Dịch : Lê Quốc Tuấn
Uy
thế là một siêu cường duy nhất trên thế giới của Hoa Kỳ và sự xuất hiện nhanh
chóng của Trung Quốc như một cường quốc ưu việt trong khu vực Đông Á đã đưa Việt
Nam đến một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Sự vươn lên của Trung Quốc đã đặt
ra một mối đe dọa hiện hữu tiềm tàng dù rằng trục chuyển đến Châu Á của Mỹ đã từng
đưa ra được một giải pháp có tiềm năng.
Trong
khi thách thức của Trung Quốc đã thử nghiệm đến sự nhạy bén của các quan chức tại
Hà Nội về chiến lược, phản ứng của Việt Nam đã là đa diện và đi theo chín chỉ đạo
rõ ràng.
Chín
chỉ đạo Hướng dẫn
Đầu
tiên là vận dụng thông qua các nguồn quan hệ giữa Đảng với nhau để vun trồng
các quan hệ cải thiện với Trung Quốc. Thành tích nổi bật trong nỗ lực này từng
là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc Bộ – chứ
không phải ở vùng Biển Đông.
Thứ
hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng cải cách và mở cửa nền kinh tế -đổi
mới- nâng cấp các lực lượng vũ trang với sự tập trung đến các khả năng ngăn chặn
xâm nhập hàng hải (maritime denial capabilities).
Thứ
ba là tham gia và liên kết với ASEAN để bất kỳ mối đe dọa đối với Việt Nam ngày
càng được xem như một mối đe dọa cho tất cả khối Asean.
Thứ
tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua: hiện diện chính thức, tuyên bố công khai,
các cuộc diễn tập quân sự và “những sự thật hiển nhiên” để khẳng định “chủ quyền”
của Việt nam ở Biển Đông.
Thứ
năm là để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán được hình thành nhằm
làm suy giảm các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trong Biển Đông để
trình bày được một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc.
Thứ
sáu là thu hút các công ty dầu mỏ quốc tế (bao gồm cả Ấn Độ) vào Biển Đông bằng
cách cung cấp các nhượng bộ hấp dẫn trong các hợp đồng thuê bao.
Thứ
bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp mối quan hệ
quân sự với Nga và Ấn Độ – bao gồm cả khả năng truy cập vào Cảng Cam Ranh đã được
sửa chữa lại
Thứ
tám là thông báo thường xuyên và rõ ràng cho phía Bắc Kinh rằng Việt Nam “không
bao giờ có thể chấp nhận” các khiếu nại về chủ quyền hàng hải của Trung Quốc.
Cuối
cùng là, nuôi dưỡng một mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với Hoa Kỳ bao gồm cả
khía cạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự.
Cuộc
phát triển mối quan hệ quân sự với Mỹ đã từng đáng được chú ý đặc biệt. Bắt đầu
với sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết các trường hợp MIA / POW trong
những năm 1980, các mối liên hệ thực tế giữa quân đội và quân đội đã bắt đầu
vào giữa những năm 1990. Điều này đã làm nở rộ những chuyến ghé thăm cảng thường
xuyên của hải quân Mỹ đến Việt Nam, một cấu trúc “đối thoại chiến lược” giữa
hai cơ quan quốc phòng và các tham khảo thường xuyên giữa các quan chức cấp cao
của Việt Nam đến một mối “quan hệ đối tác chiến lược” với Mỹ. Phần lớn động lực
bất thành văn nhưng không thể nhầm lẫn cho mối quan hệ này chính là một mối
quan tâm chung về Trung Quốc.
Môi
trường chiến lược của Việt Nam
Việc
Trung Quốc mở rộng quyền lực đã tạo ra một môi trường hoàn toàn không đối xứng
về chiến lược cho Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam có thể sẽ không lặp lại được
thành công quân sự chống lại Trung Quốc như năm 1979 và Hà Nội biết điều đó. Nếu
Trung Quốc kiên quyết khẳng định mình – chẳng hạn như bằng cách loại trừ các
ngư dân Việt Nam khỏi các khu vực Biển Đông – có lẽ Việt Nam sẽ không có cách
gì để ngăn chặn họ. Tuy nhiên, một số xu hướng trong khu vực đang có lợi cho
phía Việt Nam.
Thứ
nhất, có một chiến lược tái tập trung (“chuyển trục”) vào khu vực Đông Nam Á và
Biển Đông của Mỹ. Hà Nội cũng nhận thức được rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hiệu
quả duy nhất và tối hậu đối với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Thứ
hai, có một lo lắng rõ ràng và đang phát triển ở Đông Nam Á về các ý định của
Trung Quốc. Kết quả là đã có sự sẵn lòng ngày càng tăng giữa các chính phủ
ASEAN để bày tỏ mối quan tâm chia sẻ về Bắc Kinh – và Hoa Kỳ. Từ lâu nay, Trung
Quốc từng tìm cách giải quyết các tranh chấp trong Biển Đông với Đông Nam Á
trên cơ sở song phương hầu qua mắt mọi người. Việt Nam đã tìm cách cách ngược lại
– là công khai hóa và quốc tế hoá. Trong trường hợp cụ thể này, lợi thế đang nằm
về phía Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Trong
lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một cuộc đấu tranh để đạt
được và giữ gìn độc lập dân tộc thoát khỏi kiểm soát của Trung Quốc. Các cuộc
chiến tranh chống Pháp và can thiệp của Mỹ gần đây so với thực tế lịch sử này,
chỉ là những chủ đề thứ cấp. Từ khoảng một nghìn năm trước, người dân Việt đã đạt
được và duy trì được quyền tự chủ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc (với cái
giá không rẻ). Từ quan điểm này, thời cai trị của thực dân Pháp, chiến tranh thế
giới thứ II, và Chiến tranh Lạnh chỉ nổi bật lên như những sự khác thường có
tính lịch sử.
Trong
thời gian này, mối thù địch giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được kiềm chế bởi
các mối đe dọa và nhu cầu khác. Trong “cuộc chiến chống Mỹ” hai chế độ đi theo
chủ nghĩa Mác-Lênin ở Bắc Kinh và Hà Nội đã hợp tác với nhau như những đồng
minh. Tuy nhiên, cuộc hợp tác này nhanh chóng giải thể sau năm 1975 khi một nước
Việt Nam chiến thắng, thống nhất và đứng về phía Moscow chống lại Bắc Kinh
trong những gì từng trở thành cuộc đối đầu cay đắng giữa Trung-Xô. Các sự kiện ấy
đã đi đến cuộc đối đầu đầy kịch tính trong năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng với
cuộc xâm lược của Việt Nam vào Cam-pu-chia (trong đáp trả của phía Việt nam đối
với việc Khmer Đỏ tấn công vào các làng Việt Nam) bằng cách gửi 30 quân đoàn Giải
Phóng Trung Quốc qua biên giới Việt Nam để dạy cho Hà Nội một “bài học”.
Thế cờ mới của Việt Nam
Bài
học chủ yếu đã được học chính là, Quân đội Nhân Dân Trung Quốc đã không hoàn
thiện tốt được theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Quyền tự chủ của Việt Nam
vẫn còn nguyên vẹn. Trong suốt hai thập kỷ sau, mối quan hệ Việt- Trung sẽ được
lắng vào một thời kỳ yên lặng có tính chiến lược. Cả hai nước đều bị thu hút
vào các nhiệm vụ khổng lồ của tái thiết kinh tế và phát triển. Sự sụp đổ của đế
chế Liên Xô vào đầu những năm 1990 đã làm nản lòng cho cả hai nước.
Đối
với Hà Nội, điều đó mang ý nghĩa của một sự mất đi một ân nhân quan trọng từng
cung cấp cho mình an ninh và viện trợ kinh tế. Điều đó cũng đánh dấu sự ra đời
của một cảnh quan chiến lược hoàn toàn mới thống trị bởi hai thực tế: vai trò
ưu việt là “siêu cường duy nhất” của Mỹ và sức mạnh tăng trưởng của Trung Quốc
trong khu vực. Và các lợi ích của Việt Nam hiện diện ở đó. Việt Nam gia nhập
ASEAN và đang phát triển tầm vóc của mình trong khối là minh chứng cho khả năng
lèo lái một tiến trình trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc của Hà Nội. Việc tái lập
mối quan hệ hữu nghị đang phát triển giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, kẻ cựu thù của
mình, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khôn khéo của Hà Nội trong việc hòa
giải với tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược của mình.
Tác
giả Tiến sĩ Marvin Ott, là học giả về Chính sách công tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson và là giáo sư trợ giảng ở Đại học Johns Hopkins. Bài viết này được
đăng tải đầu tiên trong các lời bình luận ở RSIS.
Lê
Quốc Tuấn. X-CafeVN
chuyển ngữ
http://tintuchangngay8.wordpress.com/2012/05/10/tinh-the-tien-thoai-luong-nan-cua-trung-quoc-va-viet-nam-chi-dao-trong-moi-truong-chien-luoc-moi/#more-677
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét