Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




AN DÂN ĐỂ LÀM GÌ ?

Nguyễn Quang Lập

Bây giờ mạng bị chặn quá dữ, số người vào Quê choa chỉ còn khoảng 1/5 nhưng mình không nản. Kệ, mình cứ viết, chỉ cần một người đọc, một người đồng cảm với mình là mình phấn khởi rồi.

Mình rất thích bài An dân trong khủng hoảng của ts Nguyễn Minh Hòa, một phân tích điềm đạm, bình tĩnh và chí lí về cái sự an dân trong khủng hoảng của nước ta.
Nguyễn Minh Hòa viết: ” Một quy tắc sơ đẳng nhất và cũng là quan trọng nhất của quản trị quốc gia là trong những khó khăn nhất như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, thiên tai thì chính phủ trung ương và chính quyền địa phương phải làm tất cả những gì có thể làm được để duy trì xã hội và tâm thế con người trong trạng thái bình thường.”  Từ luận điểm rất đúng này, sau một loạt những phân tích về các chính sách ( hơi bị trái khoáy và buồn cười) của Nhà nước ta, Nguyễn Minh Hòa kết luận:

“Nếu chịu khó thống kê, chúng ta sẽ thấy kinh ngạc là trong thời gian chỉ khoảng một năm mà các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách nghĩ ra được vô số các loại thuế, phí, phạt liên quan đến giao thông, nhà đất, y tế, giáo dục, môi trường… Nếu kể ra thêm những sáng kiến kiểu như phân luồng giao thông chèn ép xe máy, cưỡng chế đất đai, bơm vốn nuôi các tập đoàn kinh tế nhà nước yếu kém, thì mới thấy sức làm việc sáng tạo của các tham mưu gia thật đáng nể. Mà lạ hơn nữa là sao họ ít nghĩ ra cách làm giảm gánh nặng cho dân.

 Khủng hoảng kinh tế là một trạng thái bất bình thường của một xã hội. Trong bối cảnh đó những hoạt động nhằm làm cho nó trở lại bình thường, hay ít ra có vẻ bình thường chắc chắn là tốt hơn và đáng hoan nghênh hơn là những hoạt động làm cho tình trạng bất bình thường trầm trọng hơn. Cho dù biện minh rằng những hoạt động đó xuất phát từ mong muốn tốt đẹp, nhưng nếu hậu quả của nó là đẩy người dân vào khốn cùng thì đó cũng là sự thất bại của chính sách.”

Rất hay! Nhưng vì sao lại xảy ra tình trạng đó? Nói nặng thì bảo bởi vì tất cả các chính sách đó đều xuất phát từ lập trường không vì dân. Nói nhẹ thì đó là kết quả của một lối tư duy quê mùa, hơi bị ấu trĩ và thiển cận. Chỉ chú mục vào việc an chế độ, an Đảng, an nhà nước trong từng việc cụ thể, không có cái nhìn cao hơn, sâu hơn, rộng hơn về tất các vấn đề. Không hề biết, cả không hề tin nữa, là để an chế độ, an Đảng, an Nhà nước thời dứt khoát trước hết phải an dân.

Thôi thì đừng nói vì dân cho dân của dân làm gì nghe khách sáo lắm, hãy cứ nghĩ để an Đảng, an chế độ, an Nhà nước là phải an dân. Dân bất an thì chẳng có gì bền vững. Còn tin điều đó thì mọi thứ dù muộn vẫn có thể cứu vớt được. Chỉ sợ rằng người biết và tin lại sợ không dám làm, người có khả năng làm thì cái đầu và cái tâm của họ không đủ để biết và  tin điều đó.

Than ôi!

Nguyễn Quang Lập
http://quechoablog.wordpress.com/2012/05/12/an-dan-de-lam-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét