Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THIÊN TÀI "ĐẢNG TA"!

Lê Phục Văn – Trí Nhân Media

Chỉ trong vòng hai ngày 15 và 16/5, giới truyền thông lề đảng rầm rộ loan tin về hai kết luận điều tra của giới khoa học gia trong nước.
Kết luận đầu tiên là về các vụ xe cộ tự dưng bốc cháy suốt một năm qua. Nhưng khác với cái kết luận của một nhóm khoa học gia khác được công bố cách đây vài tuần là do chập điện, cái kết luận mới nhất gần như khẳng định rằng cháy xe là do xăng trộn nhiều tạp chất, gây rò rỉ trong hệ thống ống dẫn. Và để gián tiếp chỉ trích các kết quả nghiên cứu lếu láo của nhóm khoa học gia trước đó, nhóm này còn nói thêm là lượng xăng rò rỉ có thể đến từ các tia lửa từ ma sát do đạp thắng, tức ma sát, chứ không hẳn chỉ là do chập điện.
Tuy nhiên nhóm này cũng chỉ mới nghiên cứu hàm lượng các hóa chất pha trộn trong xăng như methanol, ethanol và một hợp chất kỳ dị được rao bán là có công dụng tiết kiệm nhiên liệu, có xuất xứ từ Trung Cộng. Riêng các vụ cháy xe hơi chạy bằng dầu cặn (tức dầu diesel) thì vẫn chưa có kết luận vì chưa... thử nghiệm hay nghiên cứu đến.
Nhưng cái kết luận này kể ra cũng "tạm được", vì ít nhất nó cũng giúp cho người dân cẩn thận hơn khi mua xăng chạy xe để không còn phải phập phồng lo sợ, và nhất là đỡ tốn tiến mua thêm một bình chữa lửa gắn vào thân xe, trông không giống ai!
Nhưng cái "không giống ai" lại nằm ở bản tin thứ nhì, tức cái kết luận về các vụ lở lói trên mặt cầu Thăng Long. Theo giới quan chức hữu trách PMU-2 (xin đừng lầm với PMU-18) thì các hố nước, hay các lớp nhựa đường tự động ùn cao lên hay lõm xuống trên mặt cầu Thăng Long là do "nắng nóng"!
Đây là cây cầu bắc qua sông Hồng, mục đích là nối liền trung tâm Hà Nội với phi trường Nội Bài, và được cả đảng xưng tụng là "công trình thế kỷ" khi khởi công xây dựng vào năm 1985. Nhưng phải mất hơn 10 năm mới xây xong và chỉ mấy năm là phải sửa chữa và tu bổ liên miên, từ đường dẫn lên cầu cho đến mặt đường.
Đến năm 2009 thì nhà nước chi ra hàng chục tỷ đồng để cạy bỏ lớp đường trên cầu có chiều dài khoảng 2 cây số, thay bằng một lớp nhựa đường mới, dày hơn và tốt hơn. Nhưng ngay sau đó thì mặt đường nếu không nứt nẻ thì cũng đầy dẫy ổ gà. Giới chuyên gia kỹ thuật của đảng lập tức chia phe tranh cãi về đủ mọi lý do, kể cả đổ thừa cho việc áp dụng kỹ thuật của Tây phương vì cho rằng nó không thích hợp với môi trường Việt Nam. Nhưng chuyện cãi thì cứ cãi, trong khi công quỹ vẫn phải chi ra để cào lớp nhựa cũ và phủ lên lớp nhựa mới, theo một kỹ thuật mới của... Tây phương!
Điều bi thảm là "tiền mất mà tật mang" vì kết quả cũng y như cũ. Các lớp nhựa đường lại tự động ùn cao lên thành những gò mối, hay nứt nẻ và lở loét thành những hố nước trên mặt cầu, khiến tai nạn diễn ra đều đều khi xe trước thắng gấp để tránh ổ gà khiến xe sau húc vào sau đuôi. Nhưng khi trả lời các câu chất vấn của giới báo chí thì giới hữu trách và nhà thầu hồn nhiên giải thích là do thời tiết quá nóng nên nhựa đường co giãn, trong khi kết luận của giới kiểm tra là do thiết kế không đúng đắn, không có chỗ thoát nên nước đọng lại, làm hư hỏng mặt đường.
Có nghĩa là nắng nóng sẽ làm hỏng đường, và mưa xuống thì làm đường... hỏng!
Nhưng điều kỳ dị là đã gọi là "cầu", tức một kiến trúc nằm trên cao, mà nước mưa không thể thoát được xuống sông thì chuyện đường phố ở Hà Nội hay Sài Gòn nếu có trở thành sông mỗi khi trời mưa bỗng trở thành điều quá dễ hiểu: vì nước... không rút!
Kỳ dị hơn nữa là nếu cả hai lý do nói trên đều đúng, thì các cây cầu ở châu Phi hay Ả Rập được tráng bằng loại vật liệu gì để có thể chịu đựng cái nóng khủng khiếp vào ban ngày và cái lạnh cắt da vào ban đêm, chưa kể là mưa gió? Hay là các xứ này "phủ vàng" trên mặt đường nên có thể chịu đựng bất cứ thời tiết nào?
Câu trả lời là tương tự như ở VN, các nước đó cũng áp dụng kỹ thuật và các thiết kế của nền văn minh thế giới, đặc biệt là từ các nước Tây phương. Nhưng khác với VN, các cây cầu của họ không bị thay đổi hay xén bớt vật liệu như xi măng, cốt sắt, nhựa đường và đất đá trong khi xây dựng. Và điều quan trọng là họ quan niệm rằng thà tốn kém một lần còn hơn là xây xong rồi cứ sửa đi sửa lại, sẽ tốn kém gấp mấy chục lần và làm mất uy tín của công ty hay quốc gia mình.
Nói một cách tóm tắt là họ coi trọng trách nhiệm của mình, chứ không coi nhẹ tiền thuế và sinh mạng của người dân như giới quan chức VN. Đó là lý do mà khi cầu sập người chết, dù chính phủ chưa kịp mở cuộc điều tra, đã có một số quan chức hữu trách, thậm chí là vị bộ trưởng giao thông, đã lập tức từ nhiệm để chờ dư luận phán xét.
Và đó là lý do mà công ty Úc xây cầu Bắc Mỹ Thuận đã rất cẩn thận từng khâu, từng bước trong khi xây dựng. Họ lo sợ rất nhiều thứ nếu để xảy ra những tai nạn thảm khốc. Thứ nhất là mất uy tín, dẫn đến việc công ty phải giải thể vì sẽ không còn ai dám giao các công trình cho họ. Thứ hai là họ phải ra hầu tòa theo qui định nghiêm khắc của luật pháp nước Úc . Thứ ba là các số tiền bồi thường thiệt hại sẽ không nhỏ. Và cuối cùng là nỗi lo sẽ bị ám ảnh suốt đời vì những tắc trách của họ, dẫn đến các thương vong.
Điều mỉa mai là tại VN ngày nay, không một quan chức hay nhà thầu nào lo lắng đến những điều "vớ vẩn" như thế. Cái mà họ lo lắng là làm sao "lo lót" cấp trên để được trúng thầu, còn chuyện xây xong đã sập hay phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì thiếu gì lý do để bào chữa. Nếu kẹt thì cứ đổ thừa cho thiên tai, như trong câu vè của dân gian "mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta". 
Và nếu kẹt quá thì cứ đổ thừa cho các "thế lực thù địch". Thế là xong! Không chừng lại còn được đảng ban tặng huân chương về lao động hay huy hiệu gì gì đó về an ninh quốc phòng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét