Em chả.. |
Sau
khi tĩnh lại, suy xét đủ mọi việc, kể cả tìm hiểu thêm về cụ Hiền Đức thông qua
họ hàng, bạn bè thì kết luận và quan điểm của mình vẫn như vậy, không hề thay đổi.
Cụ quá nhiệt tình trong nhiều việc và đây chính là điểm yếu của cụ khi trong thời
gian gần đây bị một số ít kẻ “cõng” đi tứ tung cả. Và nội dung bài viết này chắc
chắn sẽ không được lòng nhiều người, sẽ bị quy chụp là “vạch áo cho người xem
lưng”, là “tốt đẹp chưng ra, xấu xa nên đậy lại”. Nhưng nếu muốn tiến tới một
xã hội dân chủ như các vị hằng mong muốn thì phải vượt qua được sự cả nể, nhìn
nhần một chiều, thiếu khách quan, thậm chí là độc đoán, gia trưởng. Vì không ai
bẻ cong được sự thực hết.
Việc
dựa vào một bà cụ đã ngoài 80 tuổi để làm những việc mà người ta gọi là mang
tính “biểu tượng của sự MINH BẠCH” đi cùng tới Sở 4T Hà Nội làm việc thì một
người có lòng tự trọng không bao giờ được phép nghĩ tới chứ đừng nói là nhờ vả
tới cụ. Kể cả khi cụ có yêu cầu cho đi cùng cũng nên từ chối khéo để cụ nghỉ
ngơi. Đó là tính liêm sỉ ở mỗi người.
Thần
hồn nát thần tính, tới Sở 4T Hà Nội mà lại nghĩ giống như làm việc trong đồn
công an, sợ bị “ám sát” nên cần phải cần có người đi cùng thì tốt nhất đừng có
làm gì hết, hãy làm đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình cho lành. Rảnh thì đi thể
thao, bia bọt với các chiến hữu cho khỏe.
Người
có kinh nghiệm cũng như kiến thức dày dạn trong việc chống tham nhũng, tham ô,
cửa quyền, hách dịch như cụ thì tất nhiên không đời nào cụ chấp nhận sự thỏa hiệp
hay đúng sai lẫn lộn, nhưng nói đi cũng phải nói lại. Quốc có quốc pháp, gia có
gia quy. Không thể lấy lí do tôi muốn đi cùng người này vào để làm chứng cho cuộc
gặp ngày hôm nay một cách đơn giản như vậy được. Hoàn toàn không có bất cứ căn
cứ pháp lý nào nếu xét dưới góc cạnh của pháp luật. Vì thế đừng nói rằng Sở 4T
Hà Nội “bẫy” cụ.
Công
dân khi tới bất cứ một cơ quan nào, việc đầu tiên là phải xuất trình giấy tờ tại
phòng bảo vệ, qua được cửa này thì tùy theo cuộc nói chuyện ở phòng bảo vệ mà
đi thẳng tới nơi cần gặp hoặc phải tới phòng tiếp dân hay phòng của chánh (phó)
văn phòng để làm việc tiếp. Cuối cùng mới là các phòng ban khác. Đó là quy
trình bình thường của bất cứ cơ quan nhà nước nào nếu một người dân tới để làm
việc theo giấy hẹn, tới để khiếu nại, tố cáo hoặc muốn được tư vấn, tìm hiểu những
điều mà mình chưa rõ.
Một
người trưởng thành (trên 18t theo luật pháp Việt Nam quy định) thì phải tự chịu
trách nhiệm đối với những hành vi của mình trước pháp luật. Trừ khi đó là người
tâm thần, không có năng lực tự bảo vệ bản thân thì mới cần người giám hộ đi
cùng. Còn người bình thường nếu muốn có thêm ai đó đi cùng mình tới các cơ quan
công quyền theo giấy mời (giấy triệu tập) thì căn cứ vào từng tình huống cụ thể,
chính quyền sẽ yêu cầu phải có đầy đủ các loại giấy tờ (thỏa thuận miệng giữa
hai bên không có giá trị) khác nhau trong từng việc.
Cụ
Hiền Đức không phải luật sư, ông Tiến sĩ cũng không phải người thiểu năng hay
tâm thần, càng không phải trẻ vị thành niên. Vì thế nếu tới Sở 4T Hà Nội để làm
việc theo giấy mời thì chắc chắn bảo vệ của sở 4T Hà Nội cứ theo giấy mà cho
người có tên qua cửa. Còn nếu ông Tiến sĩ ủy quyền cho Luật sư đi cùng để bảo vệ
về mặt pháp lý cho mình thì phải có giấy ủy quyền. Nếu không có thì cũng xin mời
ông Luật sư ở ngoài luôn cho nhanh. Chả có gì sai trái ở đây hết, hoàn toàn
đúng luật.
Đừng nghĩ rằng mình nhiều tuổi hơn thì được quyền làm gì thì làm nha |
Cái
yếu và thiếu của một số người đó là chỉ nhìn kết quả mà không chịu suy xét
nguyên nhân. Nếu thấy đồng đội hay là một ai đó khác chưa nhận ra việc làm của
bản thân chỉ là cảm tính, yếu về mặt pháp lý (thậm chí không có căn cứ nào hết)
thì kiểu gì cũng phải nói, phải viết ra cho họ và cho những người khác nữa biết
để mà lần sau đừng có tái phạm.
Cụ
Hiền Đức đã được giải thưởng liêm chính quốc tế về chống tham nhũng thì cũng chỉ
là một công dân như bao công dân khác trên đất nước này. Chỉ thương cho cụ là
nhiều việc bị lợi dụng hoặc “vô tình” bị lợi dụng mà không nhận ra. Và cho tới
thời điểm này, mọi chứng cứ đã được đưa ra, rất bất lợi cho cụ. Nếu có mau mắn
để thỏa hiệp đằng sau sao cho việc này chìm xuồng thì hy vọng sẽ không bị nhận
án cảnh cáo là nhẹ nhất.
Còn
nếu nhìn theo hướng “trăm cái lý không bằng một tí cái tình” thì những hành vi
như “nạt nộ, to tiếng, bê, khiêng…” đối với cụ Hiền Đức thì đó là những hành vi
phản cảm, không được phép xảy ra ở bất cứ cơ quan công quyền nào. Nếu cụ nhất
quyết không rời khỏi trụ sở, các anh “tuyên giáo” không làm được việc đó thì nhất
định phải gọi người nhà cụ Hiền Đức lên, khuyên nhủ mà đưa cụ về. Đó mới là việc
làm đúng đắn, đúng tinh thần “tôn sư trọng đạo, kính lão đắc thọ” của người Việt.
Như
tôi đã từng viết trên một bài khác, chính quyền có thể sai nhiều cái nhưng
không phải cái gì họ cũng sai. Nếu muốn có công bằng, giảm sự bất công thì việc
đầu tiên là mỗi công dân phải tuân thủ luật pháp mà chính quyền đã quy định đã,
rồi sau đó mới nghĩ tới những cái khác. Đừng vin vào lí do “chính quyền làm sai
trước nên mình cũng có quyền làm sai như họ”, như vậy là ngây ngô và thiếu hiểu
biết. Đó chỉ là những cá nhân đơn lẻ chứ không phải tất cả những người làm
trong chính quyền đều như vậy.
Khi
bạn đã chấp nhận hoạt động trong một nhóm mà không có người đứng đầu, không có
ràng buộc trách nhiệm mà chỉ là sự quý mến, tôn trọng lẫn nhau rồi lập ra nhóm
thì việc đầu tiên bạn luôn nghĩ tới đó là phải biết “tôn trọng người khác” mỗi
khi mình định nói hay làm gì với họ. Nếu không hiểu và vận dụng được điều này
thì rất khó duy trì được sự tồn tại lâu dài, có lý tưởng và công bằng trong
nhóm.
Kể
cũng lạ, cho tới giờ phút này không thấy nhân vật chính lên tiếng để minh oan
cho cụ Hiền Đức, cho những quần chúng tự phát, cho anh em bè bạn dầm mưa dãi nắng
cùng mình đứng cả đêm ngoài đường như thế. Điều này phải chăng cũng là chiến
thuật “án binh bất động”?.
Bản
thân mình còn không làm chủ được thì đừng bao giờ nghĩ tới việc làm chủ người
khác.
Quang Minh Đỉnh
http://quangminhdinh.wordpress.com/2012/06/03/ai-dam-minh-bach-thong-tin-nguoi-do-nam-quyen-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét