Nhân dân,
cử tri không cần những ông giám đốc đi tù, vì mất mát thua lỗ mấy trăm, mấy
ngàn tỷ thì bao nhiêu năm tù, bao nhiêu ông giám đốc có thể đổi lại.
Khi
vụ HAGL nợ thuế được đưa công khai lên báo chí, một quan chức của Cục thuế đã
khẳng định như đinh đóng cột “HAGL được phép nợ thuế”. Một lời khẳng định đơn
giản nhưng lại đặt ra một thực tiễn không đơn giản: Quyền cho nợ hay bắt nợ thuộc
nhà nước. Và quan trọng hơn, được nợ hay bắt nợ lại tùy vào…cảm hứng, vào sự biết
điều của DN.
Chính vì thế, khi thì tình trạng khai man, trốn nợ thuế, gian lận thương mại được
đánh giá trong báo cáo của Chính phủ là “diễn ra phổ biến”, nhiều vị đại biểu
QH đã ngờ ngợ. Hình như chuyện trốn nợ “diễn ra phổ biến” là chuyện “ đến hẹn lại
lên” mà năm nào cũng diễn ra. Miếng bánh ngân sách vốn đã teo tóp giờ lại càng
teo tóp. Đến hôm qua, những người dân đóng thuế dường như phần nào đã hiểu vì
sao các biện pháp quản lý, trong lĩnh vực giao thông chẳng hạn, luôn nhòm ngó đồng
tiền còm còn sót lại trong túi người dân. Đại biểu QH Võ Thị Dung (TP HCM) hôm
qua đã nói đến tình trạng NSNN đã phải “vay” 38% quỹ bảo hiểm xã hội. Thế là
ngoài nguồn thuế của dân, nguồn tiền từ phí cũng bổ đầu dân, giờ đến nguồn quỹ
phúc lợi cũng bị trưng dụng một cách “quá dễ dãi, thiếu trách nhiệm”- như đánh
giá của bà Dung.
Nhưng sự teo tóp của ngân sách, nhưng vài ngàn tỷ đồng nợ thuế thực ra chẳng thấm tháp gì so với mức độ và tốc độ chi tiêu công và đặc biệt là so với khả năng tiêu tiền “có năng khiếu” của DNNN. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã nói đến “Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước”. Ông Bộ trưởng thậm chí nói đến “Cơ chế giám sát đặc biệt” đối với các DNNN làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu mất vốn nhà nước. Theo đó, cơ chế giám sát đặc biệt sẽ áp dụng trong trường hợp DNNN kinh doanh thua lỗ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt mức an toàn theo quy định. Có lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc tổng lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu. Hệ số khả năng thanh toán nợ quá hạn thấp hơn 0,5. Và “báo cáo không đúng sự thật tình hình tài chính của DN”. Sự giám sát này cũ mèn. Và làm sao mà giám sát cho xuể khi hàng năm có bình quên 12% đơn vị của Nhà nước bị thua lỗ, với mức lỗ bình quân cao hơn 12 lần so với các khu vực khác.
Và nếu chỉ giám sát đặc biệt khi các DN lỗ, nợ đến mức sắp “đắm” thì phải chăng
quá bất công cho những đồng thuế của dân?
Đến đây, không thể không nói về hàng ngàn tỷ phân bổ cho các tập đoàn, DNNN mỗi
năm. Bởi trong khi các tập đoàn, tổng công ty có nguồn vốn tới 30-40 tỷ USD nhà
nước “không lấy một đồng xu tiền lãi” thì mỗi năm nhà nước vẫn phải ném ra thêm
hàng ngàn tỷ. Nguồn vốn “không giới hạn”, sự “hữu hạn” về trách nhiệm, tài
nguyên quốc gia gần như được dùng “chùa” những lợi thuế cực lớn này, thật ngạc
nhiên lại chỉ “đẻ” ra mức lợi nhuận trước thuế 13,1% thấp hơn nhiều so với lãi
suất ngân hàng.
Nói thẳng ra là việc sử dụng đồng vốn với lợi nhuận chưa bằng lạm phát, các
DNNN đang ăn dần vào đồng vốn, cũng là tiền thuế của dân.
Nhân dân, cử tri không cần những ông giám đốc đi tù, vì mất mát thua lỗ mấy
trăm, mấy ngàn tỷ thì bao nhiêu năm tù, bao nhiêu ông giám đốc có thể đổi lại.
Thưa các vị đại biểu QH, một đồng tiền mà nhà nước tiêu là một đồng tiền thuế của
dân. Giám sát việc chi tiêu những đồng tiền thuế của dân cũng chính là việc của
cơ quan dân cử. Bởi nếu hàng năm QH bấm nút phê duyệt dự toán ngân sách mà chi
tiêu công cứ liên tục bội chi thì nhân dân phải đóng thêm bao nhiêu thuế để có
thể trả nổi?
http://daotuanddk.wordpress.com/2012/05/24/trach-nhiem-voi-dong-thue-cua-nguoi-dan/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét