Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HỘI NGHỊ TƯ 5 KHÓA XI: LẠI DẪM CHÂN TẠI CHỖ

Kami

Không chỉ riêng tôi mà cả nhà tôi ai cũng không thích, nếu không nói là ghét cay ghét đắng xem chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt nam (VTV), cũng bởi vì tin tức thì nhạt nhẽo cộng với cái phong cách cũ rích mấy chục năm không hề thay đổi. Đó là phương châm của họ là đảng CSVN luôn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Bởi vậy đã thành thói quen của mọi người trong gia đình mỗi khi chuyển sang chương trình thời sự thì ai ngồi gần cái remote nhất sẽ chuyển qua kênh khác hoặc tắt TV với lý do là sợ "điếc đít" như mọi người thường nói.
Hôm trước bật TV lên vô tình đúng lúc VTV đang đưa tin về bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam sau 09 ngày làm việc. Đang ngập ngừng định chuyển sang kênh khác thì ông cụ thân sinh tôi nhắc để cho cụ xem, mà theo cụ là “Để xem chúng nó còn định giở trò gì nữa đây?”. Đó là nguyên văn lời nói của cha tôi, một cụ già lão thành cách mạng, nguyên là cán bộ cao cấp trong quân đội với hơn 60 năm tuổi đảng. Chắc chắn đây là tâm tư chung của mọi giới mọi tầng lớp nhân dân ở Việ nam quan tâm tới vấn đề chính trị xã hội mà tôi thường thấy. Khác với trước đây, bây giờ những chuyện đàm tiếu phê phán hay công kích chính quyền mọi người nói to và nói công khai mà “chả sợ bố con thằng nào” là chuyện bình thường, nhất là các cụ vốn là đảng viên một thời đã hy sinh xương máu và mồ hôi, kể cả cuộc đời mình cuối cùng để đánh đổi một xã hội bát nháo như hôm nay.

Hậu quả của đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
 chủ sở hữu và thống nhất quản lý: Nông dân mất trắng đất đại – tư  liệu sản xuất
Theo bản tin cho biết sáng 15/5, hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc sau 9 ngày làm việc phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà hội nghị đã đạt được. Trọng tâm có một số vấn đề chính. Đó là vấn đề sửa Hiến pháp sẽ lấy ý kiến nhân dân, phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhấn mạnh quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu, thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và soát lại lương trong doanh nghiệp nhà nước. Bản tin kết thúc mội người trong nhà đều cười ồ và nói như đồng thanh Nguyễn Y Vân (vẫn y nguyên), Vũ Như Cẩn (vẫn như cũ), riêng cụ ông nhà tôi đứng dậy vừa đi vừa lẩm bẩm “Tiên sư lũ ăn hại, 9 ngày họp hành kết quả như thế thì họp làm gì?”.

Một điều thực tế là đa phần dân chúng trong nước rất kỳ vọng vào việc Sửa đổi Hiến pháp để làm cơ sở cho việc sửa đổi Luật Đất đai, vì ai cũng nghĩ rằng thực tế đời sống chính trị xã hội sẽ thúc đẩy buộc chính quyền nhà nước phải tiến hành mạnh cải cách trên mọi phương diện cho phù hợp bởi chính vì đó là một nhu cầu thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt là bắt đầu từ việc sửa đổi Hiến pháp, luật pháp cao nhất của quốc gia. Nếu như nhìn lại hành trình đổi mới từ năm 1986 đến nay thì thấy sự bất cập của Hiến pháp năm 1992 và hệ thống các văn bản pháp luật của Việt nam không còn phù hợp với sự thay đổi, nó được ví như một chàng thanh niên còn đang mặc bộ quần áo của đứa trẻ. Đất nước sẽ không có cơ hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và vững chắc hơn nếu như vẫn cứ tiếp tục duy trì cái thể chế độc tài toàn trị như hiện nay. Điều mà ai ai cũng biết, kể cả những vị đứng đầu đảng CSVN cũng quá hiểu, nhưng chỉ vì họ không tư chiến thắng được lương tâm, lòng tham quyền lực, tiền bạc… và không có lòng đối với đất nước và dân tộc của mình, vì chỉ có cái cơ chế hiện tại mới có thể mang lại cho bọn họ những đặc quyền đặc lợi mà họ đang có như hiện nay.

Thực ra kết quả của hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XI thế nào thì mọi người cũng đã rõ, vì ngày 07.05.2012 ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư đảng CSVN đã đặt dấu chấm hết cho việc sửa đổi này, khi ông tuyên bố những tư duy cũ rích “…Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam quyền phân lập…”. Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn cố bấu víu vào cái gọi là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mà cố tình quên đi chuyện chính quyền nhà nước của đảng CSVN đang biến thái để trở thành một lực lượng phản cách mạng, đi ngược lại quyền lợi của người lao động, đặc biệt là giai cấp nông dân. Bằng chứng gần đây nhất là các vụ cưỡng chế đất đai của nông dân ở Tiên Lãng – Hải phòng, Văn Giang – Hưng Yên, Vụ bản – Nam Định v.v… cho các nhà tư bản. Rõ ràng là đảng CSVN đã thay khẩu hiệu “Người cày có ruộng” bằng khẩu hiểu “Lấy ruộng của người cày cho các ông chủ tư bản”. Tưởng rằng những sự kiện kể trên sẽ là những lời cảnh báo cho các vị lãnh đạo của đảng CSVN và chính quyền của họ về nỗi bức xúc của người nông dân về vấn đề sở hữu đất đai, nguồn tư liệu sản xuất chính của người nông dân đang bị một số kẻ nhân danh chính quyền dùng bạo lực công khai cưỡng đoạt. Việc làm này đang có nguy cơ tiềm ẩn có khả năng sẽ tạo nên sự xáo trộn xã hội và tới mức đe doạ và ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ.

Ví dụ như trong dự án EcoPark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên theo báo Tamnhin.net cho biết, tại dự án này các ông chủ tư bản kiếm một khoản lãi khổng lồ 1,6 tỷ USD trong khi giá đền bù lúc đầu chỉ có 10,000 đồng/m2, sau nâng lên 100.000 đồng/m2 như thế tổng chi phí đền bù cho dân ở mức cao nhất cũng chỉ là 37 triệu USD. Nói tóm lại, ai cũng có thể đặt câu hỏi là lý do gì mà cả hệ thống chính quyền và công an nhân danh nhân dân đem uy tín của mình nhằm bảo đảm cho thiểu số tư bản được hưởng lợi nhuận như thế? Đây chính là lý do vì sao đảng CSVN vẫn kiên quyết phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Hay chuyện Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank), một ngân hàng hiện có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng của bà chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thanh Phượng con gái ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị. Chỉ riêng cái tên đối ngoại bằng tiếng Anh Viet Capital Bank có nghĩa là Ngân hàng Tư bản Việt, chưa hết chữ Capital trên logo của Ngân hàng lại mang màu đỏ, được dân gian cho rằng họ cố tình công khai cho mọi người hiểu rằng họ là tầng lớp Tư bản đỏ.

Không có lẽ các vị lãnh đạo họ không biết những điều này hay họ cố tình đang thách thức nhân dân?

Logo của Ngân Hàng thương mại cổ phần Bản Việt
Đây chỉ là hai trong muôn và ví dụ về cái gọi là Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mà đảng CSVN luôn mang ra để lừa bịp nhân dân? Hay là cái từ nhân dân của ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư đảng CSVN khẳng định trong các văn kiện của đảng CSVN bây giờ phải hiểu như báo Quân đội Nhân dân đã từng khẳng định là “Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định” chứ không đơn thuần, không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định. Thế có nghĩa là ngoài tầng lớp Tư bản đỏ như các ông, hay giai cấp lãnh đạo như các ông tự nhận phần tầng lớp hay giai cấp khác còn lại trong xã hội Việt nam hiện nay thì không phải là nhân dân? Vậy phải gọi họ là thứ hay giống gì?

Qua hơn 20 năm đổi mới, bất chấp thực tế khách quan đã thay đổi quá nhiều nhưng ban lãnh đạo đảng CSVN vẫn khăng khăng khẳng định cái bổn cũ sọan lại, đó là “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn sống của nhân dân; là tài sản, là nguồn lực to lớn của đất nước. Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý… Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu.” Mà họ cố tình quên đi rằng trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, ngay kể cả thời kỳ ngoại bang đô hộ thì quyền sở hữu đất đai của người dân vẫn được tôn trọng. Vậy mà đảng CSVN một tổ chức từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu khi giành được chính quyền thì họ dùng chiêu của Mao Trạch Đông đã từng nói “Giảo thố tử, cẩu tảo thanh” nghĩa là “Hết mùa săn, chúng tôi giết chó” theo thành ngữ của Tàu. Và trên thực tế quyền sở hữu đất đai của quốc gia này đã trở thành là của chúng tao (đảng CSVN).

Thế là khi người dân đang là chủ sở hữu đất đai, có nghĩa là đang là sở hữu của dân. Vậy mà nhờ ơn đảng trong nháy mắt trở thành sở hữu toàn dân, ai mới thoạt nghe cũng thấy sướng, mà đâu có biết họ chỉ thay chữ “của dân” thành chữ “của toàn dân” là tất cả đất đai, thổ địa của mọi cá nhân bỗng chốc mất hết mất hết, chỉ còn có duy nhất cái “quyền sử dụng”. Thật là một cú ăn cướp ngoạn mục, đảng CSVN bỗng nhiên trở thành người có quyền tối cao trong việc sở hữu đất đai, thích trưng thu là trưng thu, thích lấy để chia chác cho nhau làm quả thực là tùy thích…, nhưng những cái đó không bằng cái họ tự cho mình quyền “cho phép của cấp có thẩm quyền”. Chỉ cần có thế bỗng chốc nhiều quan chức và đám ăn theo giàu lên bất thường vì có quyền “cho phép” thuê đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi chỉ có sự cấu kết giữa các quan chức đị phương và trung ương, với các ba ngành liên quan thì chỉ một mảnh giấy A4 với vài chữ ký là lập tức cũng có giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD chia nhau bỏ túi. 

Đó mới chính là lý do vì sao Hội nghị trung ương 5 vẫn khẳng định “Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Và quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu”.

Chính vì thế có người phải thốt lên một cách tuyệt vọng rằng “Cứ nghĩ đó là của nhà mình, do mồ hôi nước mắt ông bà cha mẹ dựng lên, truyền cho con cháu, có quyền sở hữu vĩnh viễn, té ra không. Đất ấy nhà mình có từ trước khi có đảng CS và chế độ này. Vậy mà theo ông Nguyễn Phú Trọng thì đảng, nhà nước có thể cướp bất cứ lúc nào cũng được bởi nó “thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đểu nhất là ý “và các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật”, hiểu thế nào cũng được. Thế hóa ra nhà mình chả có cái đếch gì. Luôn bị đặt trong nguy cơ có thể phải lưu vong ngay trên quê hương đất nước mình”.

Khái niệm nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa mà đảng CSVN luôn rêu rao thực chất chỉ là thứ ngôn từ mỹ miều nhằm bao che cho cái gọi là bạo lực chuyên chính vô sản của của chủ nghĩa Marx – Lenine, mà thực chất là nó tạo điều kiền cho chính quyền nhà nước hành xử tùy tiện vô pháp luật kể cả ăn cướp của nhân dân những gì họ muốn. Nó khác hoàn toàn với khái niệm nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Chứ nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội kiểu muốn quản lý như thế nào thì cứ đặt ra pháp luật như thế ấy hoặc không quản lý được thì cấm như ở Việt nam hiện nay. Một nhà nước như vậy sẽ là một nhà nước chuyên chế, độc tài chứ không phải là nhà nước pháp quyền. Xin mọi người nên nhớ như vậy.

Hội nghị Trung ương 5, khóa XI đã kết thúc và khép lại cũng có nghĩa là việc tiến hành việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng coi như xong xuôi. Vì đảng CSVN đã khẳng định họ sẽ không từ bỏ việc độc quyền quyền lực trong việc lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi việc đã an bài xin những ai còn giàu trí tưởng bở đừng nuôi hy vọng nữa, biết trước để đỡ thất vọng. Cuối cùng kết cục vẫn là đồng chí Nguyễn Y Vân (vẫn y nguyên) và đồng chí Vũ Như Cẩn (vẫn như cũ) sống mãi trong sự nghiệp của đảng CSVN ! Nói một cách khác là Ban lãnh đạo đảng CSVN vẫn cố tình dậm chân tại chỗ để bảo vệ quyền lợi của cá nhân một số đang viên nhân danh đảng mà quên đi quyền lợi tối cao của tổ quốc và nhân dân.

Dẫm chân tại chỗ là đứng yên, nhưng trong bối cảnh toàn cầu khi đà và xu hướng phát triển của nhân loại tiến lên không ngừng thì dẫm chân tại chỗ là đứng yên, là trở thành đi ngược với xu thế phát triển của thời đại.

Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa từ phản động là tính từ để chỉ hành động có tính chất chống lại cách mạng, chống lại sự tiến bộ. Điều đó càng cho thấy đảng CSVN sau Hội nghị TƯ. 5 khóa XI đã càng bộc lộ rõ chân tướng là một chính đảng phản động đã và đang đi ngược lại quyền lợi của tổ quốc và dân tỗ Việt nam.

Hà nội, ngày 17 tháng 5 năm 2012
©Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

http://www.rfavietnam.com/node/1195

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét