Trần Đình Hượu
Các sĩ phu trường Đông Kinh Nghĩa Thục |
Phong
trào Đông kinh nghĩa thục, đúng như các cụ lúc ấy hình dung là “một trận gió”, “một đợt sóng” từ nước ngoài
tràn vào, lôi cuốn cả nước như một ngọn thủy triều khí thế ngất trời: chống vua
quan, tư sản hóa theo Âu Mỹ, hợp đoàn, học nghề, cải cách dân chủ... Đứng đầu
phong trào là các nhà khoa bảng lớn, và phong trào lan rộng từ Bắc chí Nam, khuấy
động cả rất nhiều vùng nông thôn hẻo lánh, chưa có mầm mống gì của kinh tể và
xã hội tư sản.
Một
nhân vật không trực tiếp thành lập Đông kinh nghĩa thục, không chi phối toàn bộ
tư tưởng và hoạt động của Đông kinh nghĩa thục, nhưng rất có uy tín và lại tiêu
biểu cho vận mệnh của phong trào Đông kinh nghĩa thục là Phan Châu Trinh.
Giữa
các nhà nho yêu nước lúc ấy, Phan Châu Trinh không chỉ là người viết văn chương
yêu nước. Ông là người có ý thức làm nhà hoạt động chính trị, có chủ trương rõ
ràng, táo bạo, tự tin và kiên quyết hành động. Giữa lúc những nhà nho có tâm
huyết, phần lớn là bè bạn thân, chọn con đường võ trang đánh Pháp, giành độc lập,
thì ông đề xướng chế độ dân chủ, cải tạo đất nước. Giữa lúc mọi người không ai
không thấy vua quan Nam triều là tay sai của thực dân, nhưng cũng không ai tập
trung căm thù, dứt khoát xỏa bỏ nhà nước phong kiến, thì ông làm điều đó kiên
quyết nhất. Giữa lúc tư tưởng ghét Tây phổ biến thì ông chủ trương dựa vào nhà
nước Bảo hộ đề thủ tiêu chế độ phong kiến. Ông đi đầu trong phong trào cắt tóc,
mặc âu phục, bỏ tế lễ, hủ tục. Ở Phan Châu Trinh, ta nhìn thấy hình ảnh con người
tiền phong hăng hái hoạt động để cải cách đất nước lúc đó.
Sau
khi đậu Phó bảng (1901) Phan Châu Trinh theo lệ ra làm quan ít lâu, rồi vì chán
ghét cảnh triều đình hủ bại ông xin từ chức. Sau khi bỏ quan về nhà, ông cùng
hai người bạn là Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Hoàng giáp Huỳnh Thúc Kháng làm một
chuyển du lịch vào phương Nam để “xem xét tình hình”, sau đó ra Bắc ở lại Hà Nội.
Khi Phan Bội Châu xuất dương cầu viện Nhật Bản, chuẩn bị võ trang bạo động, ông
liền trốn sang Nhật, tranh luận về đường lối cứu nước với bạn. Không thuyết phục
được Phan Bội Châu ông bỏ về nước hoạt động theo chủ trương của mình. Ông gửi
thư cho Toàn quyền Bô, ra sức vận động cải cách dân chủ, kịch liệt phản đổi chủ
trương cầu viện và bạo động. Có thể nói vào lúc đó Phan Châu Trinh là người có
tư tưởng dân chủ sớm nhất, sâu nhất và
nhất quán nhất.
Phan
Châu Trinh là nhà hùng biện; ông dùng
tài hùng biện chống chế độ phong kiến lạc hậu và chống chủ trương cầu viện, bạo
động: “Không bạo động! Bạo động thì chết! Không mong ngóng nước ngoài cứu giúp!
Mong ngóng là ngu”. Không phải Phan Châu Trinh chống đấu tranh võ trang vì ươn
hèn, cam chịu hay sợ chết. Ngược lại, ai cũng biết ông là người có khí phách đặc
biệt cứng cỏi, căm giận cảnh nô lệ và sẵn sàng hy sinh.
Bi tai quốc thế nguy huyền
phát!
Tử nhĩ, nam nhi sỉ khấu đầu.
Dịch:
Thế nước đến nguy treo sợi
tóc,
Tài trai thà chết chẳng nghiêng đầu.
(Điếu Giải nguyên Nguyễn Hữu Huân, Ngô Đức Kế dịch)
Ông có gan kiên trì một chủ kiến khác mọi
người, có gan trốn sang Nhật rồi lại về gặp cả toàn quyền, cả triều đình. Khi
Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa, ông là người bị bắt đưa ra Côn Đảo đầu tiên.
Ông đón nhận số phận hiểm nguy với khí phách hào hùng khảng khái :
Luy luy già tỏa xuất đô môn,
Khảng khái bi ca, thiệt thượng tồn.
Quốc thồ trầm luân, dân tộc tụy,
Nam nhi hà sự phạ Côn lôn ?
Dịch
:
Xiềng gông cà kệ biệt đô môn,
Khảng
khái ngâm nga, lưỡi vẫn còn.
Đất
nước đắm chìm, nòi giống mỏn,
Thân
trai nào sợ cái Côn lôn.
(Xuất đô môn. Huỳnh Thúc
Kháng dịch)
Chọn
con đường cộng tác với chính phủ bảo hộ để cải cách dân chủ, không phải Phan
Châu Trinh theo Pháp hay không biết chính nhà nước bảo hộ mới là kẻ làm chủ
“dung túng quan lại Việt nam” sai khiến bộ máy Nam triều “lột da dân, hút máu
dân, chẻ xương dân”.
Ông
cũng đã nói tận tai tên cầm đầu chính phủ bảo hộ rằng chính sách cai trị của
Pháp là vô nhân đạo “không lấy loài người mà đãi người Việt Nam”, là vơ vét
tham lam “tát hết nước mà bắt cá”, là giả dối “nói khoan đãi, khai hóa” chỉ là
“đem bánh ngọt quả chín ra dỗ trẻ con”. Tất nhiên những điều đó khi viết vào một
bức thư gửi cho Toàn quyền thì cũng phải dùng lối nói quanh co. Vào thời gian
đó, chủ trương đấu tranh võ trang của nhiều người chỉ xuất phát từ nhiệt tình,
ít được suy tính cẩn thận, thiếu chuẩn bị lực lượng chu đáo, nhất là với lòng
mong ngóng ngây thơ vào nước đế quốc “hổ đói Nhật Bản» cho nên sự phản đối của
Phan Châu Trinh không phải không có lý do. Nhưng Phan Châu Trinh không coi
giành độc lập là yêu cầu hàng đầu, là việc trước tiên. Còn có một lý do khác:
Nhận thức của ông về thực trạng xã hội nước ta và khuynh hướng dân chủ trong tư
tưởng ông. Đó cũng là chỗ đặc sắc, chỗ ông khác nhiều người.
Vào
thời đó số đông những người yêu nước rất nhạy cảm với khổ nhục mất nước, rất
tha thiết với chủ quyền dân tộc. Họ thường nhìn về lịch sử, về truyền thống anh
hùng của cha ông để tự hào và tin tưởng. So sánh quá khứ và hiện tại, họ căm
thù thực dân xâm lược và vua quan bán nước. Cho nên nếu Tân thư có mở mắt cho họ
nhìn ra cảnh cường thịnh của các nước Âu Mỹ thì họ cũng gắn những cái đó với chủ
quyền độc lập của các nước đó. Phan Châu Trinh không phải hoàn toàn khác họ,
nhưng khi so sánh nước mình với thế giới văn minh, ông thường chú ý đến chế độ
chính trị, đến cung cách làm ăn, đến xã hội và những con người ở các nước Âu Mỹ.
Con người ở các nước văn minh đó là những người có tầm nhìn cao xa, có chí lớn,
có nhân cách cao thượng: vì nước, vì dân, vì nghĩa. Không những họ có nghề, ham
học hỏi để nghề nghiệp thêm tinh xảo mà họ còn mạo hiểm lập sự nghiệp lớn, còn
trung tín làm ăn với nhau để việc kinh doanh càng phát triền rộng. Phan Châu
Trinh say mê với cảnh tựợg văn minh Âu Mỹ bao nhiêu thì lại tức tối cảnh nước nhà hủ bại bấy nhiêu. Trong bài Tỉnh
quốc hồn ca viết năm 1907 Phan Châu Trinh đã so sánh thực trạng trái ngược giữa
bai bên. Nếu về phía các nước Âu Mỹ, vì ông không trực tiếp quen thuộc nên nhìn
nhận có khi phiến diện, thì ngược lại những phần nói về sự hủ bại của xã hội ta
viết rất sâu sắc. Với cái nhìn sắc sảo hiểm có ông đã vạch ra trong tập tục,
trong tâm lý xã hội ta, nhất là tập tục, tâm lý của giới thượng lưu, giới hữu sản,
những chỗ thấp hèn, dã man, nếu cứ giữ mãi thì không mong gi tiến hóa văn minh
được. Ta hãy nhìn bức tranh xã hội hài hước và u ám:
Người
mình đã vụng về trăm thức,
Lại
khoe rằng “Sĩ nhất tứ dân”
Người
Khanh tướng, kẻ tẩn thần
Trăm
nghề hỏi có trong thân “nghề nào?
Chẳng
qua là quơ quào ba chữ,
May
ra rồi ăn xớ của dân,
Khoe
khoang rộng áo dài quần
Tráp
giầy bệ vệ, rần rần ngựa xe
Còn
bậc dưới ngo ngoe vô kể,
Họ
cúi luồn kiếm thể vơ quào,
Thầy
thư lại, bác kỳ hào
Gặm
xương, mút đũa lao nhao như ruồi.
Lại
có kẻ lôi thôi bậc giữa
Trên
lỡ quan, dưới nữa lỡ dân
Ấy
là học sĩ, văn nhân,
Ăn
sung mặc sướng mà thân không làm
Người
trên đã lam nham như thể,
Những
dân ngu kề lể làm chi,
Rượu
chè, cờ bạc li bì,
Sanh
ra trộm cướp nghề gì mà mong.
Phan Châu Trinh đặc biệt lên án bệnh danh vị,
thói cậy thế cậy quyền ức hiếp và ăn xớ của dân. Để có chút chức tước mà kiếm
ăn như thế họ chạy vạy, lo lót xu nịnh không từ việc gì không làm:
Người mình không đức, không tài,
Ham quan, ham tước, chen vai, cúi đầu,
Cửa quyền môn mai chầu, tối chực,
Đua chen nhau rạo rực như sôi,
Cửa tiền cửa hậu lăn vùi,
Cùng ra đến giậu chó chui cũng lòn.
Ngoài
những người kiếm “chức to, chức nhỏ” “gõ đầu dân” mà kiếm lợi là những người có
tiền “chôn sâu xó nhà” chờ lúc người khác gặp tai ách, cho vay lãi thắt cổ để
kiếm lợi; Dân ta hám lợi, hám đến mức thấy lợi thì không nghĩ gì đến giống, đến
nòi nữa. Nhưng lại hám những lợi nhỏ do chấm mút, lừa đảo, tranh giành, bóp nặn
mà có chứ không biết ỉàm ăn, kinh doanh mà kiếm lợi to. Cả nước đua nhau chè
chén, chơi bời, dốc thời giờ vào chơi bời “lưu liên bất phản”, dốc tiền của vào
chè chén, ma chay hủ tục
Làm
ra năm lợn, mười trâu,
Không
mong thăng hưởng chỉ cầu khách đông.
Không
ai đua trí đua gan ở những chỗ có ích mà chỉ đua nhau bán buôn quyền tước, đua
nhau ăn uống và xài phí. Dưới con mắt của Phan Châu Trinh, xã hội ta là “một
đàn ruồi, lũ kiến, không còn chút nhân cách nào” “suốt cả thành thị cho đến
hương thôn, đứa gian giáo thì như ma như quỷ, lừa gạt, bóc lột, cái gì mà chẳng
dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như trâu, giẫm cồ, đè đầu cũng không dám ho he
một tiếng”. Với tình trạng dân tộc như vậy thì, như ông nói với Phan Bội Châu,
dầu có giành được độc lập “cũng không phải là điều hạnh phúc cho dân”.
Có
thể nói đối với tình trạng đất nước, Phan Châu Trinh đã dùng những lời mạt sát
tàn nhẫn. Nhưng đó không phải là sự khinh miệt đắc chí của bọn thực dân mà là sự
uất ức đau xót của người vốn thiết tha yêu dân, yêu nước. Phan Châu Trinh coi
dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tưởng rằng có thể dùng luật pháp, cách cai
trị có quy cũ theo kiểu Âu Mỹ — dù là do thực dân nắm giữ— để quét sạch những
rác rưởi thối tha đó. Sai lầm chính của ông chính là ảo tưởng về chế độ dân chủ
tư sản, về truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp, tức là quan niệm
dân chủ của ông. Do ảnh hưỏrng sách vở, ông tin tinh thần “yêu giặc như bạn” của
người Pháp, tin “Nã Phá Luân là người sứ giả Trời sai xuống rắc cái hoa tự do”
cho Châu Âu. Ông tưởng thực tế cũng giống như trong sách vở, tưởng thực dân
cũng tôn trọng tinh thần Cách mạng 1789, sợ hãi không đám vi phạm nó! Choáng ngợp
trước sự cách biệt. Phan Chầu Trinh càng bi quan
Thử
so với người Âu người Mỹ,
Trăm
điều không có tý chi mà.
Và
nghĩ rằng : “Công việc ngày nay, ai có thể dạy ta; thì ta xin làm học trò; ai
có thể nuôi ta, thì ta xin làm con; nhờ ơn dạy dỗ nuôi nấng, dìu dắt, ôm ấp lấy
nhau, mong cho giống nòi còn sinh tồn ở trên mặt địa cầu này mà thôi”.
Dân
chủ vốn không phải là một phần thưởng có thể ban phát. Nếu nhân dân không cỏ
nhân cách thì sao xứng đáng có quyền dân chủ ? lấy ai mà giành quyền dân chủ ?
Đại đa sổ nhân dân ta nhiệt tình yêu nước sẵn sàng “đem máu đòi lấy quyền tự
do” (Phan Bội Châu), đó chính là điểm căn bản của nhân cách Việt Nam. Không
nhìn ra điều đó thì ông sẽ cùng ai cải cách dân chủ? và cải cách dân chủ với
ai? Giống như những nhà nho, Phan Châu Trinh cũng coi quần chúng chi là hạng “tối
tăm mù mịt, mềm yếu, ươn hèn”, tự coi mình là người tiên giác, thuộc hạng người
đặc biệt mang tư tưởng dân chủ giáo hóa và cả quyền dân chủ ban phát cho mọi
người. Chế độ dân chủ do số rất ít người mang lại tránh sao khỏi chỉ là của số
người rất ít ?
Phan
Châu Trinh rất sắc sảo nhìn ra yêu cầu dân chủ hóa đất nước, nhưng ông cũng
không có điều kiện suy nghĩ kỹ càng về các chủ trương dân chủ hóa. Trong tư tưởng
dân chủ của Phan Châu Trinh những thiếu sót quan trọng mà ông không nhận ra không chỉ là chỗ Phan Bội Châu nói: “Nước
không còn nữa thì chủ cái gì” mà còn cả ở
chỗ, cũng do Phan Bội Châu nói:
Sông phía Bắc bề phương Đông,
Nếu không dân cũng là không có gì.
Ở
vào thời điểm xuất hiện, tư tưởng cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh là yêu
nước, chưa thuộc xu hướng cải lương. Ý đồ của ông là “cùng với nhân nhân, chí
sĩ ba kỳ thức tỉnh nhân tâm, hợp quần, hợp xã, khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh, ai nấy thấu rõ ngọn nguồn, đông tây sao mà chẳng vỗ nên bộp” (Thư
Phan gửi cho Nguyễn Ái Quốc năm 1922). Lúc đó giai cấp tư sản chưa thành một lực
lượng, nếu tán thành các chủ trương tư sản hóa thì cũng chỉ là với tư cách quần
chúng đi theo các nhà khoa bảng. Lúc đầu thực dân tưởng có thể lợi dụng chủ
trương cải cách để làm đối trọng với phong trào bạo động chống Pháp, gần gũi với
Trung Quốc, Nhật Bản. Khi thấy quần chúng đông đảo, thật sự thiết tha với độc lập
và dân chủ tham gia, lái phong trào sang cách mạng thực sự thì thực dân Pháp mới
can thiệp vừa bắt giam những người yêu nước cầm đầu, vừa tổ chức trường Quy thức,
ban Tu thư, hội Khai trí tiến đức, cho ra báo Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp
chỉ... đề xướng con đường Pháp Việt đề huề, hợp với giai cấp tư sản vừa phát đạt
trước sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Đó là chủ nghĩa cải lương. Phan Châu
Trinh cũng như các nhà yêu nước khác chống lại chủ trương đó. Nhưng trong tư tưởng
“không bạo động, bạo động thì chết” của ông lại có chỗ cho những người thân
Pháp và sợ chết dựa vào để chống phong trào yêu nước và cách mạng, biện hộ cho
chủ nghĩa cải lương.
Phan Châu Trinh là một nhà
dân chủ, yêu nước và cách mạng. Nhưng Phan Châu Trinh cũng là một nhà nho. Nhà
nho có thể vì yêu nước mà đề xướng chế độ dân chủ như một lý tưởng xã hội đẹp đẽ, nhưng dân chủ lại không thể là thuộc tính của nhà nho. Không phủ định triệt để
thế giới quan Nho giáo thì không thể tiếp nhận được tư tưởng dân chủ thực sự
http://nguyenducmau.blogspot.com/2012/04/phan-chau-trinh-thap-ngon-en-dan-chu-e.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét