Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




QUAN HỆ MỸ - ASEAN ĐẾN NĂM 2030 SẼ NHƯ THẾ NÀO ?

Ngọc Hiệp

Các lãnh đạo của Mỹ đến năm 2030 cần phải hiểu hơn về Châu Á, giải đáp được tại sao ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ.

Liệu Mỹ có kế hoạch thúc đẩy một tầm nhìn cùng với ASEAN, các thành viên ASEAN và các quốc gia chủ chốt khác ở khu vực trong việc củng cố những lợi ích tối ưu nhất về nhiều vấn đề từ tăng trưởng kinh tế cho tới an ninh khu vực, cũng như đối phó với thảm họa và các mối đe dọa xuyên quốc gia? Liệu Mỹ có thể thực hiện được tầm nhìn này trong khi vẫn củng cố các mối quan hệ vững chắc, cải cách và hợp tác?

Mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN trong tương lai được nhận định sẽ dựa vào một số vấn đề cơ bản như sau:

ASEAN – một thị trường lớn đang nổi
ASEAN đã và đang là một thị trường thu hút đầu tư lớn từ Mỹ. Trên thực tế, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ. Số vốn mà Mỹ đầu tư ở ASEAN lớn gấp ba lần so với ở Trung Quốc, và hơn khoảng 9 lần so với ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Mỹ đã đánh mất một thị phần đáng kể ở ASEAN từ 20,1% năm 1998 xuống còn khoảng 9,1% năm 2010.

Cuộc tập trận chung Mỹ – Philippines cho thấy Mỹ đang thực hiện chiến lược tăng cường sự hiện diện trở lại châu Á – Thái Bình Dương (Ảnh: Tân Hoa xã)
Khoảng vào năm 2030, quy mô nền kinh tế của ASEAN được quy hoạch có giá trị khoảng 6,5 nghìn tỉ USD, dân số khoảng hơn 700 triệu người, sẽ là trung tâm của khu vực có tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Vào thời điểm này, Trung Quốc sẽ có nền kinh tế với quy mô khoảng 73,5 nghìn tỉ USD và có thể sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với Ấn Độ, quy mô nền kinh tế sẽ khoảng 30.000 tỉ USD và dân số khoảng 1,6 tỉ người, vượt Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới và đứng thứ ba thế giới về kinh tế.

ASEAN sẽ là trung tâm tăng trưởng của Châu Á. Một khu vực không có quân đội chung, ASEAN là một trung tâm an toàn cho tăng trưởng và hội nhập của Châu Á. ASEAN đã có Hiệp định thương mại tự do với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Đồng thời ASEAN là trung tâm của hầu hết các nỗ lực quy mô Châu Á nhằm hội nhập các nền kinh tế, các hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng và tăng cường sự kết nối.

Hiện Mỹ không có một khuôn khổ mở cửa thương mại thiết yếu và năng động với ASEAN. Mỹ đã tham gia các cuộc đối thoại Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng các cuộc đối thoại này hiện tại chỉ có sự tham gia của 4 nước thành viên ASEAN. Lào, Myanmar và Campuchia không thuộc TPP, do tiêu chí thành viên TPP phải là thành viên APEC.

Bên cạnh đó, hiện Mỹ không còn là “người chơi trung tâm” trong các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực này như đã từng có trong quá khứ. Mỹ cần một chính sách thương mại trong đó có tính đến những khách hàng quốc tế, không chỉ trong nước. Các chiến lược thương mại của Mỹ muốn có hiệu quả ở Châu Á phải giải quyết được các vấn đề thực tế, phải cân nhắc nhu cầu và văn hóa của các quốc gia, các công ty và những khách hàng sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của Mỹ.

Một Châu Á an toàn và an ninh

Các quốc gia Châu Á hiện đang nhận thấy lại tầm quan trọng của sự hiện diện an ninh của Mỹ tại khu vực.

Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng và Mỹ được cho là đang phải đối phó với các vấn đề ở Trung Đông, thì Trung Quốc bắt đầu có các động thái nhằm kiểm chứng sức mạnh kinh tế chuyển sang khả năng kiểm soát đối với các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược, chẳng hạn như vấn đề Biển Đông. Những động thái này của Trung Quốc đã làm dấy lên quan ngại từ các quốc gia láng giềng và nhiều nước Châu Á muốn Mỹ có sự hiện diện mạnh mẽ và tin cậy tại khu vực.

Vào năm 2030, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chi hàng nghìn tỉ USD để gia tăng khả năng quốc phòng của mình. Lúc đó, các quốc gia này đã có khả năng tiên tiến và công nghệ quân sự và sẽ đầu tư nhiều hơn cho các năng lực bất đối xứng, chẳng hạn như tác chiến mạng điện tử.

Lường trước những diễn biến này, Mỹ cần đầu tư vào các khuôn khổ an ninh khu vực, tăng cường và mở rộng các mối quan hệ đối tác, hợp tác trên toàn khu vực. Mỹ cần cân nhắc tới sự hiện diện an ninh lâu dài ở Châu Á – Thái Bình Dương và can dự vào công việc của các đồng minh, các đối tác mới, trong lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực khác.

Con người và sự cải tổ

Tới năm 2030, Mỹ sẽ trải qua thêm 5 cuộc bầu cử Tổng thống. Các lãnh đạo của Châu Á lúc đó cũng đã trải qua 2 thế hệ. Cả ở hai phía của Thái Bình Dương, những ký ức về vai trò của Mỹ trong các cuộc chiến ở Châu Á thế kỷ 20 sẽ không còn. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, Mỹ cần đầu tư cho tương lai bằng cách thể chế hóa sự can dự vào ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung.

Để thực hiện  mục tiêu trên, Mỹ cần một mô hình an ninh không phải dựa trên sự lãnh đạo đơn phương của Mỹ, mà trên các mối quan hệ vững mạnh, thiết thực và hợp tác, trong đó các cường quốc trong khu vực đều có quyền lợi và trách nhiệm đối với an ninh khu vực.

Người dân Trung Quốc và các nước láng giềng, cùng với Mỹ, đều có trách nhiệm trong việc đưa các nhà lãnh đạo quân sự của các bên “ngồi lại với nhau” để thảo luận thẳng thắn về các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có sự quan ngại của các nước về mục đích đằng sau quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

Đến năm 2030, một nhóm các nhà lãnh đạo mới sẽ thiết lập nên mối quan hệ Mỹ – ASEAN. Họ sẽ cần tầm nhìn, sự sáng tạo và các ý tưởng cải cách. Người dân tại Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có nhiều thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau hơn. Các lãnh đạo của Mỹ đến năm 2030 cần phải hiểu hơn về Châu Á, có khả năng giải đáp tại sao ASEAN, đặc biệt là các đối tác và đồng minh của Mỹ ở ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ./.

Ngọc Hiệp
*****

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét