A Sáng
Lời dẫn : Báo chí Việt Nam đang ở trong
giai đoạn khó khăn. Tình hình kinh tế ảm đạm đã đẩy không ít tờ báo vào hoàn cảnh
tụt giảm số lượng phát hành và eo hẹp nguồn thu quảng cáo. Thậm chí, có nhiều
chuyên san, phụ trương phải tạm đình bản, chờ thời cơ khôi phục hoạt động. Tìm
kiếm một con đường để tồn tại cho một tờ báo không hề đơn giản, ngó vào túi tiền
doanh nghiệp đã nan giải, mà ngó vào túi tiền độc giả còn nan giải hơn. Thực trạng
lá cải hóa báo in rất đáng báo động, vì ở đó còn manh nha khái niệm tư nhân hóa
báo chí.
Loạt bài đả kích báo lá cải trên tạp chí Người Làm Báo, báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Phụ Nữ TPHCM đã rúng động hệ thống các ấn phẩm đang ăn khách này, cũng như đã khiến các cơ quan quản lý phải nghiêm túc đánh giá lại quy hoạch phát triển báo chí. Tuy nhiên, chấn chỉnh báo lá cải như thế nào, vẫn cần nhiều suy nghĩ đa diện hơn và thấu đáo hơn. Như một sự trao đổi cởi mở vì tương lai báo chí nước nhà, lethieunhon.com xin giới thiệu ý kiến của nhà văn – nhà báo A Sáng, một người khá “mát tay” trong xu hướng làm báo hướng đến thị trường năng động!
**********
Mọi chuyện đang bình thường, bỗng nhiên hai tờ báo là SGGP và Phụ nữ TPHCM đồng loạt đăng những bài kiểu bêu xấu, dạy dỗ, kêu ca… về một số tờ báo miền Bắc và gọi đó là những tờ báo “lá cải” làm nhiễu loạn thị trường. Sự việc này khiến tất cả những người làm báo ngỡ ngàng, choáng váng bởi lâu nay dân làm báo luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau và chưa bao giờ có cái chiêu trò nói xấu báo khác như thế. Khi đọc kỹ những bài viết với những cái tít rất kinh khủng trên hai tờ báo đó, những nhà báo đều lắc đầu ngao ngán.
Cái kiểu nhân danh văn hóa, nhân danh báo chí, nhân danh sự “trong sạch” để bôi bẩn, dạy dỗ người khác này thật sự quá ngây thơ và non nớt. Nực cười hơn khi tác giả Đường Loan còn trích dẫn:
Mọi chuyện đang bình thường, bỗng nhiên hai tờ báo là SGGP và Phụ nữ TPHCM đồng loạt đăng những bài kiểu bêu xấu, dạy dỗ, kêu ca… về một số tờ báo miền Bắc và gọi đó là những tờ báo “lá cải” làm nhiễu loạn thị trường. Sự việc này khiến tất cả những người làm báo ngỡ ngàng, choáng váng bởi lâu nay dân làm báo luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau và chưa bao giờ có cái chiêu trò nói xấu báo khác như thế. Khi đọc kỹ những bài viết với những cái tít rất kinh khủng trên hai tờ báo đó, những nhà báo đều lắc đầu ngao ngán.
Cái kiểu nhân danh văn hóa, nhân danh báo chí, nhân danh sự “trong sạch” để bôi bẩn, dạy dỗ người khác này thật sự quá ngây thơ và non nớt. Nực cười hơn khi tác giả Đường Loan còn trích dẫn:
“Ông
Nguyễn Văn Khanh, Trưởng phòng Báo chí - Xuất bản (Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM)
chia sẻ, trước sự “tấn công” ồ ạt của các “báo lá cải”, chủ yếu thuộc các hội
nghề nghiệp, ban ngành của Trung ương, Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM đang
tăng cường rà soát lại các văn phòng đại diện chưa đảm bảo yêu cầu về giấy
phép, cơ sở vật chất, nhân sự... Song, việc cấp phép, quản lý và xử lý các ấn
phẩm này lại thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin - Truyền thông. Sở cũng đã có
văn bản gửi Bộ Thông tin - Truyền thông kiến nghị xử lý, gửi trực tiếp tới các
cơ quan báo chí có ấn phẩm vi phạm yêu cầu kiểm tra, báo cáo nhưng kết quả… vẫn
như cũ. Lờn luật, “báo lá cải” càng ngang nhiên hoành hành…”.
Thật
nực cười khi vị quan chức này phê phán cả cơ quan quản lý với cụm từ “lờn luật”.
Nói vậy nghĩa là Bộ Thông tin – Truyền thông không hoàn thành nhiệm vụ!?
Trở lại hai tờ báo SGGP và Phụ nữ TPHCM, nhiều nhà báo bắt đầu đặt câu hỏi rằng, tại sao giữa một hôm trời đẹp lại đột nhiên “chơi bẩn” đồng nghiệp đến vậy? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã gặp gỡ một số nhân vật từng là phóng viên, biên tập viên, thậm chí cả những cựu lãnh đạo của hai tờ báo này và được ngay câu trả lời: báo họ ế ẩm, mất thị phần, lo lắng, hoang mang trước sự phát triển của các tờ báo bạn nên...
Hơn 10 năm trước đây bất cứ ai muốn theo nghề báo đều muốn thi đỗ vào tờ SGGP, thời đó tờ báo này chiếm một lượng lớn thị phần ở miền Bắc, nhuận bút, thù lao cho phóng viên, biên tập viên rất lớn, trung bình một phóng viên cũng có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng – một mức thu nhập đáng mơ ước của bất kỳ người làm báo nào ở thời điểm đó. Nói thẳng ra, thời đó báo SGGP rất hay, tin tức kịp thời, nóng hổi, viết đúng, viết trúng, viết hay nên độc giả cả hai miền Nam – Bắc đều bỏ tiền ra mua. Đặc biệt là chuyên trang thể thao của tờ báo là một món ăn không thể thiếu đối với độc giả Hà Nội. Và đương nhiên, thời đó chẳng có một tờ báo phía Bắc, cũng như cơ quan quản lý nào lên tiếng hoặc chơi xấu theo kiểu này. Thứ duy nhất họ làm là: học hỏi – nghiêm túc học hỏi!
Còn tờ Phụ nữ TPHCM cũng vậy, chỉ vài năm trước đây, người viết bài này từng là cộng tác viên thân thiết của tờ báo. Mỗi khi họ trả nhuận bút chúng tôi đều choáng váng với mức tiền khủng, riêng một bài báo tết tôi được trả tới 5 triệu đồng. Và tất nhiên thị phần của họ ở Hà Nội cũng rất lớn, có cả trụ sở ngay trên mặt phố đàng hoàng. Hồi đó, cứ mỗi dịp cuối năm, Ban biên tập của tờ báo đều ra Hà Nội, mời những cộng tác viên thân thiết đến gặp mặt, trao đổi nghiệp vụ rất nghiêm chỉnh và cầu tiến. Và cũng đương nhiên chẳng một tờ báo chuyên đề về phụ nữ ở Hà Nội viết bài phê phán theo kiểu bôi nhọ như thế này.
Nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Hai tờ báo đã từng một thời vang dội về mặt thị trường bỗng chốc tụt giảm số lượng phát hành, độc giả quay lưng. Tại sao như vây? Việc này nên hỏi ngay những vị lãnh đạo trực tiếp của hai tờ báo. Theo tôi, hai vị nên quay lại hỏi những người tiền nhiệm của mình rằng, thưa anh, chị thời trước sao báo mình bán tốt thế, các anh, chị làm thế nào? Và thưa anh chị bây giờ chúng em phải làm thế nào để trở lại thời hoàng kim như xưa?
Trở lại hai tờ báo SGGP và Phụ nữ TPHCM, nhiều nhà báo bắt đầu đặt câu hỏi rằng, tại sao giữa một hôm trời đẹp lại đột nhiên “chơi bẩn” đồng nghiệp đến vậy? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã gặp gỡ một số nhân vật từng là phóng viên, biên tập viên, thậm chí cả những cựu lãnh đạo của hai tờ báo này và được ngay câu trả lời: báo họ ế ẩm, mất thị phần, lo lắng, hoang mang trước sự phát triển của các tờ báo bạn nên...
Hơn 10 năm trước đây bất cứ ai muốn theo nghề báo đều muốn thi đỗ vào tờ SGGP, thời đó tờ báo này chiếm một lượng lớn thị phần ở miền Bắc, nhuận bút, thù lao cho phóng viên, biên tập viên rất lớn, trung bình một phóng viên cũng có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng – một mức thu nhập đáng mơ ước của bất kỳ người làm báo nào ở thời điểm đó. Nói thẳng ra, thời đó báo SGGP rất hay, tin tức kịp thời, nóng hổi, viết đúng, viết trúng, viết hay nên độc giả cả hai miền Nam – Bắc đều bỏ tiền ra mua. Đặc biệt là chuyên trang thể thao của tờ báo là một món ăn không thể thiếu đối với độc giả Hà Nội. Và đương nhiên, thời đó chẳng có một tờ báo phía Bắc, cũng như cơ quan quản lý nào lên tiếng hoặc chơi xấu theo kiểu này. Thứ duy nhất họ làm là: học hỏi – nghiêm túc học hỏi!
Còn tờ Phụ nữ TPHCM cũng vậy, chỉ vài năm trước đây, người viết bài này từng là cộng tác viên thân thiết của tờ báo. Mỗi khi họ trả nhuận bút chúng tôi đều choáng váng với mức tiền khủng, riêng một bài báo tết tôi được trả tới 5 triệu đồng. Và tất nhiên thị phần của họ ở Hà Nội cũng rất lớn, có cả trụ sở ngay trên mặt phố đàng hoàng. Hồi đó, cứ mỗi dịp cuối năm, Ban biên tập của tờ báo đều ra Hà Nội, mời những cộng tác viên thân thiết đến gặp mặt, trao đổi nghiệp vụ rất nghiêm chỉnh và cầu tiến. Và cũng đương nhiên chẳng một tờ báo chuyên đề về phụ nữ ở Hà Nội viết bài phê phán theo kiểu bôi nhọ như thế này.
Nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Hai tờ báo đã từng một thời vang dội về mặt thị trường bỗng chốc tụt giảm số lượng phát hành, độc giả quay lưng. Tại sao như vây? Việc này nên hỏi ngay những vị lãnh đạo trực tiếp của hai tờ báo. Theo tôi, hai vị nên quay lại hỏi những người tiền nhiệm của mình rằng, thưa anh, chị thời trước sao báo mình bán tốt thế, các anh, chị làm thế nào? Và thưa anh chị bây giờ chúng em phải làm thế nào để trở lại thời hoàng kim như xưa?
Nếu ai từng đến Sài Gòn sẽ thấy đây là một thị trường rộng lớn và cách đọc báo của người phía Nam hết sức dễ tính. Bất cứ vỉa hè nào khi có quán nước, cà phê đều kèm một sạp báo nhỏ, ở đó đầy đủ các báo và người phía Nam luôn mua rất nhiều báo, họ luôn có những tờ báo “ruột”… Vì thế bán báo ở phía Nam luôn thuận lợi hơn phía Bắc.
Điều đáng buồn là hai tờ báo SGGP và Phụ nữ TPHCM đã không còn xuất hiện nhiều trên các sạp, mà có bày ở đó hầu như cũng ế ẩm so với trước đây. Xin các vị lãnh đạo của hai tờ báo này nhớ rõ rằng, sự ế ẩm này không phải vì sự xuất hiện liên tiếp các tờ báo bạn mà chính là từ nội dung của các vị. Nó quá nhạt, quá nhiều quảng cáo, quá nhiều những bài viết có vẻ sạch sẽ nhưng khô cứng, thiếu hơi thở cuộc sống và chẳng liên quan gì đến người cần mua. Vì thế nó biết mất trên thị trường là điều dễ hiểu. Theo tôi các vị lãnh đạo trực tiếp hai tờ báo này nên viết một loạt bài đại loại là: “Ôi Độc giả ngu ngốc! Sao không mua tờ báo của chúng tôi?”. Các vị coi thường độc giả thì đương nhiên họ quay lưng, đây là điều đến trẻ con cũng hiểu cơ mà.
Khi người ta loay hoay thường tìm cách đổ lỗi cho người khác. Chẳng khác nào các cầu thủ bóng đá khi thua te tua tại sân nhà thì gào lên: “Trọng tài ơi! Sao ngu ngốc thế!?”. Thật nực cười khi đổ lỗi cho các tờ báo bạn và gán cho nó một cái tên “lá cải”. Vậy, xin hỏi các vị thế nào là báo lá cải? Cái gì thì được gọi là lá cải? Tôi tin rằng các vị lãnh đạo của hai tờ báo này không có đủ khái niệm chính xác về cái tên “lá cải” đơn giản ấy. Chiểu theo suy nghĩ của các vị thì tờ nào bán được nhiều có nghĩa là lá cải, còn tờ nào ế ẩm thì gọi báo đàng hoàng hay sao?
Tôi xin trích lại lời của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, khi đến thăm báo SGGP: “Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Báo SGGP nên Đảng ủy, Ban biên tập Báo SGGP cần suy nghĩ, tìm hướng đi để Báo SGGP đạt được mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra mua báo…”. Triết lý của báo chí nói chung cũng chỉ nằm gọi trong mấy cụm từ này, nhưng rõ ràng lãnh đạo báo SGGP đã không thể làm nổi những điều trên vì thế rớt thê thảm trên thị trường cũng là điều dễ hiểu. Vì lúng túng nên bây giờ họ bắt đầu chĩa cái mũi giáo sang phía đồng nghiệp và kêu lên rằng: “Tôi thê thảm thế này là tại cái ngươi!”. Đáng thương vô cùng!
Xin các lãnh đạo của hai tờ báo này hãy quay sang nhìn những người anh em là Báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Đây là hai tờ báo mới xứng đáng cái cụm từ của đồng chí Nguyễn Văn Đua: đúng, trúng, hay và bạn đọc phải bỏ tiền ra mua báo. Khi người ta biết làm báo, biết giữ bạn đọc, lấy bạn đọc làm trung tâm, nhân văn là nóng cốt… thì ngày càng phát triển. Và rõ ràng thị trường chính của họ vẫn là phía Nam, bất chấp tất cả những báo bạn xuất hiện thị phần của họ vẫn ổn định, nếu không muốn nói: ngày càng phát triển. Tất nhiên, họ không bao giờ kêu ca như SGGP và Phụ nữ TPHCM.
Dư luận có quyền đặt câu hỏi rằng, tại sao chỉ có vài tờ như: SGGP, Phụ nữ TPHCM, Công an TPHCM đăng những bài đả kích báo bạn? Đơn giản vì những tờ bào này đang gặp khó khăn trên thị trường. Thay vì chuyên tâm nghiên cứu, đổi mới nội dung, viết đúng, trúng, hay… thì họ quay sang đổ lỗi cho sự xuất hiện của các tờ báo bạn. Đó là cách duy nhất che đậy sự yếu kém của chính mình.
Thế nhưng những tờ báo này lại lớn tiếng nhân danh văn hóa, nhân danh sự trong sạch của báo chí, nhân danh sự tôn trọng độc giả, nhân danh lòng tốt… để nặng lời với đồng nghiệp. Phải chăng, đó mới là sự sỉ nhục đối với nghề báo? Và dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi, liệu những phóng viên, người tổ chức các bài báo bôi bác đồng nghiệp kia cũng đang âm thầm có “cổ phần” trong những tờ báo mà họ gọi là “lá cải” vừa mới xuất hiện trên thị trường!? Có thể lắm chứ, tại sao bỗng dưng lại nổi đóa lên? Nếu vậy thì xin các vị hãy tử tế hơn, biết lắng nghe và học hỏi. Hãy tử tế lên và điều may mắn sẽ đến.
http://lethieunhon.com/read.php/5921.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét