Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc |
Trí Nhân Media: "Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác". (hết trích)
Dưới
đây là nội dung chi tiết bài phát biểu:
Kính thưa
Quốc hội,
Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
Tôi không nhắc lại nhiều ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu trước
tôi để đồng tình với một số đánh giá tích cực trong hoạt động của Chính phủ thể
hiện trong báo cáo. Tôi muốn tiếp cận từ cách nhìn khác.
Qua năm tháng tham gia Quốc hội, tôi nghiệm thấy một Quốc hội như thế nào sẽ có
một Chính phủ như thế đó, phương thức hoạt động của Quốc hội là nửa năm triệu tập
một kỳ họp nghe bản báo cáo với nội dung chủ yếu là nhìn lại 6 tháng vừa qua,
hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp theo.
Thời điểm cuối tháng 5, cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn
vẹn từng năm, cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng 1 lần khó có thể nhận dạng bức
tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi nửa năm ấy, bản Báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên việc đã làm
như những thành tựu đã đạt được, đưa ra một số sai sót yếu kém gắn với những vấn
đề nổi cộm dư luận đang quan tâm và đưa ra những giải pháp thường là ngắn hạn,
ít mới mẻ.
Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cái mạnh nhất của Chính phủ là “khả
năng ứng biến”, “năng lực giải quyết tình huống”..
Để ngắm bức tranh toàn cảnh cần có độ lùi về không gian và thời gian, hoàn cảnh
cho tôi đến nay đã được dự khoảng 20 phiên, đọc chừng 20 bản Báo cáo của Chính
phủ, bằng cảm quan nghề nghiệp của mình nhận ra cái mạnh, cái chưa mạnh của
Chính phủ, mạnh nhất của Chính phủ là khả năng ứng biến, năng lực giải quyết
tình huống.
Phải chăng đây là sự kế thừa của truyền thống hình thành trong thời chiến. Năng
lực ấy đã phát huy tác dụng tích cực khi chúng ta thực hiện mục tiêu chính
nghĩa, một đường lối đúng đắn có sự hậu thuẫn về ý chí của toàn dân, lại có tầm
nhìn sáng suốt của người đứng đầu.
Cái mạnh ấy đã giúp Chính phủ cứ 6 tháng một lần lại vượt qua được những thử
thách của thực tiễn, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và cũng vượt qua được một
kỳ họp cũng là một kỳ chất vấn của Quốc hội để rồi lại dấn thân phấn đấu cho 6
tháng tiếp theo. Vì thế những thành tựu ấy khó bền vững và những khuyết điểm yếu
kém của Chính phủ luôn lặp lại gần như là một điệp khúc không mấy thay đổi qua
các bản báo cáo.
Nói như vậy tôi hoàn toàn không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, các thành
viên của Chính phủ và bộ máy của Chính phủ, cũng như chia sẻ những khó khăn
khách quan mà cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu cũng như cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền rất phức tạp mà Chính phủ phải gánh vác.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp
tình huống nhưng chỉ như vậy thì không đủ. Bởi vì nếu cứ tiếp tục như thế này
thì mãi mãi chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khắt khe của sự
phát triển bền vững, cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt
và đầy những biến động rủi ro.
Hơn thế nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực
thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải
đáp ứng.
Kính thưa Quốc hội,
Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính
phủ là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô và mang nội hàm về không gian to lớn lẫn
thời gian lâu dài. Ta có thể đặt ra những câu hỏi vì sao đất nước đã hòa bình gần
40 năm mà con đường huyết mạch số 1 hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ
Tây cai trị.
Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực được coi là mục
tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất, trong đó đặt vai trò là động
lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất. Để
nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết
đến thì dường như chưa có còn nhắc đến con số như thất thoát ngân sách khổng lồ
gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà
không xót ruột.
Trong khi đó như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít được sự quan tâm đầu tư của
Chính phủ, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro không chỉ của thiên tai mà của
cả môt số sai sót trong điều hành của Chính phủ lại làm nên những thành tựu, những
thương hiệu hơn hẳn công nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt
qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý của Chính phủ.
Một ví dụ nữa, đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường
như ai cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện
tượng sử dụng lao động người nước ngoài, cho thuê đất rừng hay khai thác khoáng
sản và gần đây nhất là nuôi hải sản ngay tại những vị trí trọng yếu an ninh quốc
gia đều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước.
Nhìn vào bản đồ quốc gia, chúng ta sẽ thấy không ít sự bất hợp lý và lãng phí,
hệ quả của mối quan hệ giữa Chính phủ Trung ương và các chính quyền địa phương
bị chi phối bởi tầm nhìn của bộ, cũng như sự thỏa hiệp của mối quan hệ xin,
cho. Tôi nhấn mạnh mối quan hệ xin, cho đang ngày càng trầm trọng và gây tác hại
lớn nhất cho điều hành đất nước, phá hoại những giá trị xã hội tạo nên hiện tượng
đáng quan ngại không chỉ là những vụ tham nhũng và thất thoát lớn đã được phát
hiện hay không thể phát hiện mà còn là hiện tượng đã được thừa nhận là tham
nhũng vặt.
Trong khi đó, đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt
khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân
làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân vì dân mà chúng ta
đang phấn đấu. Chỉ số lòng tin đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm
tính đến, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế đó, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực
lắng nghe của Chính phủ.
Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có
rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt
động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề
tài nghiên cứu v.v... mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những
lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải
chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư
vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?
"đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai
cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện tượng...
vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước"
Trong những hạn chế của Chính phủ đó có trách nhiệm của Quốc hội, vì sao khi thảo
luận về Luật phòng, chống tham nhũng nhiều vị đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội
đã can rằng không nên giao trách nhiệm đứng đầu cơ quan này cho cơ quan hành
pháp, thế mà chính Quốc hội chúng ta lại thông qua luật để tới nay lại phải sửa
lại.
Vì sao từ nhiệm kỳ trước Quốc hội, tôi đã thấy các vị đại biểu nêu lên sự cần
thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của Nhà nước, Quốc hội vẫn
chưa tiếp thu. Vì sao khi xảy ra những vụ việc như Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn
Giang - Hưng Yên chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc. Tại sao xảy ra hiện tượng
người Trung Quốc nuôi cá ngay địa bàn quân sự Cam Ranh, người phát hiện chỉ là
báo chí. Tất cả các bản Báo cáo ngân sách Chính phủ trình Quốc hội đều cho qua
thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không?
Khi nói đến Quốc hội, tôi cũng ý thức được rằng trong đó có cả chính mình. Từ
những ý kiến trên, tôi kiến nghị các bản Báo cáo mỗi kỳ họp của Quốc hội, của
Chính phủ ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc
giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ để
thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua đánh giá việc thực hiện
những mục tiêu lớn và dài hạn.
Cuối cùng, tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước, đó là
câu đối thời hậu Lê Hoàng Ngũ Phúc và một thời kỳ lịch sử rối ren ông đã nhắc
nhở: "Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước
làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác". Thử đặt ra một câu hỏi vào thời
điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách
trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không? Đặt câu hỏi đó Chính phủ sẽ
thấy nhiều việc cần phải làm.
Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, làm sao tạo được chuyện gì tử tế.
Trả lờiXóaKẻ ngoài vòng Pháp luật nay cai tri dân !
The oulaws make laws...đấy là CS party.