Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




AUDIO: NỘI DUNG TRAO ĐỔI VỀ ĐƠN TỐ CÁO NT DŨNG, NĐ MẠNH VÀ HT HẢI CỦA LÊ ANH HÙNG VỚI DBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC

TTXVA
Lê Anh Hùng và ĐBQH Dương Trung
Quốc. Photo by VAOL
Kính thưa quý báo và các bạn,

Tình hình đang diễn biến nhanh chóng và rất khó lường. Trong trường hợp tôi bị bắt hoặc có mệnh hệ gì, đề nghị quý báo hãy cho đăng hoặc phổ biến những tài liệu mà tôi đính kèm trong các bức thư. Tôi hy vọng và tin là những người liên can ngoài ý muốn sẽ hiểu và lượng thứ cho tôi.

Trân trọng cám ơn quý báo.
Lê Anh Hùng



Giấy xác nhận được đơn tố cáo của DBQH Dương Trung Quốc. Photo do Lê Anh Hùng cung cấp


———————–
Bài viết và tài liệu do tác giả gửi đến VAOL cậy đăng và xin phổ biến đến mọi người để rộng đường dư luận.
———————–


NỘI DUNG CUỘC TRAO ĐỔI 
GIỮA LÊ ANH HÙNG VÀ ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC
Thời gian: 11h45 ngày 22/6/2012


Địa điểm: Toà soạn Tạp chí Xưa & Nay, 216 Trần Quang Khải, Hà Nội.

LAH: Cháu chào chú ạ.
DTQ: Mình vừa tiếp khách ở trên gác. Đoàn Đảng CS Nhật Bản.
LAH: À thế ạ, Đảng CS Nhật.
DTQ: Bây giờ thế này. Tại sao bây giờ tôi mới mời anh là bởi vì nhiều đơn [thư] quá.
LAH: Vâng.
DTQ: Với lại hôm nay mới xin được cái mẫu giấy theo đúng quy định, mẫu nhận đơn, để anh có cái bằng chứng là đã chuyển đơn [cho tôi] rồi. Sáng nay tôi vừa đến Văn phòng Quốc hội lấy cái này (mẫu giấy xác nhận việc tiếp nhận và chuyển đơn thư – LAH).
LAH: Vâng.
DTQ: (Nói với thư ký) Đưa tôi cái bút. Tôi quên không mang cái đơn [của anh]…
LAH: Chú là địa chỉ của niềm hy vọng cho nên là…
DTQ: Bây giờ thế này nhé. (Ông DTQ ghi vào mẫu giấy xác nhận.)
LAH: Hôm nay là ngày 22 ạ.
DTQ: Không, tôi ghi cái hôm tôi gửi đơn [cho ông Chủ tịch QH]. Tôi ghi ngày 19 nhé.
LAH: Vâng.
DTQ: Kính gửi anh Lê Anh Hùng phải không?
LAH: Vâng.
DTQ: Địa chi của bạn trong đơn, nhưng mà tôi không mang cái đơn nên…
LAH: Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội ạ. Chứng minh thư của cháu đây ạ.
DTQ: Vì tôi sẽ gửi [hồi âm đơn thư] qua đường bưu điện mà.
LAH: Vâng.
DTQ: Anh có nhớ cái đơn đề ngày bao nhiêu không?
LAH: Đơn cháu đề ngày mồng 6 tháng 6 [2012] ạ.
DTQ: Vì tôi mới nhận cái [mẫu giấy xác nhận] này về. Lẽ ra về nhà tôi mới lấy cái hồ sơ của anh ra tôi viết lại. Nhưng thôi tiện anh ở đây, vì mai tôi đi công tác rồi mà.
LAH: Vâng.
DTQ: Hôm anh gặp tôi là ngày bao nhiêu nhỉ?
LAH: Hôm gặp đó là ngày 3/6 ạ.
DTQ: Không. Đơn đề ngày 6/6 sao lại gặp ngày 3/6 được.
LAH: Gặp ngày 3/6, sau đó ngày 6/6 cháu mới làm đơn gửi chú.
DTQ: Thôi, đề ngày 6/6 cũng được.
(Ông DTQ viết và ký vào giấy xác nhận.)
DTQ: Sở dĩ tôi gửi ông Chủ tịch QH là bởi vì mấy lý do. Thứ nhất, ông ấy là người có thẩm quyền cao nhất của Quốc hội. Và hơn nữa, những nhân vật được đề cập đến trong đơn của anh đều là những cán bộ cao cấp của Đảng. Với hai tư cách ấy thì ông ấy đủ quyền hạn…
LAH: Vâng, cháu hiểu ạ.
DTQ: Đương nhiên là đi cùng với cái văn bản [đơn thư] của anh thì có ý kiến của tôi với tư cách Đại biểu Quốc hội.
LAH: Vâng. Các địa chỉ kia cháu cũng đã gửi qua đường bưu điện (tức những người có trách nhiệm giải quyết đơn thư, còn gửi cho ông DTQ là “đồng kính gửi” – LAH).
DTQ: Người ta có hỏi tôi là không biết những nhân vật mà anh đề tên gửi tới đã nhận được chưa?
LAH: Đây, cháu cầm theo 2 cái (biên lai chuyển phát nhanh bảo đảm của Bưu điện Bờ Hồ – LAH), cả thảy là tám cái (tức 8 nhân vật khác ngoài ông DTQ).
DTQ: (Ông DTQ cầm 2 tờ biên lai) Trần Đại Quang rồi, Nguyễn Xuân Phúc à…
LAH: Tức là cháu gửi thêm 8 địa chỉ nữa.
DTQ: (Ông DTQ đóng dấu vào giấy xác nhận) Tôi chỉ có con dấu này thôi. Con dấu này đề rõ địa chỉ của tôi, chứ không có cái gì cả. Văn bản này là văn bản chính thức…
LAH: (Đưa 2 tờ biên lai bưu điện cho ông DTQ) Chú có cần cái này để theo dõi không?
DTQ: Không, đấy là việc của anh chứ. Tôi cần cái đó làm gì, tôi chỉ làm đúng trách nhiệm của tôi thôi.
LAH: Dạ.
DTQ: Bởi vì nói thật với Hùng thế này này. Câu chuyện này nó kéo dài lâu lắm rồi.
LAH: Cháu biết.
DTQ: Mình biết thông tin ấy, như bạn đã gửi cho tôi qua mạng. Nhưng mà mình chưa có quy định về văn bản điện tử, nên mình không thể xử lý được.
LAH: Vâng.
DTQ: Khi mà anh gặp tôi, tôi sẽ thực hiện đúng chức trách của tôi. Trước hết tôi phải đọc kỹ. Đương nhiên tôi cũng có sự cân nhắc nhất định. Bởi vì vấn đề, như anh quá biết rồi, nó vượt quá cái bình thường.
LAH: Cháu biết ạ.
DTQ: Thế cho nên tôi phải cân nhắc, thậm chí trao đổi với một số người, để xem mình thực thi cái quyền của mình thế nào cho vừa đúng với trách nhiệm với cử tri, vừa đúng và phù hợp với cái thể chế này. Vì nó đụng chạm đến những người mà lẽ ra họ phải xử lý việc này.
LAH: Cháu hiểu ạ.
DTQ: Cho nên tôi cũng rất thận trọng. Sau đó tôi quyết định gửi. Tôi gửi trực tiếp cho ông Chủ tịch QH. Tôi chuyển cho anh [giấy xác nhận] để anh nắm được, coi như đây là văn bản pháp lý là tôi đã nhận được đơn của anh.
LAH: Vâng. (Nhận tờ giấy xác nhận từ tay ông DTQ) Cháu cám ơn chú rất nhiều.
LAH: Theo chú thì bao giờ họ trả lời ạ?
DTQ: Thì anh cũng đã gửi cho các cơ quan chức năng rồi còn gì. Đương nhiên tôi có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở… Thế còn trả lời thế nào thì phụ thuộc vào ý kiến của họ. Trong quá trình trao đổi, tôi cũng có trao đổi với một số anh em, họ cũng bảo [là họ] biết việc này. Họ cũng thấy tầm mức nó quá lớn. Và hơn nữa họ phải nhận được đơn của anh thì họ mới vào cuộc được. Kể cả ông Bộ trưởng Bộ Công an cũng vậy. Những nhân vật khác thì tôi không tiện hỏi.
LAH: Dạ.
DTQ: Tinh thần là như thế.
LAH: Dạ. Thế thì họ trả lời qua chú và cháu liên lạc với chú à?
DTQ: Họ trả lời qua anh chứ. Tất nhiên là họ phải cho tôi biết, thế nhưng mà họ sẽ trả lời qua anh. Còn nếu họ trả lời qua tôi thì tôi sẽ gửi cho anh.
LAH: Dạ vâng.
DTQ: Thế còn nếu mà lâu họ không trả lời thì anh cứ giục, không ngại.
LAH: Vâng, cháu sẽ liên lạc với chú.
DTQ: Và tôi sẽ giục, tôi cũng sẽ giục [họ] theo đúng luật.
LAH: Dạ vâng ạ.
DTQ: Chỉ có là trong việc này, anh [cần] ý thức là vấn đề nó lớn, nghiêm trọng, nên nó không dễ dàng như những việc khác. Những việc khác thì đơn giản hơn. Chắc anh cũng quá biết điều này rồi còn gì.
LAH: Dạ, cháu rất hiểu chuyện đó.
DTQ: Và cũng có thể người ta sẽ có những cái kênh để trao đổi trực tiếp với anh. Thì cái đó tôi không biết. Họ cũng nói là có rất nhiều vấn đề cần phải gặp anh…
LAH: Vâng, cháu cũng hy vọng, bất cứ cách gì mà họ giải quyết. Cháu cũng biết vụ việc phức tạp nên cháu cũng không cầu toàn, không đòi hỏi phải đúng quy trình, mà vấn đề là họ phải giải quyết, theo một cách nào đó.
DTQ: Chắc là họ phải yêu cầu, ấy là mình mường tượng thế thôi, là anh giải trình bằng cứ cho những vụ việc cụ thể.
LAH: Dạ vâng.
DTQ: Tinh thần thế thôi Hùng nhé.
LAH: Dạ vâng. Cháu cám ơn chú rất nhiều ạ.
DTQ: Mình sẽ làm theo đúng chức trách của mình.
LAH: Dạ vâng. Cháu cám ơn chú. Cháu chào chú ạ.

Đơn tố cáo 01
Đơn tố cáo 02



NHẬT KÝ BỔ SUNG V
Ngày 15/4/2012:
Tôi gửi thư tố cáo qua mạng đến các cơ quan hữu quan ở Việt Nam cùng hàng loạt địa chỉ email khác (lần thứ 62).
Ngày 16/4:
7h30 sáng 16/4/2012, tôi đến trụ sở Công an Quảng Trị, đề nghị trực ban gọi vào Thanh tra Công an tỉnh để làm việc. Viên cảnh sát bảo vệ gọi điện vào và bảo tôi đợi một lát sẽ có người ra làm việc. Tôi đi vào phía trong cổng đợi thì anh ta bảo tôi ra ngoài cổng. Bực mình, tôi đi ra ngoài và cầm tờ biểu ngữ “HÃY TRẢ LỜI ĐƠN TỐ CÁO CỦA TÔI” trước ngực, đứng ngay một bên cổng trụ sở Công an tỉnh. Nhiều người đi ra đi vào cũng như người đi đường cứ trố mắt nhìn.

Chừng 10 phút sau, một viên cảnh sát bảo vệ khác chạy ra bảo tôi bỏ tờ biểu ngữ xuống và vào phía trong cổng đợi. Tôi vẫn để tờ biểu ngữ bên ngoài túi tài liệu mà tôi mang theo. Tôi nghe loáng thoáng một tay cảnh sát, chắc là “sếp” của viên cảnh sát trực ban bảo vệ, mắng anh này: “Thấy người ta cầm biểu ngữ đứng trước cổng thế mà cứ ngồi nhìn…” Khoảng 5 phút sau, có một viên trung tá an ninh mặt mũi khá bặm trợn (tôi chỉ nhớ là anh ta mang họ Hồ) đi xe máy vào. Anh ta hỏi chuyện tôi, nửa khuyên nhủ nửa nạt nộ, bảo tôi hãy về đi, người ta đang giải quyết vụ việc. Tôi bèn bỏ ra ngoài cổng và tiếp tục trưng tờ biểu ngữ lên. Mấy viên cảnh sát vội chạy theo, đề nghị tôi bỏ biểu ngữ xuống và vào trong cổng đợi.

Tôi đi vào cổng thì thấy trung tá Nguyễn Quang Trung xuất hiện đằng xa. Viên trung tá họ Hồ kia đi vào phòng làm việc ở cổng cùng trung tá Nguyễn Quang Trung và tôi. Anh ta lớn tiếng nạt nộ, doạ dẫm tôi, nhưng chừng như thấy không ăn thua gì, vả lại anh ta cũng chẳng có phận sự gì cả nên một lát sau anh ta rút. (Tay này chắc chắn là thuộc hạ của những người bị tôi tố cáo.)

Tôi tiếp tục làm việc với trung tá NQ Trung. Anh ta hỏi xác nhận của Công an P5 về việc chấp hành pháp luật của tôi từ tháng 8/2010 đến nay. Tôi nói tôi đã nộp cho Công an P5 rồi, nhưng họ chưa xác nhận; hơn nữa, đó là yêu cầu ngoài lề, không quan trọng. Tôi cho anh ta biết là tôi đã gửi thư tố cáo đi khắp 64 tỉnh thành cả nước rồi. Anh ta nói là họ đã biết hết. Tôi đề nghị họ tìm vợ tôi về, vì vợ tôi mới là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Tôi cung cấp ảnh của Nhung, cô gái nằm trong băng đảng ma tuý của ông HT Hải với vợ tôi, đã bị ông ta và đàn em thủ tiêu, nhưng anh ta nói vụ đó sẽ giải quyết sau. Tôi đề nghị anh ta tiếp nhận USB có chứa các file tài liệu chi tiết liên quan đến đơn tố cáo cũng như đoạn ghi âm cuộc điện thoại giữa hai vợ chồng tôi (để chứng minh vai trò của vợ tôi trong câu chuyện). Anh ta nói là sẽ báo cáo lãnh đạo và khi cần sẽ liên lạc với tôi để in ra (vì tôi nói là tôi không có điều kiện để in).

Nói chung, thái độ làm việc của họ là theo kiểu “câu giờ”. Nếu muốn giải quyết nhanh thì trước hết là cần triệu tập vợ tôi đến để làm rõ đơn thư tố cáo, đằng này họ lại cứ vòng vo. Vụ việc vô cùng phức tạp, liên quan đến nhiều lãnh đạo cấp cao. Dường như người ta muốn thách thức sự kiên nhẫn của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng nói rõ là tôi không còn lựa chọn nào khác mà sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng. Tôi sẽ còn tiếp tục đem biểu ngữ đến trước cổng để buộc họ phải nhanh chóng giải quyết vụ việc.

Ngày 19/4:
7h30 sáng, tôi đến trụ sở Công an Quảng Trị. Viên cảnh sát trực ban bảo vệ thấy tôi từ đằng xa liền gọi điện đi đâu đó. Tôi đến trước cổng, lấy tờ biểu ngữ “HÃY TRẢ LỜI ĐƠN TỐ CÁO CỦA TÔI” ra giơ trước ngực. Hai viên cảnh sát bảo vệ vội chạy ra, đề nghị tôi vào trong cổng đợi để họ liên lạc vào trong. Tôi miễn cưỡng vào phía trong cổng đợi. Một lát sau, một viên cảnh sát bảo vệ chạy lại bảo tôi đợi đấy, sẽ có người ra làm việc. Tôi ngồi đợi mãi mà chẳng thấy ai ra làm việc với tôi cả. Đến khoảng 9h, tôi thấy trung tá Nguyễn Quang Trung đi xe máy từ trong ra. Anh ta tỏ vẻ bất ngờ và hơi khó xử khi gặp tôi. Hoá ra là chẳng có ai báo với anh ta cả. Do có việc phải đi ra ngoài nên anh ta mới biết tôi đang đợi ở cổng. Anh ta bảo tôi ngồi đợi để anh ta gọi người khác xuống làm việc với tôi. Anh ta nói là ngày hôm qua mới làm về vụ việc của tôi cả ngày. Tôi hỏi làm việc gì nhưng anh ta bảo là không nói được. (Họ làm việc với vợ tôi chăng?)
Tôi tiếp tục ngồi đợi. Đến gần 10h, một viên cảnh sát bảo vệ chạy lại báo cho tôi là hôm nay Thanh tra bận, hẹn hôm khác. Tôi rất bực nhưng đành phải ra về.

Ngày 21/4:
Vợ tôi nhắn tin cho tôi: “Có lệnh bắt anh rồi đấy. Anh nên dừng lại đi…”

Ngày 22/4:
Tôi gửi thư tố cáo qua mạng đến các cơ quan hữu quan ở Việt Nam cùng hàng loạt địa chỉ email khác (lần thứ 63).

Ngày 23/4:
7h30 sáng 23/4, tôi đến trụ sở Công an tỉnh Quảng Trị. Tôi đứng ngoài cổng và giơ túi tài liệu clear-bag, trong đó có tờ biểu ngữ “HÃY TRẢ LỜI ĐƠN TỐ CÁO CỦA TÔI” nằm ở phía ngoài, lên trước ngực. Mấy tay bảo vệ vội chạy ra đề nghị tôi vào phía trong đợi để họ liên lạc vào Phòng Thanh tra. Sau một lúc giằng co, tôi miễn cưỡng vào phía trong cổng đợi. Khi vào trong, tôi vẫn cố để tờ biểu ngữ cho nhiều người đi qua nhìn thấy. Một lát sau, một tay bảo vệ chạy lại cho biết là Phòng Thanh tra báo bận, không gặp tôi được.

Tôi bèn đi ra ngoài cổng và tiếp tục giơ túi tài liệu cùng tờ biểu ngữ lên trước ngực. 3 tay cảnh sát mặc thường phục liền chạy ra đuổi tôi đi, thái độ và hành vi của họ rất hung hãn. Tôi buộc phải lùi dần, lùi dần, nhưng bọn chúng vẫn không buông tha, mà cứ xấn tới. Cách cổng trụ sở Công an tỉnh khoảng 100m chúng vẫn tiếp tục xô đẩy tôi. Một tên còn tìm cách giật túi tài liệu của tôi. Trước phản ứng gay gắt của mấy người dân xung quanh, chúng mới chịu dừng tay. Trong khi giằng co với chúng, tôi thấy một viên trung tá an ninh đi xe máy từ cổng ra, gật đầu ra dấu khích lệ một trong 3 tên cảnh sát. Viên trung tá này chắc chắn là tay chân của những kẻ bị tôi tố cáo, còn mấy tay cảnh sát bảo vệ mặc thường phục kia đã được ngấm ngầm chỉ đạo trấn áp tôi.

3 tên cảnh sát kia vẫn đứng chặn không cho tôi tiếp cận cổng trụ sở Công an tỉnh. Một số người dân hỏi han, tỏ vẻ thông cảm và không dấu nổi sự bất bình trước cách hành xử của lũ côn đồ đội lốt công an.
Không còn cách nào khác, tôi đành phải ra về. Tôi cảm thấy vô cùng đơn độc trong cuộc chiến không cân sức này.

Ngày 24/4:
9h30 sáng, tôi đi mạng về thì gặp thượng uý Nguyễn Minh Đông, Phó CA P5, đang ngồi nói chuyện với mẹ vợ tôi. Viên sỹ quan này đã biết vụ việc của tôi ngay từ khi tôi mới bán nhà chuyển từ Hà Nội vào Đông Hà tháng 5/2008, đã từng cùng một viên trung uý CS khác và viên CSKV Lê Phước Giải đến nhà tôi vào tháng 7/2008 để tìm hiểu xem tôi có “bị” gì không, rồi sau đó chính anh ta lại có mặt trong đám công an “bắt quả tang” tôi tại tiệm Internet vào ngày 25/12/2009. Tôi cũng từng trao đổi với anh ta về vụ việc của mình, cũng như việc tôi đã gửi đơn tố cáo ở Công an tỉnh và mang biểu ngữ đứng trước trụ sở Công an tỉnh. Hôm nay, anh ta khuyên tôi nên đi ra Hà Nội hoặc Hà Tĩnh tìm việc làm một thời gian trong khi chờ đợi người ta giải quyết đơn tố cáo của tôi, vì vụ việc của tôi rất phức tạp, liên quan đến nhiều vị lãnh đạo cấp cao nên phải mất hàng tháng, thậm chí cả năm mới giải quyết được. (Chắc chắn là phải có ai đó chỉ đạo anh ta làm việc này.)

Đã mấy lần bà ngoại vợ tôi nói toạc móng heo với tôi về chuyện gia đình vợ tôi không muốn tôi ở đó nữa. Tôi rất buồn và cảm thấy cay đắng về chuyện đó. Thực ra, tôi cũng đã muốn đi khỏi ngôi nhà này từ lâu. Nhưng phần vì không biết đi đâu về đâu, phần vì còn cố nấn ná để tìm mọi cách thúc đẩy diễn tiến của vụ tố cáo. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chiến thuật mang biểu ngữ đứng trước cổng trụ sở Công an tỉnh sẽ khiến cho người ta phải giải quyết nhanh vụ việc của tôi. Tuy nhiên, sau sự cố sáng 23/4, tôi lại thấy mình vô cùng đơn độc và bất lực. Vì thế, tôi nói với thượng uý NM Đông là tôi cũng đã dự định hết tuần này sẽ đi rồi. Tôi bảo Ty (em gái vợ) tìm người bán bộ loa vi tính để lấy tiền lộ phí. Suốt thời gian vừa qua, vợ tôi vẫn đòi li dị, và bảo tôi ra đi.

Ngày 25/4:
Buổi sáng, tôi đi mạng và tiêu hết những đồng tiền lẻ cuối cùng.
Buổi chiều, tôi kiểm tra lại túi tài liệu thì phát hiện một Bản Cam Đoan (đánh máy) và hai lá đơn tố cáo có chữ ký và điểm chỉ của vợ tôi đã biến mất. Tôi biết là chỉ có mẹ vợ tôi lấy trộm theo chỉ đạo của vợ tôi mà thôi.

Khoảng 16h, tôi hỏi mẹ vợ thì bà chối bay chối biến, lại còn cong cớn chửi rủa tôi, đòi đuổi tôi ra khỏi nhà. Nói qua nói lại một lúc, bà mẹ vợ cầm chiếc ghế nhựa xông vào đánh tôi. Bà đánh tôi mấy cái vào đầu khiến tôi bị chảy máu. Bị kích động, tôi phản ứng, đấm lại bà một cái rồi bỏ chạy. Bà liền gọi điện thoại cho thiếu tá Hùng, Trưởng CA P5. Chỉ một nhoáng sau, viên CSKV Đoàn Kim Thuyết và một viên cảnh sát khác xuất hiện. Lúc này, tôi đã vào nhà tắm táp để cho trôi hết máu me trên người và vụ việc đã tạm lắng xuống. Mọi người cũng bảo là chuyện qua rồi, tôi cũng không muốn ra CAP làm gì. Nhưng thái độ của hai viên CS lần này khác hẳn với mọi ngày, họ tỏ ra rất cương quyết, đòi cưỡng chế nếu tôi không chịu ra CAP làm việc (?).
Tôi đành phải ngồi lên xe của một viên CS. Mẹ vợ tôi đi đón con, sau đó đến sau. Bà nói với phía Công an là không cho tôi tiếp tục ở trong nhà nữa. Ra tới trụ sở CAP5, người làm việc với tôi là thiếu tá Trương Văn Thể và một viên thiếu tá khác mà tôi quên mất tên. Tôi viết bản tường trình về vụ việc. Thiếu tá TV Thể lập biên bản lấy lời khai, thể hiện theo đúng nội dung mà tôi đã tường trình (tức là mẹ vợ lấy trộm đơn thư của tôi, đánh tôi chảy máu đầu, sau đó tôi đấm lại bà một phát rồi bỏ chạy). Tôi bảo họ là mọi chuyện không có gì ghê gớm, tôi mới là người bị khiêu khích, bị tấn công và bị thương tích đáng kể. Dù vậy, tôi vẫn thừa nhận là việc đánh lại mẹ vợ cũng là chuyện chẳng hay ho gì. Tôi đề nghị họ bỏ qua, bởi tôi cũng sắp đi khỏi đây rồi. Họ bảo tôi ngồi đợi một lát, rồi họ mang bản tường trình và biên bản lấy lời khai kia đi ra khỏi phòng.
Lát sau, họ quay lại. Viên thiếu tá kia lập biên bản xác nhận thương tích cho tôi, và tôi ký vào chỗ người bị hại. Sau đó, thiếu tá TV Thể chìa cho tôi một tờ biên bản sự vụ, trong đó chỉ nêu vắn tắt là ngày nọ giờ nọ có vụ xô ẩu giữa tôi và mẹ vợ, dưới đó vẫn còn nhiều dòng trống. Anh ta bảo tôi ký vào dưới chỗ người bị hại, nhưng lệch sang bên trái, sát mép tờ giấy, chứ không phải ngay dưới chỗ dành cho người bị hại. Lúc đó, tôi đã băn khoăn, nhưng nghĩ chắc vụ việc không có gì nên người ta sẽ bỏ qua thôi. Vì vậy, tôi vẫn làm theo chỉ dẫn của anh ta. Trước khi ra về, tôi còn gặp thượng uý NM Đông. Anh ta tỏ ra rất nhã nhặn, lắng nghe và chia sẻ, cả vụ việc tố cáo của tôi, cũng như chuyện mới xẩy ra ở nhà bà ngoại vợ tôi. Tôi báo với anh ta là ngày mai sẽ đi khỏi đây. Anh ta nói là nếu có gì cần giúp đỡ thì hãy gọi cho anh ta, anh ta rất sẵn sàng. Lúc đó, tôi thực sự cảm kích và nghĩ đây là một con người hiểu biết và có tâm, mặc dù trước kia tôi vẫn có ác cảm với anh ta.

Buổi tối, Ty (em vợ) đưa cho tôi 300.000VNĐ tiền bán bộ loa vi tính để tôi lấy tiền đi.

Ngày 26/4:
Buổi sáng, tôi đi mạng rồi đi mua vé xe ra Hà Nội. Khoảng 9h sáng, tôi về xóm và gặp một số người trong xóm, cho họ biết là tôi sẽ ra HN vào chiều tối. Tất cả mọi người trong xóm đều không biết gì về thực chất của câu chuyện, nhưng họ đều tỏ ý trách vợ tôi và gia đình vợ (vợ tôi nói với họ là đòi chia tay tôi, tôi đi thì cô ấy mới đưa con về). Mọi người động viên tôi, một số người còn góp tiền cho tôi làm lộ phí. Vài người bảo tôi họ nghi vợ tôi là bồ của ông Nguyễn Đình Hùng, nguyên GĐ Nông trường Cao su Cồn Tiên. Họ nói ông này bị vợ bỏ vì nợ nần tùm lum (trước đó mấy tháng, vợ tôi cho tôi biết ông Hùng bỏ vợ vì vợ nghi ông bồ bịch rồi hành xử quá đáng với ông).

Như vậy, có thể khẳng định rằng những khó khăn về tài chính sau này của vợ tôi là xuất phát từ phía ông NĐ Hùng. Hoặc là ông ta vỡ nợ thật, hoặc là ông ta đã bị những người mà tôi tố cáo khống chế, mua chuộc rồi làm tay sai cho họ. (Ở đây, tôi cần phải nói rõ là do vợ tôi không muốn tôi bức xúc mà tiếp tục tố cáo nên nhiều khi gặp khó khăn về tiền bạc cô ấy không muốn cho tôi biết. Phía Bộ Chính trị biết điểm yếu này của vợ tôi nên khai thác triệt để, họ cứ hứa hươu hứa vượn hết lần này đến lần khác để vợ tôi cộng tác với họ, nhưng lại không đưa tiền cho vợ tôi, hòng khiến chúng tôi ngày càng rơi vào cảnh khó khăn và làm cho tôi nghi ngờ vợ.) Trong hai khả năng nói trên của ông NĐ Hùng, tôi vẫn nghiêng về khả năng thứ hai nhiều hơn: ông ta bị mua chuộc rồi tiếp tay cho người ta để làm hại vợ chồng tôi. Gần Tết, vợ tôi thú nhận với tôi là số tiền 80 triệu VNĐ mà ông TĐ Quang đưa cho (ngày 3/1/2012 là 70 triệu và sau đó mấy ngày ông đưa thêm 10 triệu nữa) vợ tôi đã giấu tôi mua thêm một lô cao su nữa ở Cồn Tiên, do ông NĐ Hùng giúp. (Trước đó tôi vẫn băn khoăn, tuy không nói ra với vợ, là không hiểu cô ấy tiêu tiền kiểu gì mà thấy mau hết.) Thực ra, nếu tôi biết trước chuyện này thì tôi đã can ngăn vợ, vì tôi biết là mình cần phải dự phòng một ít tiền mặt để theo đuổi vụ tố cáo này. Tức là, một mặt phía Bộ Chính trị vẫn đưa tiền cho chúng tôi sinh sống, một mặt lại có người ngay lập tức chỉ đạo ông NĐ Hùng tìm cách rút ruột vợ tôi, mà ở đây là bày ra chuyện mua cao su. (Trong BCT có nhiều phe phái khác nhau.) Ông Hùng là ân nhân của vợ tôi, nhất là thời gian tôi bị bắt, nên cô ấy dễ tin lời ông ta. Những chuyện liên quan đến ông này vợ tôi đều kể hết cho tôi. Vợ tôi có thể phạm tội giết người, và đôi khi vì những lý do khác nhau mà giấu tôi chuyện này chuyện nọ, nhưng riêng đức tính chung thuỷ thì tôi rất tin vợ, tin vào trực giác của mình.

Nhỏ (bạn vợ tôi) còn cho tôi biết là cách đó khoảng mươi hôm, một lần vợ tôi gọi điện cho nó và “thổ lộ” là tôi đã hẹn cô ấy vào khách sạn Thành Đô rồi ép cô ấy ký và điểm chỉ vào đơn thư tố cáo. (Những kẻ bị tôi tố cáo biết các sỹ quan Công an Quảng Trị đang [ngầm] thụ lý vụ việc của tôi vẫn theo dõi điện thoại của cô ấy, nên việc vợ tôi “tâm sự” với bạn như thế là một diễn biến logic nếu cô ấy khai với công an là việc ký đơn thư tố cáo là do tôi ép buộc.) Thông tin này khiến tôi thấy chột dạ.

Trên đường ra Hà Nội vào tối 26/4, tôi bắt đầu xâu chuỗi sự kiện và rút ra kết luận là có thể người ta sắp bắt tôi về tội vu khống. Tuy nhiên, khác với lần trước, ngày 25/12/2009, khi người ta “bắt quả tang” tôi ngoài tiệm Internet về tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước” rồi sau đó mới chuyển sang tội danh “vu khống các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước”, lần này, sau khi “điều tra”, có thể người ta sẽ ra lệnh bắt khẩn cấp đối với tội về tội danh “vu khống”, qua các diễn biến sau: (i) ngày 21/4, vợ tôi nhắn tin cho tôi là “có lệnh bắt anh rồi đấy.”; (ii) bọn họ ép vợ tôi bảo mẹ lấy trộm đơn thư của tôi, dẫn đến cuộc xô xát để tạo cớ cho Công an P5 vào cuộc và dở trò bẩn thỉu với tôi. Lúc này, tôi mới thấm thía là mình đã ngây thơ đến thế nào khi mấy tay công an P5 bảo ký gì thì ký nấy. Rất có thể nội dung biên bản sự vụ sẽ bị họ “làm xiếc” theo hướng gây bất lợi cho tôi: họ sẽ bổ sung vào biên bản này nội dung theo đó tôi là người gây sự, đánh mẹ vợ trước, và mẹ vợ tôi sẽ ký vào chỗ người bị hại của tờ biên bản. Nếu tôi bị bắt, khi ra toà người ta sẽ rêu rao rằng tôi là người không có tư cách, dám ngang ngược đánh cả mẹ vợ, qua đó thuyết phục mọi người việc tôi bắt ép vợ ký vào đơn thư tố cáo là chuyện hoàn toàn có thể. (Trong khi đó, nếu tôi bị kiếm chuyện, bị đánh trước và phản ứng vừa phải với mẹ vợ thì mọi người dễ thông cảm hơn. Bản tường trình của tôi, biên bản lấy lời khai và bản xác nhận thương tích của tôi là chân thực; còn biên bản sự vụ thì bị họ làm xiếc; bọn họ sẽ dùng những thứ này để “mặc cả” với những kẻ cần chúng.)

Ngày 27/4:
Do tắc đường ở Thanh Hoá nên khi tôi ra đến Hà Nội và về nhà mẹ thì đã 11h trưa. Mẹ tôi bảo tôi ở lại rồi xin việc làm.
Buổi chiều, mẹ tôi về quê với em trai tôi nhân dịp nghỉ lễ. Tôi đi mua một máy điện thoại Trung Quốc cũ, có chức năng ghi âm, và một thẻ nhớ mới, tất cả chỉ vỏn vẹn 180.000VNĐ. Tôi dự định sẽ điện thoại cho tay thượng uý Nguyễn Minh Đông để làm cho ra nhẽ, rồi gọi điện cho cậu Tuấn, anh mẹ vợ tôi (ở gần nhà bà ngoại vợ), để tìm kiếm nhân chứng bảo vệ mình.

Ngày 28/4:
8h20 sáng, tôi bắt đầu gọi cho thượng uý NM Đông, và tiến hành ghi âm các cuộc gọi. Đúng như tôi tiên đoán, anh ta nói là tôi đánh mẹ vợ trước. Lúc tôi nói đến biên bản sự vụ thì anh ta trả lời lấp liếm. Khi thì nói là tôi và mẹ vợ ký cùng nhau (thực ra tôi ký trước), khi thì nói là mẹ vợ tôi ký chỗ khác, chứ không phải ký vào chỗ người bị hại trong biên bản sự vụ. Khi tôi tiếp tục truy vấn đến cùng thì anh ta lại trở giọng với tôi, mặc dù lúc đầu anh ta rất nhã nhặn, thậm chí còn gọi điện lại cho tôi khi máy không nghe rõ. Đúng là bọn họ đã giở trò hèn hạ với tôi. Suy cho cùng, tay thượng uý này, cũng mấy viên cảnh sát kia, cũng chỉ là “thiên lôi” trong tay kẻ khác thôi. “Nhà dột từ nóc”, “các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước” mà còn thế thì trách gì họ.

Sau đó, tôi gọi điện cho cậu Tuấn (anh ruột mẹ vợ). Rất may là ông thừa nhận ông đã chứng kiến toàn bộ vụ xô xát, ngay từ khi tôi và mẹ vợ còn nói qua nói lại, cho đến khi mẹ vợ cầm ghế nhựa tấn công tôi, sau đó tôi đấm lại mẹ vợ một cái rồi bỏ chạy. Ông còn nói là nếu tôi không chạy thì còn ăn cả cái ghế vào đầu nữa. Tôi đã ghi âm các cuộc điện thoại này.

12h02: Thấy số điện thoại vợ gọi đến, tôi bắt máy thì gặp con gái Lê Thanh Mai (tên thường gọi ở nhà là Mimi) và hai bố con nói chuyện với nhau.

12h23: Lại thấy số máy vợ tôi gọi tới, lần này vợ tôi nói chuyện với tôi. Vợ tôi cho tôi biết là sẽ đưa con ra Hà Nội để vào các đại sứ quán nước ngoài tố cáo. Cô ấy nói là thu xếp xong sẽ đưa con ra. Tôi động viên vợ. Khá lâu rồi vợ tôi mới nói chuyện tử tế với chồng. (Tôi đã ghi âm được cuộc trao đổi này.)

Với đoạn ghi âm cuộc điện thoại này, mọi “bài vở” mà họ đối phó với tôi xem ra đã thất bại, mặc dù tôi vẫn không hoàn toàn tin là vợ tôi sẽ hành xử như đã nói với tôi.

Ngày 2/5:
Vợ tôi nhắn tin hỏi về vết thương trên trán của tôi: “Trán anh sao rồi? Đau lòng lắm nhưng phải thế thôi.” Khi tôi cho biết là vết thương vẫn chưa lành, vợ tôi nhắn lại: “Khốn nạn thật. Em xin lỗi anh.”

Như vậy là đã rõ, việc mẹ vợ tôi kiếm chuyện với tôi vào ngày 25/4 để đuổi tôi ra khỏi nhà là vở kịch do bọn họ dàn dựng và ép buộc vợ tôi xúi mẹ thực hiện.

Ngày 5/5:
Tôi gặp 5 vị lão thành cách mạng tại nhà của một người trong số họ, từ 8h30 cho đến 11h sáng. Họ đã in sẵn thư tố cáo của tôi (từ mạng Internet) thành tập dày côp. Tôi trình bày tóm tắt vụ tố cáo, giải đáp một số thắc mắc của họ. Rất cảm phục tinh thần và tấm lòng vì dân vì nước của họ.

Các cụ cho tôi biết một tin động trời là ông HT Hải là người Hán, và đấy chính là một cơ sở khiến họ càng tin vào câu chuyện của tôi.

Mấy hôm qua, vợ con tôi vẫn không về nhà, mặc dù khi tôi còn ở Đông Hà thì cô ấy nói với mọi người là tôi đi thì cô ấy mới về. Rõ ràng, nếu vợ tôi đưa con về thì Công an Quảng Trị sẽ có cớ gọi cô ấy lên làm việc, và với lời khai của cô ấy, họ có thể làm nên chuyện (nếu họ quyết theo đuổi vụ việc đến cùng – dĩ nhiên là với sự hậu thuẫn của thế lực nào đó ở Hà Nội). Nếu không, để họ đồng ý ém nhẹm vụ việc thì những kẻ bị tôi tố cáo (thậm chí cả Bộ CT) sẽ phải chi cho họ một số tiền không nhỏ.

Vợ tôi vẫn nói với tôi là tối Chủ nhật (6/5) sẽ đưa con ra Hà Nội để cùng tôi tố cáo.

Theo lời khuyên của các cụ lão thành cách mạng, tôi đã viết bản tóm lược câu chuyện tố cáo dài 9 trang (câu chuyện chi tiết dài những 285 trang).

Ngày 7/5:
Vợ tôi không đưa con ra như đã hứa với tôi. Qua các tin nhắn gửi cho tôi từ máy của vợ, tôi biết là cô ấy đã bị bọn họ khống chế và đe doạ.
Tôi gửi thư tố cáo qua mạng tới các cơ quan hữu quan và hàng ngàn địa chỉ khác (lần thứ 64). Trong lần tố cáo này, tôi gửi kèm bản tóm lược câu chuyện tố cáo (9 trang) và đính kèm thêm đoạn ghi âm điện thoại với vợ vào ngày 28/4 vừa rồi.

Ngày 8/5:
Vợ tôi cho tôi biết là cô ấy đưa 3 đứa đi tàu vào miền Nam.
Buổi tối, trả lời phỏng vấn Diễn đàn Hội luận Phỏng vấn Hiện tình Việt Nam trên mạng Paltalk về vụ tố cáo trong khoảng 1h30. Phóng viên Chim Quốc Quốc (Nguyễn Khắc Long) là người dẫn dắt cuộc phỏng vấn.

Ngày 12/5:
Buổi tối, tiếp tục trả lời phỏng vấn Diễn đàn Hội luận Phỏng vấn Hiện tình VN. Phóng viên Chim Quốc Quốc hỏi tôi là có biết gì về tin ông Hoàng Trung Hải là người của Cục Tình báo Hoa Nam (Trung Quốc) hay không? Tôi trả lời: “Trong câu chuyện tố cáo của tôi không có thông tin đó. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, một số vị lão thành cách mạng ở Hà Nội cho tôi biết rằng bố ông HT Hải là người Hán, và lý lịch ông ta có vấn đề.” Người phỏng vấn cũng cho tôi biết đó là tin từ nguồn tin quốc nội của họ.

Ngày 13/5:
Buổi sáng, gặp lại các vị lão thành cách mạng mà tôi đã gặp hôm 5/5. Lần này các cụ đưa cho tôi bức Tâm Huyết Thư đề ngày 7/5/2007 của một số cán bộ, đảng viên đã và đang công tác tại Ban Tổ chức TW, Uỷ ban Kiểm tra TW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ, tố cáo lý lịch mờ ám của ông HT Hải (bố ông ta là người Hán, tên là Sì Sồi).

Buổi chiều, lại gặp thêm một số vị lão thành cách mạng khác nữa.

Ngày 14/5:
Tôi công bố bức Tâm Huyết Thư nói trên (bản chụp dưới dạng file PDF) qua hàng loạt địa chỉ mà tôi vẫn gửi thư tố cáo.

Ngày 15/5:
Tôi rời khỏi nhà mẹ, đi tìm việc làm chân tay (vì với “lý lịch” của tôi thì không thể tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình) để kiếm sống và để tiếp tục theo đuổi vụ việc.

Ngày 21/5:
Quốc hội khoá XIII khai mạc kỳ họp thứ 3.

Buổi sáng, tôi gọi điện cho Thanh tra Công an Quảng Trị để hỏi về đơn thư tố cáo. Xin gặp trung tá Nguyễn Quang Trung nhưng người cầm máy cho biết là anh ta đi học (?). Tôi xin gặp thượng tá Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Phó phòng. Bà thượng tá nói là cho người ta thời gian giải quyết. Khi bị tôi truy là tôi đã nộp đơn hơn 6 tháng, nếu theo luật thì đã quá hạn trả lời của cơ quan chức năng, bà liền chuyển máy cho một người mà bà nói là “có trách nhiệm trả lời về vụ việc của anh”. Tay này hình như mới tiếp nhận vụ việc từ trung tá Nguyễn Quang Trung. Anh ta cứ trả lời tôi quanh co, yêu cầu tôi phải cung cấp giấy tờ nọ, giấy tờ kia (không theo quy định nào của pháp luật) thì họ mới chịu “thụ lý” vụ việc. Anh ta không biết gì đến bản kết luận điều tra trước đây của tôi, đồng thời coi Bản Cam Đoan của vợ tôi như tờ giấy lộn. Tôi đã ghi âm lại cuộc điện thoại này.

Buổi chiều, tôi tiếp tục gửi thư tố cáo qua mạng đến các cơ quan chức năng và hàng loạt địa chỉ khác (lần thứ 65). Lần này tôi đính kèm theo file ghi âm cuộc điện thoại giữa tôi và Thanh tra Công an Quảng Trị. Đây là một bằng chứng quan trọng, cho thấy (i) tôi đã nộp đơn thư tố cáo trực tiếp ở cơ quan Công an, không phải là chỉ tố cáo qua mạng, và (ii) thái độ quanh co, phớt lờ vụ việc của Công an Quảng Trị (qua đó là của cấp lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam).

Ngày 26/5:
Diễn đàn Chính trị Tranh luận Dân chủ trên mạng Paltalk phỏng vấn tôi. Cuộc phỏng vấn do anh Lý Trinh Châu thực hiện (đây là người đã từng nhân danh Đài Tiếng nói Việt Nam Tự Do phỏng vấn tôi vào ngày 16/12/2009). Tuy nhiên, sau chừng 40 phút thì điện thoại của tôi bị cắt sóng, anh Trinh Châu cho biết qua email là liên lạc lại mà không được. Đây là lần đầu tiên người ta phá ngang cuộc điện thoại của tôi.

Ngày 3/6:
Khoảng 11h, tôi gọi điện thoại cho ĐBQH Dương Trung Quốc (số điện thoại do một vị lão thành cách mạng đưa cho tôi) và xin gặp ông để trao đổi về vụ việc tố cáo của mình. Ông hẹn gặp tôi vào 4h chiều tại nhà riêng (số 8 Lê Văn Hưu).

Đúng 4h chiều, tôi có mặt tại nhà ông. Thái độ của ông rất nhã nhặn và đúng mực. Cuộc gặp kéo dài trong gần 40 phút, ông xác nhận một số điều và thể hiện quan điểm như sau:
1)      Ông đã nhận được đầy đủ các đơn thư tố cáo mà tôi gửi qua mạng, kể cả bức thư ngỏ mà tôi gửi cho ông với tư cách một ĐBQH;
2)      Đây là một vụ việc quá lớn, quá khủng  khiếp, quá đụng chạm;
3)      Thư tố cáo của tôi đã tràn lan trên mạng suốt mấy năm nay và ai cũng biết;
4)      Thực hư nội dung thư tố cáo thì chưa biết nhưng việc cứ để thông tin đó vởn vơ như thế là rất tai hại;
5)      Ông đã đọc kỹ thư tố cáo của tôi, đối chiếu các tình tiết về các sự kiện mà tôi kể trong câu chuyện và thấy khớp với thực tế; ông cũng đã đọc một số bài báo của tôi;
6)      Ông Nguyễn Bình Giang (Uỷ viên BCHTW Đảng các khoá 6, 7, 8; nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ) có chuyển cho ông bức Tâm Huyết Thư của một số cán bộ, đảng viên đã và đang công tác tại Uỷ ban Kiểm tra TW và Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ, tố cáo lý lịch mờ ám của ông Hoàng Trung Hải (bố ông ta là người  Hán, tên là Sì Sồi). Ông đã chuyển bức thư đó cho người có trách nhiệm, nhưng người ta không trả lời ông;
7)      Ông đề nghị tôi gửi đơn thư tố cáo bằng văn bản, có chữ ký của tôi cho những người có trách nhiệm và đồng kính gửi cho ông. Ông sẽ thực hiện đúng chức trách của mình;
8)      Vì đây là vụ việc nghiêm trọng nên việc giải quyết, trả lời đơn thư cũng có thể phải khác lệ.

Trang Bauxite Việt Nam đăng bài viết mới của tôi (Từ chuyện xây dựng tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” nghĩ về một nền văn hoá bị cưỡng bức): http://www.boxitvn.net/bai/37574. Tuy nhiên, do là một trang mạng trong nước nên BBT đã lược bớt một vài chỗ “nhạy cảm”. Cũng chính vì thế mà bài viết mất đi ít nhiều giá trị. Tôi đã gửi bản gốc cho các trang mạng tiếng Việt ở hải ngoại như Dân Luận, X-CafeVN, Thông Luận, Dân Làm Báo, v.v. Bài trên trang Dân Làm Báo có nhiều comment thú vị (http://danlambaovn.blogspot.com/2012/06/tu-chuyen-xay-dung-tieu-chi-nguoi-ha.html).

Ngày 6/6:
Buổi sáng, tôi đến Bưu điện Bờ Hồ gửi đơn thư tố cáo bằng văn bản đến một số cá nhân có trách nhiệm (Chủ tịch nước TT Sang, Chủ tịch Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hoà Bình, Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TW Ngô Văn Dụ). Khoảng hơn 12h, tôi đến nhà riêng ông DT Quốc và gửi cho ông một bộ đơn thư qua vợ ông (ông họp Quốc hội chưa về).

Thời gian qua, tôi cũng có gặp một số vị lão thành cách mạng nữa, nhưng tôi chưa tiện nêu danh tính và địa chỉ của họ.

Ngày 10/6:
Tôi gọi điện thoại cho ĐBQH Dương Trung Quốc. Ông xác nhận là đã nhận được đơn thư của tôi. Ông dự định chuyển cho Chủ tịch QH và sẽ theo dõi việc xử lý. Tôi đề nghị xin tờ giấy xác nhận ông đã nhận đơn thư của tôi, ông nói là sang tuần, để ông thu xếp rồi báo cho tôi qua điện thoại.
Một vị lão thành cách mạng mà tôi mới gặp gọi điện thoại cho tôi biết là “anh em nhiều người đã biết chuyện rồi”.

Ngày 19/6:
Gửi bài viết mới (Những danh hài chính trị ở Việt Nam) cho các trang mạng. Trước đó, trang Bauxite Việt Nam đề nghị chỉnh sửa cho lời lẽ nhẹ nhàng hơn thì họ mới đăng được. Nhưng tôi hồi âm là nếu vậy thì sẽ làm mất ý nghĩa đả kích của bài viết, vì vậy tôi đành phải gửi cho các trang báo hải ngoại.

Ngày 20/6:
Tôi gọi điện cho ĐBQH Dương Trung Quốc. Ông thông báo là ông đã chuyển đơn thư của tôi cho ông Chủ tịch QH. Ông hẹn tôi sáng ngày 22/6 gặp ông để ông chuyển cho tôi giấy xác nhận việc tiếp nhận và chuyển đơn thư của tôi.

Ngày 22/6:
Buổi trưa, gần 12h, tôi gặp ĐBQH Dương Trung Quốc tại cơ quan ông, 216 Trần Quang Khải. Ông trao cho tôi tờ giấy xác nhận việc tiếp nhận và chuyển đơn thư của tôi cho ông Chủ tịch QH. Ông nói ông sẽ giám sát việc họ giải quyết đơn thư. Trong trường hợp lâu họ không trả lời thì tôi cứ việc gọi điện giục ông và ông sẽ giục những người có trách nhiệm theo đúng luật định.

Trong tình thế này ngài Thủ tướng lại muốn “đoái công chuộc tội” chăng?

Đây nữa, “bảo bối” của ông TT Sang chính là đơn thư tố cáo trực tiếp của tôi, đặc biệt là với sự hiệp sức của ĐBQH Dương Trung Quốc:

Ngày 27/6:
Buổi sáng, tôi từ Gia Lâm về nội thành Hà Nội để gặp cụ Nguyễn Văn Tuyến (cựu đại tá quân đội, cán bộ tiền khởi nghĩa, nhà ở P106 – C16 Thanh Xuân, người mà tôi đã gặp mấy lần trước) theo đề nghị của cụ. Khoảng 9h tôi đến nhà cụ và gần 10h thì rời khỏi đấy.

Khoảng 10h, khi tôi đang bắt xe buýt tại điểm đỗ đối diện với đường Nguyễn Quý Đức thì một chiếc xe con trờ tới. Mấy người mặc thường phục tiếp cận tôi và hỏi, “Anh có phải là Lê Anh Hùng không?” Tôi nói phải. Họ nói, “Chúng tôi là cơ quan an ninh mời anh đi theo chúng tôi để làm việc về thư tố cáo của anh.” Họ đưa tôi lên xe và đi luôn. Hai người ngồi trước, tôi ngồi giữa hai người khác ở ghế sau.

Họ lái xe vào trụ sở Công an P. Thanh Xuân Bắc. Tại đây, họ yêu cầu tôi bỏ các điện thoại và USB ra bàn. Họ đưa ra một số đơn thư tố cáo dày hàng trăm trang mà tôi đã tố cáo trên các trang mạng Internet. Tôi xác nhận đó là đơn thư của tôi, và tôi ký và các tập tài liệu đó.

Sau đấy, họ mở túi tài liệu mà tôi mang theo người. Trong đó có tập đơn thư tố cáo mà tôi đã ký (với nội dung giống như bộ đơn thư tôi đã gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung Quốc và 8 vị khác qua đường bưu điện), giấy xác nhận (bản gốc) của ông DT Quốc về việc đã tiếp nhận và chuyển đơn thư của tôi, 8 biên lai chuyển phát nhanh đơn thư tố cáo cho 8 vị ngày 6/6/2012, cùng vài thứ không quan trọng khác.

Họ đòi lập biên bản, nhưng tôi từ chối làm việc với họ, với lý do là “đơn thư tôi tố cáo công khai, như các anh đã thấy, các anh muốn làm việc với tôi thì phải có giấy mời đàng hoàng”. Họ nói là cứ làm việc với họ đi, muốn có giấy mời thì sẽ có. Tôi vẫn yêu cầu có giấy mời thì mới làm việc.

Khoảng 11h30 thì họ đưa giấy mời đến. Nội dung giấy mời là mời tôi đến trụ sở Công an P. Thanh Xuân Bắc vào hồi 10h ngày 27/6/20112 để làm rõ nội dung đơn thư tố cáo, người làm việc với tôi là Trung tá Hoàng Văn Dân. Giấy mời do một viên đại tá, Cục phó Cục A67 ký.

Sau đó, họ lập nhiều biên bản khác nhau, với nội dung na ná nhau, trong đó chỉ có một tờ “Biên bản lấy lời khai” là đúng mẫu, còn lại họ viết trên giấy A4. Viên trung tá Hoàng Văn Dân (chừng 45 tuổi) tỏ thái độ sừng sộ với tôi, theo kiểu áp chế đối phương, nào là tôi vu khống, nào là đơn thư của tôi không có căn cứ, v.v. Tôi cũng chẳng vừa, cũng nổi nóng và đập bàn với anh ta, dẹp ngay bài trấn áp của anh ta, khiến anh phải dịu dọng, chấp nhận lập luận của tôi. Mấy viên sỹ quan khác trẻ hơn và tỏ thái độ nhã nhặn hơn viên trung tá này. Riêng trong tờ “Biên bản lấy lời khai” theo mẫu của Bộ CA thì họ hỏi nhiều đến quan hệ giữa tôi và cụ Nguyễn Văn Tuyến cùng Câu lạc bộ Hồ Chí Minh của một số vị lão thành cách mạng, tuy nhiên tôi cố gắng khai sao để khỏi ảnh hưởng đến cụ (cũng như những người khác).

Nội dung các biên bản đại khái là tôi đã tố cáo qua mạng 66 lần như thế, đã gửi đơn thư trực tiếp và làm việc với Công an Quảng Trị 4 lần, đã gửi đơn thư bằng văn bản qua đường bưu điện đến 8 địa chỉ nêu trên và đến trực tiếp ĐBQH Dương Trung Quốc; đơn thư tố cáo của tôi dựa trên lời kể của vợ tôi, người đã viết bản cam đoan khẳng định việc cung cấp thông tin cho tôi và thừa nhận vai trò của mình trong câu chuyện.

Bọn họ còn lập biên bản kiểm tra các tài liệu mà tôi mang theo người, và biên bản kiểm tra các vật dụng trong người tôi. Lúc đầu tôi không chịu ký các biên bản này, nhưng sau đó, họ cứ nói mãi, tôi thì mệt nên cũng tặc lưỡi ký cho họ thoả mãn. Họ yêu cầu tôi cung cấp địa chỉ cư trú hiện tại, nhưng tôi từ chối vì không muốn liên luỵ đến nơi minh đang tá túc và làm việc.

Sau khi ký xong xuôi các biên bản (khoảng 14h30), họ đòi kiểm tra USB của tôi. Tôi phản đối nhưng đơn độc trước một đám người như vậy nên bất lực và đành chấp nhận. Họ đưa USB của tôi vào máy tính xách tay của họ, kiểm tra sơ qua, và chắc chắn đã bí mật copy toàn bộ nội dung USB của tôi trước khi rút ra bỏ trên bàn, làm ra vẻ là chưa xem kỹ. Sau đó, trung tá Hoàng Văn Dân bảo một viên sỹ quan trẻ đi lấy phong bì và bỏ USB của tôi vào đấy, dán lại, bảo là hôm nay muộn rồi, phải cất USB để mai làm việc tiếp. Anh ta cho tôi ký niêm phong, và bảo tôi viết bên ngoài phong bì là “Tôi để lại USB này theo yêu cầu của cơ quan an ninh để ngày mai làm việc tiếp”. Dù bực mình nhưng tôi đành phải làm theo ý họ.

Bọn họ bảo đưa các biên bản, các tài liệu mà tôi mang tới và cả giấy mời làm việc nữa để đi photo. Tôi đã nghi ngờ “bài” của họ, kiên quyết từ chối trao lại giấy mời làm việc cho ho, nhưng rồi cũng đành bất lực.

Sau đó, trung tá Hoàng Văn Dân đọc cho tôi viết bản cam kết là sẽ sẵn sàng làm việc với Cục A67 Bộ Công an khi họ gọi điện yêu cầu, phải đảm bảo điện thoại luôn luôn mở.

Từ 16h, bọn họ ra làm việc ở các phòng khác bên ngoài phòng tôi ngồi; khi tôi ra ngoài thì thấy bọn họ tập trung khá đông, khoảng mười mấy người, dường như họ đang kiểm tra và bàn tán về các file tài liệu trong USB của tôi (mà trước đó họ đã bí mật copy vào máy tính).

Khoảng 17h, họ trả lại điện thoại cho tôi (3 chiếc). Tôi liền bật một chiếc để bí mật ghi âm bọn họ được chừng nào hay chừng ấy.

Khoảng 18h, tôi bất ngờ khi thấy mẹ tôi đến. Hoá ra là bọn họ đã đến tận nhà mẹ tôi chở bà đến. Với một người suy nghĩ đơn giản như mẹ tôi thì sao dám tin vào câu chuyện của tôi được. Tiếng là cựu y sỹ bệnh viện tâm thần nhưng thực ra mẹ tôi chỉ học đến lớp 7, sau đó học trung cấp y; mẹ tôi chỉ mới chuyển từ bệnh viện G5 của Bộ GTVT sang làm ở Bệnh viện Tâm thần Nghệ Tĩnh vài năm trước khi nghỉ hưu vào năm 1990. Có thể họ đã sẵn sàng cho phương án tiếp tục vu cho tôi bị bệnh tâm thần đây. Ngoài ra, dường như họ cũng muốn tôi về nhà mẹ tôi để tiện cho họ mỗi khi muốn làm việc với tôi.

Tuy nhiên, tôi từ chối về nhà mẹ mà quyết định trở về nơi tôi vẫn đang tạm tá túc và làm việc ở gần Gia Lâm. Họ cho xe con đưa mẹ tôi về nhà và đưa tôi tới cổng Công viên Thống Nhất để bắt xe buýt. Cuối buổi làm việc họ cũng không chịu trả lại túi tài liệu mà tôi mang theo, cũng như giấy mời làm việc, với lý do là hôm sau còn làm việc tiếp với họ. Không biết điều gì đang chờ đợi tôi, và đất nước này, ở phía trước. Dù sao tôi cũng đã sẵn sàng cho tất cả.

Hà Nội, ngày 27/6/2012
Lê Anh Hùng
———————–
Bài viết và tài liệu do tác giả gửi đến VAOL cậy đăng và xin phổ biến đến mọi người để rộng đường dư luận.

Để nghe trực tiếp phần audio, xin quí vị vào tranh nhà cùa TTXVA


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét