Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐỐI ĐẦU TRUNG - PHI; GÃ KHỔNG LỒ VỚI CHÀNG DAVID NHỎ BÉ ?

Tác giả: Carlyle A. Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi

Hỏi: Philippines dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III, đã thông qua một chính sách quyết đoán hơn, chống lại Trung Quốc, liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông. Theo tôi, Philippines là nước đòi chủ quyền đầu tiên cố gắng đưa những vấn đề không được giải quyết trong một thời gian dài, ra trọng tài quốc tế. Trong khi đó, hầu hết các tòa án quốc tế cần sự đồng ý của cả hai phía về vụ kiện để được xét xử và rõ ràng là Trung Quốc sẽ không ủng hộ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) hoặc trọng tài quốc tế.

Những rủi ro gì cho ông Aquino khi đối mặt trực tiếp với Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông? Đó là một trận chiến giữa chàng David nhỏ bé với gã khổng lồ Goliath, các quyền lợi gì mà ông Aquino sẽ có được hay những khó khăn nào sẽ phải đương đầu khi đứng lên chống lại Bắc Kinh? Lập trường mạnh mẽ thay vì nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, có phải là một canh bạc quá nguy hiểm cho ông Aquino? Hoặc ông ấy đi đúng đường nhưng đi trở lại con đường cũ?

Đáp: Chính phủ Aquino đang theo đuổi cách tiếp cận theo ba hướng trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc: ngoại giao, chính trị và pháp lý. Philippines không nhất thiết gặp rủi ro lớn qua việc theo đuổi pháp lý bởi vì điều này sẽ đặt Philippines về phía tán thành quy tắc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Philippines bắt đầu đưa ra nguyên lý đạo đức, do cách tiếp cận của họ phơi bày những mâu thuẫn trong chính sách công khai của Trung Quốc. Trung Quốc khẳng định các tranh chấp nên được giải quyết theo quy định của pháp luật quốc tế, trong khi đó chính họ lại tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi, trên cơ sở chủ quyền lịch sử.

Rủi ro là, nếu Trung Quốc tiếp tục trâng tráo, không chịu đi theo con đường pháp lý, cho thấy họ vô căn cứ và việc khiêu khích là vô ích. Trung Quốc có khả năng chịu đựng lâu hơn Philippines ở bãi cạn Scarborough và có thể làm cho Manila bỏ chạy trước. Điều này sẽ làm giảm sự quyết đoán của Philippines trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Rõ ràng là có sự lo lắng trong ASEAN, tránh không muốn đối đầu với Trung Quốc. Các nhà bình luận ở Malaysia và Singapore đã chỉ trích lập trường của Philippines. Philippines có nguy cơ bị tách ra trong ASEAN.

Hậu quả là gì nếu Philippines không đứng lên để chống Trung Quốc? Ngư dân Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines thêm nữa. Trung Quốc sẽ thiết lập sự hiện diện ở bãi cạn Scarborough để bảo vệ khu vực này bằng các tàu thực thi dân sự. Điều này sẽ quay ngược trở về thời kỳ cách đây hơn một thập kỷ khi mọi người đều biết đến các chiến thuật của Trung Quốc như là “sự quyết đoán từ từ” và “nói và lấy“.

Hỏi: Xung đột này là một thử nghiệm đối với ASEAN, Mỹ và một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Khả năng họ sẽ xử lý hoặc đối phó với bế tắc đầy rủi ro này như thế nào?

Đáp: Cuộc đối đầu hiện tại ở bãi cạn Scarborough này cả về chủ quyền và tranh chấp quyền tài phán. Nó không phải là một cuộc đối đầu quân sự, chưa bên nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Thiệt hại lớn cho Philippines là ngư dân Trung Quốc khai thác bất hợp pháp các loài động vật biển được bảo vệ và cho thấy khả năng của Philippines qua việc thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền trong khu vực. Về cơ bản, đây là vấn đề song phương và ASEAN không đóng vai trò trực tiếp.

Đối với Hoa Kỳ, không rõ là Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 có bao gồm các bãi đá trên biển Đông hay không. Hiệp ước này đã được ký kết rất lâu trước khi các tiêu chuẩn pháp lý của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được thương lượng. Trừ khi Trung Quốc sử dụng máy bay quân sự và tàu chiến hải quân, bế tắc hiện nay không gia tăng đến mức độ đe dọa để phải yêu cầu tham vấn các quy định trong hiệp ước. Hoa Kỳ đã nói rõ rằng họ sẽ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng lập trường của Mỹ là hỗ trợ cho Philippines một cách hiệu quả, để có thể nâng cao khả năng dân sự và quân sự, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Philippines. Đây không phải là một giải pháp có thể thực hiện nhanh, mà là một giải pháp sẽ mất nửa thập kỷ hoặc lâu hơn để hoàn thành.

Trung Quốc bị vướng vào trong thế tiến thoái lưỡng nan do chính họ tạo ra: chính thức tuyên bố các quyền lịch sử và đưa ra bản đồ chín vạch, cũng như gia tăng chủ nghĩa dân tộc trong nước. Mối quan tâm của Trung Quốc là khẳng định chủ quyền, tránh sử dụng vũ lực, và đợi cho đến khi Philippines nhượng bộ đối với áp lực không ngừng của họ. Philippines sẽ là một bài học cho Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Hỏi: Vì sao Trung Quốc chống lại trọng tài quốc tế hoặc chống lại việc đưa tranh chấp ra các tòa án liên quan đến UNCLOS? Phải chăng có rủi ro lớn mà họ có thể bị thua kiện hoặc nhận một phán quyết hay một sự diễn giải bất lợi và thấy rằng yêu sách đường 9 đoạn mà họ đòi sẽ bị sụp đổ hoàn toàn? Liệu sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc sẽ có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với lập trường của Trung Quốc về sự đối đầu ở Scarborough?

Đáp: Trung Quốc phản đối trọng tài quốc tế vì nhiều lý do. Thứ nhất, họ xem trọng tài quốc tế thừa nhận rằng không có chuyện Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đã ký và phê chuẩn UNCLOS, nhưng họ xem quy ước này là sự chiếu cố cho các nước phương Tây. Thứ ba, đưa tranh chấp lãnh thổ ra trọng tài quốc tế có thể phơi bày các tuyên bố của Trung Quốc là vô căn cứ, theo luật pháp quốc tế. Thứ tư, lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với áp lực nội bộ rất lớn để giữ lập trường kiên định về sự khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi. Nếu tuyên bố 9 đoạn bị trọng tài quốc tế bác bỏ, Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian. Chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo làm cho sự bế tắc ở bãi cạn Scarborough Shoal thành một vấn đề bị chính trị hóa.

Có khả năng các lãnh đạo mới Trung Quốc sẽ tiếp tục sự quyết đoán. Tuy nhiên, nếu Philippines có thể đạt được sức hút từ ASEAN và nếu vấn đề biển Đông bị đẩy lên tới mức như ở Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2010 và Thượng đỉnh Đông Á năm 2011, lãnh đạo mới của Trung Quốc có khả năng tìm kiếm một giải pháp chính trị để bù đắp sự mất mát uy tín về mặt quốc tế của họ. Rõ ràng là sự quyết đoán của một số cơ quan dân sự và chính quyền địa phương từ năm 2009 trở đi đã tạo ra một phản ứng dữ dội chống lại Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc đối phó bằng cách chỉ định ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc Vụ viện, đứng đầu một nhóm nhỏ, làm việc theo nhóm, để khẳng định quyền hành từ trung ương đối với cái gọi là “chín con rồng” hoặc tách các bộ ra khỏi trách nhiệm về các vấn đề trên biển. Ông Đới đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cơ quan này và ông sẽ rời bỏ chức vụ như là một phần trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo.

Nguồn: Scribd
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
http://anhbasam.wordpress.com/2012/05/09/972-doi-dau-trung-quoc-philippines-ga-khong-lo-goliath-voi-chang-david-nho-be/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét