Lê Diễn Đức
Nhưng
6 năm qua dưới quyền điều binh, khởi tướng của ông, tham nhũng không những
không thể ngăn chặn, mà còn lan tràn với tốc độ khủng khiếp hơn, nghiêm trọng
và lộ liễu hơn. Còn ông tiếp tục ngồi thêm ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2.
Song
song, các "quả đấm thép" của ông như Vinashin, Agribank, Tập đoàn Dầu
khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty xây dựng Sông Đà...
làm ăn vừa thua lỗ hàng tỷ đôla, vừa nợ nần ngập mặt nhiều tỷ đôla khác, thì
cao nhất - như với Vinashin - ông Dũng hoàn toàn bình yên chỉ cần nói một câu
"tôi chịu trách nhiệm chính trị"!
Vẫn
biết,
Giám
đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh khẳng định biểu tình chống Trung Quốc xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam là thể hiện lòng yêu nước.
Nhưng
trong hè năm 2011, các biểu tình viên đã bị đàn áp, bắt giữ và tới nay vẫn bị
gây khó khăn, thường xuyên bị triệu tập làm việc vô cớ, thậm chí bị bắt đưa vào
trại cải tạo không cần xét xử như trường hợp chị Bùi Thị Minh Hằng, để rồi trơn
trẽn trả tự do cho chị với lý do "khoan hồng", nhưng thực tế thì còng
xích tay chân chị như một con vật và quẳng lên sàn xe trên đường đi cả ngàn cây
số!
Vẫn
biết,
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận vụ cưỡng chế tại đầm Cống Rộc, Tiên Lãng là sai
luật.
Nhưng
người ta đã đóng cửa bảo nhau "kiểm điểm", còn anh Đoàn Văn Vươn và
người thân vẫn ngồi tù và chưa biết tội danh "giết người" bị cáo buộc
sẽ đi đến đâu, dù hôm xảy ra bi kịch anh Vươn không có mặt tại hiện trường!
Vẫn
biết,
Nguyễn
Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên nói (với Thủ tướng) cuộc cưỡng chế hôm
24/4 tại Văn Giang "đảm bảo an toàn, không ai bị thương", "các
phần tử chống đối trong và ngoài nước đã dàn dựng clip giả để vu khống, bôi nhọ
chính quyền" và "các cơ quan thông tấn, báo chí chính thức đưa tin
tuyên truyền ít, phản ứng chậm, trong khi các mạng xã hội lại "phản ứng
nhanh, đưa tin liên tục".
Và
Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 26/04/2012 phụ hoạ rằng, cuộc cưỡng chế được
tiến hành "theo đúng quy định của pháp luật"!
Nhưng
nghịch lý thay, videoclip thật như đếm, mô tả cảnh hai phóng viên đi tác nghiệp
của chính nhà đài VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đã bị nện nhừ tử phải
đi bệnh viện bởi trận đòn điên cuồng của công an.
Vẫn
biết,
Tiên
Lãng còn nóng, Văn Giang vẫn sôi sục và nông dân huyện Vụ Bản (Nam Định) trong
ngày 8/5 bám đất với khẩu hiệu "Chính phủ ở đâu - Cứu dân với".
Nhưng
chỉ là tiếng kêu ai oán, vô vọng! Trong ngày 9/5, lại thêm một "trận đánh
đẹp" và nhanh gọn của công an, đã làm "vỡ trận" của bà con nông
dân, chủ yếu phụ nữ, tay không với vòng tang trắng, như là định mệnh khốn cùng
trên khắp các cánh đồng của Việt Nam!
Vân
vân...
Đám
mây đen của dối trá, độc ác và thất đức của bạo quyền bao trùm lên xã hội Việt
Nam hôm nay. Những người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vẫn thế,
từ thời phong kiến, thực dân, tới chế độ xã hội chủ nghĩa "dân chủ gấp vạn
lần dân chủ tư sản", muôn đời vẫn với thân phận "ngẩng đầu lên chẳng
thấy mặt trời"!
Nhưng,
không vì thế mà chúng ta im lặng!
Im
lặng là đầu hàng tội ác, là vô trách nhiệm với số phận của những người nô lệ
đang bị gia súc hoá!
Im
lặng là phó mặc bộ máy tuyên truyền lề đảng với 700 tờ báo và hàng ngàn đài
phát thanh, truyền hình và cổng thông tin tác oai tác quái, bóp méo sự thật, lừa
bịp dư luận, bịt chặt thêm mắt của một xã hội đã bị bịt, khoá chắc chặt hơn miệng
dân đã bị khoá!
Vì
thế, chúng ta không thể không lên tiếng về phiên toà phúc thẩm xét xử Trung tá
công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã dã man đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, sẽ diễn
ra vào ngày 14/5/2012.
Và
bởi vì, Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, dù biết đường đi tìm
công lý cho cha mình chắc hẳn sẽ còn rất xa, nhưng cô không hề run sợ, vì cô biết
rằng, đang có rất nhiều người đứng bên cô, ủng hộ cô.
"Cả
chặng đường dài từ tòa án về nhà, vừa cầm di ảnh bố vừa nghe tiếng gào khóc của
người thân, tiếng khóc đau đớn của bà nội, nhìn đứa em gái nấc trong nghẹn
ngào, tôi hiểu rằng mình không thể dừng lại khi công lý chưa được thực thi một
cách hoàn chỉnh và đúng nghĩa của nó. Một mạng người không thể được đánh đổi bằng
một bản án 4 năm tù. Nhất định, tôi sẽ không bỏ cuộc!" - Kim Tiến viết
trong bài "Phiên toà và hành trình đi tìm công lý" sau phiên toà sơ
thẩm hôm 13/1/2012.
Nếu
vào những năm 60, nhà thơ Giang Nam gọi các vị quan toà của chế độ Sài Gòn xử
Võ Thị Thắng, biệt động quân Sài Gòn, là "một lũ quan toà mặt ngựa đầu
trâu", thì hôm nay chúng ta chẳng cần do dự gọi các vị quan toà Hà Nội
trong phiên toà sơ thẩm 13/1/2012 là một lũ mặt cáo, đầu lang sói. Cả đám quan
toà này đã sử dụng biện pháp lấy thịt đè người, lấp liếm sự thật, cố gắng không
giới hạn để bao che tội ác.
Ngoài
Nguyễn Văn Ninh, còn một số khác có bàn tay vấy máu nhưng đã được toà cố ý làm
ngơ. Đó là Nguyễn Văn Lưu và những công an của đồn Thịnh Liệt trong ca trực
ngày 28/2/2011, những kẻ đã ngăn cản Kim Tiến gặp cha mình, không cho nạn nhân
ăn uống và còng tay nạn nhân ngay cả lúc trên đường tới bệnh viện cấp cứu; là Đặng
Hoàng Anh, kẻ đã hỗ trợ Nguyễn Văn Ninh bắt giữ ông Tùng; là đám sai nha dân
phòng đã đánh đập ông Tùng thô bạo.
Với
một tội phạm gây ra án mạng, lẽ ra mọi nhân chứng đều rất cần thiết cho tiến
trình xét xử khách quan, công bằng, nhưng ông Nguyễn Đức Minh, người có mặt khi
ông Tùng bị đưa về trụ sở công an, chứng kiến tình trạng nguy kịch của ông Tùng
và yêu cầu đưa ông Tùng đi cứu chữa khẩn cấp, đã bị tòa án bác bỏ, mặc dù gia
đình đã đề nghị và ông Minh cũng đã tình nguyện có mặt trong ngày xét xử.
Trong
khí đó, toà án đã xây tường chắn cho tội phạm với 15 "nhân chứng"
khác, bao gồm dân phòng, công an, những người được chọn lựa có lợi cho tội phạm!
Trịnh
Kim Tiến phân tích (trong bài đã dẫn):
"Chúng
tôi không chấp nhận tội danh "làm chết người trong khi thi hành công vụ"
đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh và những điểm mà cáo trạng nêu ra. Chúng tôi cho
rằng hành động của ông ta là hành vi cố ý giết người, lạm dụng chức vụ và nghề
nghiệp của mình để gây ra cái chết tức tưởi của bố tôi.
Ông
Ninh không phải là một người dân bình thường, ông ta là một chiến sĩ công an
nhân dân (CAND), được đào tạo và huấn luyện, có nghiệp vụ và có kĩ thuật chuyên
ngành đủ để hiểu lực đánh của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thế nào,
nhưng ông ta vẫn hành động bất chấp, trong khi bố tôi chỉ có một mình và hoàn
toàn ko hề có vũ khí trong tay.
Hành
động của ông ta vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của người chiễn sĩ
CAND.
Một
điểm nữa để chứng minh hành vi của ông ta là cố ý khi ông ta cùng những người
trực ban tại đồn Ca Thịnh Liệt hôm đó đã cố tình cản trở việc được cứu chữa kịp
thời của bố tôi, không cho bố tôi đi cấp cứu, giam giữ trái pháp luật bố tôi gần
6 tiếng.
Chúng
tôi không biết bố tôi phạm tội gì và nghiêm trọng đến đâu mà họ không cho gia
đình tôi được tiếp xúc chăm sóc và cho bố tôi ăn uống, thậm chí còn còng tay bố
tôi đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai.
Là
những người bảo vệ pháp luật, hiểu biết luật pháp nhưng lại lợi dụng điều đó để
gây ra cái chết cho bố tôi. Là những con người nhưng lại hành xử dã man, mất hết
lương tri. Ông Ninh là người đánh, là người trực tiếp gây ra cái chết đó, còn
những người trực ban và dân phòng cũng là những kẻ tiếp tay, đồng lõa cùng ông
ta.
Một
điều khiến tôi cùng gia đình không thể chấp nhận và vô cùng bức xúc, đó là thái
độ không biết hối lỗi, ăn năn vì hành động đã gây ra cho bố tôi của ông Nguyễn
Văn Ninh. Ông ta không hề xin lỗi gia đình tôi, ông ta cho rằng mình làm đúng
chức trách, và chuyện xảy ra là điều không mong muốn. Cái cách ông ta bày tỏ
chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình tôi trước tòa cứ như là một người không
liên quan gì đến cái chết của bố tôi".
Không
là chuyên gia trong ngành luật, nhưng tìm hiểu Bộ Luật Hình Sự (BLHS), tôi thấy
rất rõ Nguyễn Văn Ninh đã phạm tội giết người trong các trường hợp: d) Bằng
cách lợi dụng nghề nghiệp; n) Có tính chất côn đồ; q) Vì động cơ đê hèn - thuộc
khoản 1, điều 93 BLHS, với mức án tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình.
Xử
theo điều 97 BLHS là láo khoét! Điều 97 xác định "người nào trong khi thi
hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật
cho phép, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm".
Trong
trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng, không pháp luật nào cho phép vì một vi phạm chỉ
đáng xử phạt hành chính mà người đại diện cho công quyền lại đánh đến chết một
nguời dân tay không, hoàn toàn không có khả năng tự vệ!
Ít
ai trong ngành công an ở cấp tá mà không có vài giấy khen, thậm chí huy chương,
huân chương. Nguyễn Văn Ninh chắc chắn không ngoại lệ với 36 năm phục vụ. Lấy
điều này làm cơ sở giảm nhẹ hình phạt là hết sức trơ tráo.
Nếu
công minh, ít nhất hãy xử đúng người, đúng tội. Thành tích công tác nào đó (nếu
có) của Ninh đúng ra còn làm nặng hơn mức độ tội phạm, vì nó chứng tỏ Ninh là một
CAND xuất sắc, hiểu rõ pháp luật.
Muốn
che chở nhau bằng "khoan hồng" các người hãy làm điều đó trong thời
gian Ninh thụ án, như các người vẫn làm cho những người của mình lỡ "bị lộ"!
Một kịch bản như thế ít sống sượng hơn nhiều!
Âm
mưu đen tối
Ngay
sau phiên tòa sơ thẩm, gia đình nạn nhân đã gửi kháng án và ngày 2/05/2012 nhận
được giấy triệu tập Tòa án Hà Nội cho biết phiên toà phúc thẩm sẽ diễn ra vào 8
giờ sáng ngày 14/05/2012.
Âm
mưu thâm độc và đểu cáng được tái dựng, nhìn thấy ngay ở thủ tục tố tụng. Nguời
duy nhất mà toà án "triệu tập" tới phiên toà phúc thẩm là mẹ của nạn
nhân, một cụ già đã 90 tuổi - "Triệu tập" chứ không phải "giấy mời"
như lần xét xử sơ thẩm hoặc thông lệ. Tin đồn đại về việc Ninh chạy án tốn tiền
tỷ rất có thể không sai khi đối chiếu với các động thái mờ ám này.
Kim
Tiến cho biết tất cả 4 thành viên trong gia đình đều đã cùng gửi đơn kháng cáo
phản đối mức án 4 năm tù giam cho Nguyễn Văn Ninh và yêu cầu truy cứu trách nhiệm
hình sự đối các cán bộ trực ban Công an phường Thịnh Liệt trong ca trực ngày
28/2/2011 và dân phòng đã đánh đạp ông Tùng.
Kim
Tiến viết:
"Không
có một lý do gì để Tòa án tối cao có thẩm quyền hủy bỏ quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan của chúng tôi, vợ và con của người bị hại. Chúng tôi có quyền tham
gia tố tụng trong phiên tòa xử liên quan đến việc bố tôi bị công an đánh chết"-
"Hành
trình đi tìm công lý đúng là có những gian nan, có lúc mệt mỏi, nhưng tôi chưa
một lần có ý định dừng lại ở phiên sơ thẩm. Dù còn một chút hi vọng tôi cũng gắng
sức bởi bản án 4 năm tù giam đó là một sự chà đạp lên công lý. Bởi không chỉ có
mình bố tôi là một nạn nhân bị công an đánh chết. Bởi sau đó tôi đọc và biết được
còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp tương tự".
Kết
luận
Vẫn
biết,
"Qua
việc "tích cực", "hăng hái" tham gia các vụ cưỡng chế, thu
hồi đất đai đối với người dân, những lực lượng mang danh "Uỷ ban nhân
dân", "Công an nhân dân", "Quân đội nhân dân",
"Viện kiểm sát nhân dân", "Toà án nhân dân"... ở Việt Nam
đã nghiền nát, phá sạch, đốt sạch chữ "nhân dân" trong cái tên của
chúng" ["Cuộc phản cách mạng đã rõ ràng", ngày 2/5/2012, Lê Hiền Đức].
Vẫn
biết,
"Không
còn gì để nói về cái thảm thê của mấy chữ khôi hài của dân, vì dân. Coi dân như
cỏ rác về địa vị, coi dân như kẻ thù về mặt ý thức quyền lực, coi dân như đối
thủ bất cân xứng về quyền lợi, coi dân như một lũ ngu dốt đầy khinh miệt, xét về
mặt xã hội và, coi dân như một đám ô hợp không thể nào động đến cái lông chân của
vương quyền, xét về mặt tư cách cai trị - là những hình ảnh thật rõ ràng mà các
nhà sử học đời sau sẽ nhớ. Ít nhất là nhớ!" ["Tản mạn mùa Hè",
ngày 9/05/2012 , Hà Văn Thịnh, Đại học Huế].
Nhưng
chúng ta không thể không cùng nhau gióng tiếng chuông dư luận, bằng mọi nỗ lực
chiếu sáng vào đêm đen của bất công và phi lý.
Chúng
ta không thể để cô gái Trịnh Kim Tiến đơn độc trên con đường đi tìm công lý đầy
bất trắc và đau thương!
Tôi
rất mong và hy vọng trong phiên toà phúc thẩm vào ngày 14/5, bạn bè, đồng đội của
KimTiến trong các cuộc biểu tình yêu nước vào mùa hè 2011, cùng những người yêu
chuộng công lý khác, sẽ đến với Kim Tiến dù có thể chỉ được đứng bên ngoài, để
làm chỗ dựa tinh thần cho Kim Tiến và gia đình, đồng thời thức tỉnh sự thờ ơ vô
cảm của người dân thủ đô bằng sự hiện diện nhân ái của mình.
Rằng,
nơi đây công bằng xã hội và kỷ cương phép nước hoặc đang được thực thi, hoặc
cán cân công lý đã trở thành chiếc gậy múa vườn hoang của ĐCSVN.
Rằng,
tình trạng bạo lực phổ biến của công an có thể giáng tai hoạ xuống bất kỳ ai nếu
dân chúng cứ tiếp tục giữ mãi thái độ vô cảm truớc các nạn nhân khác và không
dám ngẩng cao đầu đấu tranh quyết liệt trước cái ác.
Lê Diễn Đức
hhtp://www.rfavietnam.com/node/1185
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét