Nói cho công bằng, từ
khi giành được ghế Bộ trưởng, ông Đinh La Thăng làm được không ít việc, cho dù
có những việc bị chê nhiều hơn là khen. Khen với chê đối lập tính chất nhưng có
những trường hợp nổi tiếng chỉ vì được chê nhiều. Giả dụ như học sinh cá biệt,
đi đến đâu nổi tiếng ở đó với những hành vi khác thường.
Chính khách với nông
dân xuất thân với nhau nhưng sau đó một bên là quả núi, một bên là hòn sỏi về mặt
tiền bạc. Một bên ngồi trên tầng cao chót vót, một bên lầm lũi với đất bùn.
Khác biệt như thế nhưng chính khách với nông dân vẫn có điểm chung của bổn phận
làm người. Đó là sự tồn tại của bản thân gắn liền những sản phẩm của chính mình
làm ra.
Ông nông dân tạo ra
nhiều loại nông sản. Không có bia rượu, người ta vẫn sống, thậm chí sống khỏe.
Chẳng cần chân dài người ta vẫn vui tươi ấm cúng với hạnh phúc gia đình. Không
có nông sản, đố ai mà sống được, cho dù họ có cả núi tiền và la liệt chân dài.
Chưa một ngày nghe giảng triết học, nhưng từ xa xưa, ông cha ta đúc kết chí lý
hơn cả triết học: phi nông bất ổn.
Chính khách, kể cả
người bất tài nhất, cũng có sản phẩm của họ. Cơ chế chính sách là sản phẩm của
chính khách. Điều hành, quản lý bằng cơ chế chính sách. Tân quan tân chính sách
là như thế. Cơ chế chính sách đúng giống như luồng gió đẩy thuyền băng băng tiến
lên, về đích sớm hơn cả mong muốn. Định ra cơ chế chính sách theo kiểu áp đặt,
bị lợi ích nhóm chi phối, khác chi tạo ra bãi đá ngầm chực chờ xuyên thủng mọi
con thuyền để rồi hôi của từ con thuyền ấy. Cơ chế chính sách là sản phẩm đặc
biệt của chính khách. Loại sản phẩm này có thể biến cái không thể thành cái có
thể. Biến cái đang có và sẽ có thành ra tro bụi. Làm cho yên dân và cũng có thể
làm cho lòng dân sôi sục phẫn uất.
Ngồi vào ghế bộ trưởng,
đương nhiên ông Đinh La Thăng trở thành chính khách. Tân bộ trưởng nhưng ông là
người mạnh dạn sớm đưa ra nhiều cơ chế chính sách. Nổi tiếng về nhiều loại cơ
chế chính sách mang đậm dấu ấn Đinh La Thăng, thế mà không thấy đài truyền hình
Việt Nam đưa ông vào chương trình Người đương thời.
Thiết lập bộ máy, tạo
ra ê kíp, đề bạt cán bộ trở thành sản phẩm đặc thù của chính khách. Nhìn vào bộ
máy là biết được người đứng đầu. Xác định đúng cấp dưới là khẳng định được cấp
trên. Là chính khách cho nên ông Thăng đương nhiên có sản phẩm cán bộ của ông.
Tân bộ trưởng cho nên sản phẩm cán bộ của ông chưa nhiều. Mới ra sân làm sản phẩm
cán bộ mà ông Thăng đã để đời một sản phẩm như là Cục trưởng Cục hàng hải. Ông
Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục hàng hải đúng là sản phẩm để đời của ông Thăng.
Ông Dũng là sản phẩm của ông Thăng. Còn ông Thăng là sản phẩm của ai, việc đó
tôi mù tịt. Dư luận đồn đoán ông Thăng là sản phẩm của cá nhân này, của nhóm
người kia. Ông Thăng không thể từ dưới đất mà
đi lên ôm lấy cái ghế mà ông đang ngồi.
Chỉ sau hơn 2 tháng
được thăng chức, ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị khởi tố. Tổng công ty hàng hải
do ông Dũng một thời cầm lái đã bị nhấn chìm. Không chết chìm với con thuyền ấy
đã là đại phúc, đằng này ông Dũng còn leo lên ở mức cao hơn. Cái chức ấy do
chính ông Thăng quyết định và trao tận tay cho ông Dũng. Đại phúc dành cho cá
nhân ông Dũng nhưng lại là đại họa với dân, với nước. Sử dụng cán bộ kiểu đó là
tự gây ra đại họa. Dân không mất lòng tin mới là chuyện lạ. Chỉ có kẻ thù của
nhân dân mới làm ngơ trước đại họa như thế. Khác họ, không phải bà con nhưng về
mặt ê kíp bộ máy, ông Dũng là con đẻ của ông Thăng.
Tự dưng vô cớ ông
Dũng được lôi từ Tổng Công ty hàng hải nhảy phắt lên Cục trưởng Cục hàng hải.
Làm gì có chuyện đó. Cái chức ấy đâu phải món quà biếu từ thiện. Để leo lên ghế
cục trưởng, người từng trải như ông Dũng, thừa biết phải mua những ai,
mua với giá bao nhiêu. Cả đống tiền mua chức, có nguồn gốc từ Vinalines. Tiền
tham nhũng chạy đến mọi ngõ ngách, thừa sức quật ngã mọi quan tham. Chức tước
là hàng hóa đặc biệt, giá cả biến động theo người mua. Kẻ nào càng xấu, càng
mua chức với giá cao. Người bán chức thích bán cho kẻ xấu là vì thế. Hư hỏng và
dốt nát vẫn chạy được chức là bởi cái căn nguyên ấy. Không có hóa đơn thanh
toán nhưng tin chắc ông Dũng phải bỏ ra cả núi tiền mới sắm được cái chức Cục
trưởng Cục hàng hải, thuộc hạ của ông Đinh La Thăng. Quen với nghề sông nước,
ông Dũng chẳng khác chi con lươn, con chạch. Trườn bò, chui rúc trong bùn đen để
tồn tại là lẽ sống của lươn, của chạch. Bọn tham nhũng, kẻ ô dù chính là bùn
đen để cho lươn - Dương Chí Dũng tồn tại và làm cho bùn đen càng thêm đen.
Ngạn ngữ phương tây
có câu: Anh hãy cho tôi biết bạn anh là người như thế nào, tôi sẽ cho anh biết
anh là người như thế nào. Vận vào thực tiễn Việt Nam, cho ta dị bản cực kỳ chí
lí: Khi biết được cấp dưới của anh là người như thế nào, tôi sẽ biết được anh
là người như thế nào. Chẳng cần phải đợi đến hội nhập quốc tế mới nhận biết
chuyện đó, từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết có giá trị cho muôn đời: ngưu tầm
ngưu, mã tầm mã.
Bá
Tân
http://thongcao55.blogspot.com/2012/05/san-pham-e-oi-cua-quan-thuong-thang.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét