Ngày 27/05/2012, thủ tướng Ấn Độ Manmohan
Singh bắt đầu chuyến công du Miến Điện trong vòng 3 ngày với trọng tâm là tìm
kiếm nguồn cung ứng nhiên liệu, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế Ấn Độ. Mặt
khác, New Dehli cũng muốn kiềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại
quốc gia này.
Đây
là lần đầu tiên, kể từ 25 năm qua, một thủ tướng Ấn Độ viếng thăm Miến Điện, nước
có đường biên giới chung trên bộ (1600 km) và trên biển, ở vịnh Bengal.
Cùng
với việc tân chính quyền Miến Điện của tổng thống Thein Sein thực hiện những cải
cách « ngoạn mục », phương Tây từng bước bỏ cấm vận nước này. Miến
Điện gần như là một miền đất hứa đối với các nhà đầu tư phương Tây. Ông Rajiv
Biswas, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc IHS Global Insight, được hãng tin Bloomberg trích dẫn, nhận định là dường như
có một « cơn sốt tìm kiếm vàng » đang diễn ra tại Miến Điện, ai cũng tranh thủ
tới đây để khẳng định sự hiện diện của mình. Ấn Độ bị bỏ rơi lại phía sau và
trong chính sách kinh tế đối ngoại, Ấn Độ không năng nổ như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong
những năm gần đây, Ấn Độ rất sốt ruột khi nhìn thấy sự thống trị của Trung Quốc
trong các dự án thăm dò dầu khí tại Miến Điện. Hàng trăm ngàn nhân công Trung
Quốc đang làm việc trong các công trình hạ tầng cơ sở và những dự án khác ở Miến
Điện.
Các
quan chức Ấn Độ buộc phải thừa nhận rằng chính sách đối ngoại của New Delhi được
thúc đẩy bỏi sự hiện diện ngày càng lớn tại Miến Điện của Trung Quốc – đối thủ
kình địch của Ấn Độ.
Theo
AP, ngày 25/05, Ngoại trưởng Ấn Độ Ranjan Mathai đã nói với các nhà báo là New
Dehli muốn có được « mối quan hệ vững chắc và cùng có lợi với nước láng
giềng » và đây là một phần trong chính sách « Hướng Đông » của Ấn Độ.
Trong khuôn khổ chính sách « Hướng Đông », New Delhi tìm cách mở rộng ảnh hưởng sang Đông Nam Á và Đông Á, tăng cường quan hệ song phương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonessia…
Cuộc
cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Miến Điện đã trỗi dậy khi chính quyền
Naypyidaw bắt đầu cho đấu thầu các khu vực thăm, dò khai thác dầu khí ở ngoài
khơi và trong đất liền.
Theo
nhận định của ông Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ tại Miến Điện thì « vì lợi
ích của mình, Miến Điện không nên đặt tất cả trứng vào trong một giỏ
», hàm ý chính quyền Naypyidaw không nên để cho Trung Quốc độc quyền trong lĩnh
vực nhiên liệu.
Ngoại
trưởng Ân Độ cho biết, nhân chuyến công du Miến Điện của thủ tướng Singh, hai
nước dự tính mở tuyến đường xe khách xuyên quốc gia, nối liền Imphal, thủ phủ của
tiểu bang Manipur, phía đông bắc Ấn Độ với Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở
phía bắc Miến Điện.
Đồng
thời, Ấn Độ cũng thông báo giúp Miến Điện thành lập một khu nghiên cứu bao gồm
trung tâm đào tạo công nghệ thông tin, viện nghiên cứu nông nghiệp và viện
nghiên cứu lúa.
Trong
nhiều thập niên qua, do chính sách đàn áp của giới tướng lãnh cầm quyền, Miến
Điện bị cô lập và phương Tây trừng phạt. Tranh thủ hoàn cảnh này, Trung Quốc đã
không ngừng mở rộng sự hiện diện tại Miến Điện, đầu tư hàng tỷ đô la vào các
công trình xây dựng đuờng xá, ống dẫn dầu khí.
Đương
nhiên, với tầm vóc kinh tế của mình, Ấn Độ không thể trợ giúp, đầu tư vào Miến
Điện ở quy mô như Trung Quốc.
Cho
đến nay, Ấn Độ đã cung cấp khoảng 800 triệu tín dụng, hỗ trợ Miến Điện phát triển
mạng lưới cơ sở hạ tầng như xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ và đường thủy.
New Delhi cũng hy vọng xây dựng được một cảng ở vùng duyên hải Sittwe của Miến
Điện, giúp các tiểu bang phía đông bắc Ấn Độ thông thương sang khu vực Đông Nam
Á.
Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Miến Điện đạt mức 2,1 tỷ đô la trong năm 2011. Hai bên hy vọng sẽ thúc đẩy kim ngạch song phương lên đến 3 tỷ đô la vào năm 2015.
Về
mặt chính trị, chuyến đi thăm Miến Điện của thủ tướng Ấn Độ như là một sự đáp lại
cuộc viếng thăm New Delhi của tổng thống Thein Sein hồi tháng 10 năm ngoái và
diễn ra trong bối cảnh chính quyền Naypyidaw thực hiện những cải cách dân chủ
hóa quan trọng. Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi trở thành dân biểu. Do vậy,
thủ tướng Singh sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi.vào ngày 29/05 tới đây. Động thái
này được đánh giá như là một sự « điều chỉnh lại » trong chính sách của Ấn Độ đối
với Miến Điện.
Trong
những năm 1980 – 1990, New Delhi ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phe đối
lập, đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi, người vốn có quan hệ gắn bó với Ấn Độ.
(Trước đây, mẹ bà Aung San Suu Kyi là đại sứ Miến Điện tại Ấn Độ). Tuy nhiên, từ
giữa những năm 1990, New Delhi đã quay sang ủng hộ chính quyền độc tài quân sự
tại Miến Điện, theo đuổi chính sách thực dụng. Ấn Độ lập luận là cần có sự giúp
đỡ của nước láng giềng Miến Điện để trấn áp các nhóm nổi dậy có sào huyệt trong
khu rừng rậm dọc theo biên giới chung giữa hai nước. Mặt khác, New Delhi cho rằng
để thúc đẩy giới tướng lãnh cầm quyền Miến Điện tiến hành cải cách, thì cần phải
đối thoại và chính sách cô lập không mang lại hiệu quả.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120527-thu-tuong-an-do-tham-mien-dien-thuc-day-bang-giao-song-ph
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét