỹ triệt thoái khỏi Việtnam năm 1975 thì
Liênxô đương nhiên được vào thay thế, vì lãnh đạo Việtcộng thời đó là Lê Duẩn,
có bản chất chống Trungcộng theo Liênxô. Có lẽ biết thế, nên hảỉ quân Mỹ đã được
lệnh quay đi không can thiệp, để ngày 19/01/1974, Trungcộng đánh chiếm quần đảo
Hoàngsa từ tay chính phủ Việtnam Cộnghòa, làm thành ‘nút chặn’ quân cảng đầu tiên
mà Liênxô có được ở phía Nam Thái Bình Dương. Nếu, bây giờ, Mỹ tái xuất hiện thường
xuyên tại Camranh, để hàng trăm chiến hạm Mỹ lớn nhỏ đủ loại, thong dong chạy dọc,
ngang và cùng các đồng minh liên tục tập trận trên mặt Biển Đông, từ Singapore đến
Việtnam sang Philippines, Malaysia, Indonesia lên Nhậtbản, Namhàn, xuống Úc qua
Ấnđộ thì ‘cái lưỡi bò’ của Trungcộng ở Biển Đông sẽ bị cắt nát. Đây mới đúng là
biểu tượng và ý nghĩa về chuyến thăm của ông bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta tại Camranh vào ngày Chủ Nhật
03/06/2012, ở thời điểm này vậy.
Sau
lễ đón chính thức sáng 04/06/12, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta hội đàm và
làm việc với bộ trưởng quốc phòng Việtcộng tướng Phùng Quang Thanh, và vào buổi
chiều đến chào xã giao Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng.
Trong lúc tiếp kiến
bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta tại Hànội, thủ tướng Việtcộng, Nguyễn Tấn
Dũng cho biết: “Việtnam luôn xem Hoakỳ là đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan
trọng và mong muốn Hoakỳ đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình và an ninh
khu vực trong tư cách là một cường quốc Áchâu- Thái Bình Dương”. Nguyễn Tấn Dũng
yêu cầu: “Chính phủ Hoakỳ cần sớm hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việtnam,
và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh để tăng
cường những nỗ lực xây dựng niềm tin và nâng cao tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước”.
Ông Panetta cho biết: “Washington coi trọng mối quan hệ với Việtnam trong chính
sách tổng thể về Áchâu - Tháí Bình Dương
và mong mối quan hệ Việt-Mỹ được tiếp tục phát triển trong nhiều lãnh vực,
đặc biệt là về an ninh và quốc phòng”.
Nói
về chính sách tổng thể ở Áchâu - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và chiến lược cân
bằng lực lượng của Mỹ qua Áchâu - Thái Bình Dương, mà ông bộ trưởng Hoakỳ Leon
Panetta công bố tại diễn đàn Shangri La II thì được cả Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ,
bất kể Dân Chủ hay Cộng Hòa đều tán thành.
Nhưng việc bán vũ khí sát thương cho
Việtcộng thì tất cả Quốc Hội Mỹ đều không đồng ý.
Chính vì vậy mà bên hành pháp,
từ tổng thống Obama, đến ngoại trưởng
Hillary Clinton cùng kêu gọi Việtcộng phải tôn trọng nhân quyền, nhằm hội
đủ điều kiện để Quốc Hội Mỹ chấp thuận giải tỏa cấm vận vũ khí cho Việtnam.
Thượng
nghị sĩ Cộnghòa, John McCain nói tại Malaysia rằng: “Hiện vẫn có sự thật, mà tôi
đã nói thẳng với các người bạn Việtnam, là vẫn có sự đàn áp những người thiểu số,
các tín đồ Phậtgiáo, Thiên Chúa giáo, những người thiểu số sống tại các vùng
cao, và chúng tôi mong đợi tiến bộ về nhân quyền”.
“Chúng tôi mong đợi tiến bộ
chứ không phải là thay đổi tức thì”. Ấy
thế, mà bọn Việtcông không biết tự cứu mình và cứu nước, cứ sợ dân, nghe Tầu phá
hoại chiến lược Mỹ, bằng cách vi phạm nhân quyền, khiến Mỹ khó tiếp tay cho Việtnam
trở thành quốc gia dân chủ, tự chủ với Tầu, như nhiều nước trong vùng.
LÝ ĐẠI NGUYÊN -
Little Saigon ngày 05/06/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét