Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHOÁNG VỚI NỢ XẤU CỦA HABUBANK

Khổng Nhung

Nợ xấu vượt 16%
Trí Nhân Media: Thời gian gần đây, những ai quan tâm đến thị trường tài chính đều thấy lo ngại về hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại. Nợ xấu đang dẫn đến nguy cơ phá sản và họ đang tự điều chỉnh bằng việc sáp nhập. Thị trường tài chính đang có những nguy cơ khôn lường. Sau đây là một bằng chứng cụ thể:

Choáng với nợ xấu, bất bình việc giấu thông tin sáp nhập, nghi ngại khả năng tài chính của SHB là một trong những diễn biến của đại hội đồng cổ đông HBB. Phần kết, đã có 85,21% phiếu tán thành HBB sáp nhập vào SHB.

Trong dự thảo đề án sáp nhập, HBB có nhắc tới một phần nguyên nhân phải tìm đối tác khác để sáp nhập là do các khoản vay từ nhóm khách hàng vinashin. Tuy nhiên con số nợ xấu cụ thể là bao nhiêu không được tiết lộ. Cho đến phút chót là cuộc đại hội đồng cổ đông sáng nay, con số này mới chính thức được công bố, khi lãnh đạo của HBB trình bày năng lực tài chính của HBB.

Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, tỷ lệ nợ xấu của Habubank tính đến cuối tháng 2/2012 lên tới 16,06% (theo đánh giá của chuẩn mực kế toán Việt Nam). Nếu đánh giá đặc biệt theo quan điểm mức độ rủi ro tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 32,06% !?.

Khoản nợ xấu này đã khiến HBB không thể gắng gượng nổi. Bù đắp được món nợ xấu này đồng nghĩa với việc các cổ đông phải đổ thêm vốn vào cho HBB, nhưng trong tình hình trước sức áp lực phải nâng cao năng lực tài chính, với lộ trình tăng vốn pháp định lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2012, thì sức chịu đựng cổ đông hiện tại của HBB coi như đã hết.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ra một sức ép ngầm cho những ngân hàng thanh khoản yếu kém, nợ xấu cao có nguy cơ gây rủi ro đến an toàn hệ thống bằng một hành lang pháp lý sẵn dành cho các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại, phá sản ngân hàng. Hạn chót cho thông điệp ngầm trên là tháng 5 này.

Theo kế hoạch sáp nhập, sau khi sáp nhập cổ đông của 2 ngân hàng sẽ không được nhận cổ tức trong vòng 2-3 năm tới.

Cuộc “hôn phối” bị phê phán

Đã có cổ đông cho rằng, đồng ý sáp nhập nhưng không đồng ý với cách tiến hành.Theo diễn biến của việc sáp nhập, công văn số 652 ngày 15/3/2012, chính ngân hàng Habubank đã không thừa nhận bất cứ một sự sáp nhập nào. Cho tới khi HBB gửi giấy mời dự đại hội đồng cổ đông ngày 14/4 và gửi tài liệu cũng không có bất cứ một thông tin nào. Trước ngày đại hội đồng cổ đông ngày 14/4 hai ngày, cổ đông mới nhận được giấy báo thay đổi giờ họp. Tới trước khi diễn ra đại hội một ngày, tức là vào ngày 27/4 cổ đông mới nhận được tài liệu về thay đổi.

Cổ đông này cũng đưa ra một ví dụ việc công khai xin ý kiến cổ đông về mua bán, sáp nhập của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tại đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra. Trong khi đó, HBB để việc đã rồi mới tiến hành công bố với các cổ đông.

85,21% đồng ý sáp nhập dù nghi ngại về khả năng tài chính của SHB

Theo kết quả kiểm phiếu được công bố lúc hơn 14h chiều ngày 28/4, đã có 85,21% số cổ đông đồng ý về việc sáp nhập với ngân hàng SHB.

Tại đại hội đồng cổ đông, một số cổ đông đề nghị phải có đánh giá, xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng SHB trước khi đưa ra xin ý kiến cổ đông về đề án sáp nhập hai ngân hàng.

Dù đã được đại diện của NHNN cho biết SHB được thanh tra giám sát thường xuyên nên những kết quả kinh doanh của SHB như trong báo cáo tài chính là chính xác, nhưng nhiều ý kiến của các cổ đông vẫn nghi ngại về năng lực tài chính của SHB. Đã có những cổ đông đặt vấn đề nếu chọn sao không chọn những đối tác có năng lực hơn SHB.

Giải đáp những thắc mắc này, ông Nguyễn Văn Bảng - Chủ tịch HĐQT của HBB cho biết, Habubank chưa phải ở thế được tự chọn. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù có đã có đề án tăng vốn năm 2011 nhưng cổ đông không thể góp nổi vốn, do đó việc tăng vốn không đạt được.

Cũng theo ông Bảng, SHB là ngân hàng có nhiều nét tương đồng với Habubank, đây là ngân hàng đã có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, việc sáp nhập sẽ đảm bảo được quyền lợi cho các cổ đông. Việc sáp nhập này đôi bên sẽ cùng có lợi. Bởi SHB sẽ tận dụng được mạng lưới, hệ thống của Habubank. Habubank cũng sẽ giải quyết được những khó khăn về thanh khoản hiện nay.

Giải đáp về năng lực tài chính của SHB, ông Bảng đánh giá, nếu nói SHB không khó khăn là không đúng nhưng hiện nay SHB cũng có nhiều ưu điểm như được xếp vào ngân hàng nhóm 1, có lợi nhuận cao, …

Khổng Nhung
http://www.thitruongtaichinh.vn/24327/choang-voi-no-xau-cua-habubank.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét