Nhật Nam
Bắc Kinh thời gian qua liên tục đưa những phương tiện khổng lồ ra Biển Đông, với mục đích thăm dò và khai thác những nguồn lợi ở vùng biển này.
Bắc Kinh thời gian qua liên tục đưa những phương tiện khổng lồ ra Biển Đông, với mục đích thăm dò và khai thác những nguồn lợi ở vùng biển này.
Trong
bối cảnh đang có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough Hoàng Nham với
Philippines, Trung Quốc hôm 18/4 điều tàu Ngư Chính 310 tới tăng cường tuần
tra quanh khu vực này. Trong ảnh là tàu Ngư Chính 310 hoạt động gần bãi đá
Scarborough / Hoàng Nham. Ảnh: Nddaily
Báo chí Trung Quốc cho hay Ngư Chính 310 là tàu lớn nhất và hiện đại nhất trong các tàu cùng loại của nước này. Ngư Chính 310 nặng 2.580 tấn, được trang bị công nghệ tối tân. Đây là tàu có tốc độ nhanh nhất trong số các tàu ngư chính của Trung Quốc, với tốc độ tối đa khoảng 40 km/giờ. Tàu có trang bị bãi đáp đủ cho hai máy bay trực thăng. Ngư Chính 310 có hệ thống liên lạc vệ tinh và theo dõi bằng quang điện. Ảnh: Qianyan001
Nhật Nam
Báo chí Trung Quốc cho hay Ngư Chính 310 là tàu lớn nhất và hiện đại nhất trong các tàu cùng loại của nước này. Ngư Chính 310 nặng 2.580 tấn, được trang bị công nghệ tối tân. Đây là tàu có tốc độ nhanh nhất trong số các tàu ngư chính của Trung Quốc, với tốc độ tối đa khoảng 40 km/giờ. Tàu có trang bị bãi đáp đủ cho hai máy bay trực thăng. Ngư Chính 310 có hệ thống liên lạc vệ tinh và theo dõi bằng quang điện. Ảnh: Qianyan001
Cục
Năng lượng Quốc gia Trung Quốc mới đây cho hay giàn khoan khổng lồ Ocean Oil
981 của nước này cũng chính thức đi vào hoạt động tại phía đông của Biển Đông
sau 6 năm xây dựng. Ocean Oil 981 bắt đầu khoan dầu tại lô Lệ Loan 6-1-1,
cách Hong Kong khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần
Philippines. Việc này được thực hiện trong thời điểm căng thẳng Bắc Kinh -
Manila lên cao. Ảnh: Xinhua
Ocean
Oil 981 là một giàn khoan kiểu "nửa chìm nửa nổi". Nó hiện có thể
hoạt động được ở độ sâu 1.500 m và được thiết kế để làm việc tốt tại độ sâu tới
2.371 m. Độ sâu giếng khoan tối đa của Ocean Oil 981 lên tới 12.000 m. Ảnh: CNR
Song
song với việc đưa giàn khoan khổng lồ vào hoạt động, Trung Quốc còn vừa cho
tàu Dầu khí Hải dương 201 ra khơi. Con tàu này bắt đầu được đóng vào tháng
9/2009. Nó được coi là một phần của đội tàu nước sâu thuộc CNOOC. Toàn bộ đội
tàu này được cho là sẽ tiêu tốn của CNOOC tổng số tiền lên tới 11,5 tỷ Nhân
dân tệ (khoảng 1,8 tỷ USD). Ảnh: Marine Traffic
Dầu
khí Hải dương 201 có trị giá 2,8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 442 triệu USD). Nó có
thể đặt những ống thăm dò ở độ sâu khoảng 3.000 m và mang được 380 người
trong mỗi chuyến ra khơi. Tàu dài 200 m và rộng 40 m, được trang bị hệ thống
định vị động lực DP-3, cần trục khổng lồ với chiều cao tương đương tòa nhà 45
tầng. Con tàu này có thể di chuyển liên tục suốt 12.000 hải lý. Ảnh: Marine
Traffic
Bên
cạnh đó, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc còn đang triển khai ra Biển Đông đội tàu
hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sảndi động, trong đó giữ vị
trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 (Hainan Baosha 001)
có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews
Con
tàu này đóng vai trò như một nhà máy chế biến thủy sản di động trên biển, với
số công nhân làm việc thường xuyên lên tới 600 người. Trên tàu có 14 dây chuyền
sản xuất trên, với công suất chế biến lên tới 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày. Hải
Nam Bảo Sa 001 là tàu chế biến thủy sản lớn nhất của Trung Quốc và nằm trong
top 4 của thế giới về loại tàu này. Ảnh: China News
Nhật Nam
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/05/trung-quoc-o-at-dua-phuong-tien-khung-ra-bien-dong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét