Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÁO CỦA ĐẢNG TUYÊN BỐ "CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ" NGAY KHI TRÙM AN NINH TRUNG QUỐC MẤT QUYỀN LỰC

Báo Đại Kỷ Nguyên
Một sự đóng góp hiếm thấy 
cho thảo luận cải cách chính
trị của tờ Nhân dân nhật báo
 (ảnh chụp Internet)



Ngay sau khi một nguồn tin hôm chủ nhật báo cáo việc Chu Vĩnh Khang đã chuyển giao quyền nắm giữ bộ máy an ninh công cộng khổng lồ của Trung Quốc và đang bị điều tra, tờ Nhân dân nhật báo trong một động thái hiếm hoi đã dành cả một trang đầy đủ trên báo hôm thứ hai để đăng một bài viết tựa đề “cải cách chính trị”.

Một báo cáo dành riêng cho tờ Đại Kỷ Nguyên trước đây đã tiết lộ rằng thủ tướng Ôn Gia Bảo đã công khai tuyên chiến với Chu Vĩnh Khang suốt trong một buổi họp quan trọng của bộ chính trị. Bài báo của tờ Nhân dân nhật báo cho thấy việc Chu Vĩnh Khang bị mất quyền lực đã được xác nhận.

Theo một chuyên mục câu chuyện chủ nhật của tờ Financial Times của Anh tại Bắc Kinh, quyền điều hành bộ máy an ninh công cộng khổng lồ của chế độ đã bị lấy khỏi tay Chu Vĩnh Khang và được giao lại cho Mạnh Kiến Trụ, đương kim bộ trưởng an ninh công cộng.

Bài báo cáo cũng phát biểu rằng Chu Vĩnh Khang đã “bị ép phải thú tội trước các đồng chí trong ủy ban chính trị” là đã dính líu tới vụ của Bạc Hy Lai. Bài báo trên ngày 14/5 của tờ Nhân dân nhật báo có đầy dẫy các câu khẩu hiệu “bảo vệ quyền lợi” và “hạn chế quyền lực”. Bài báo còn phát biểu trực tiếp: “Để chủ động và thận trọng thúc đẩy cải cách chính trị và để phát triển một chế độ chính trị dân chủ xã hội là mục tiêu nhẫn chịu và cố gắng của đảng và đất nước.”. Bài báo viết: hạn chế quyền lực và bảo vệ quyền lợi đảm bảo cho người dân làm chủ đồng thời nâng cao sức sống của đảng và khởi động lòng nhiệt thành của nhân dân.

Bài báo cũng gợi ý “tự điều hành bởi khối gốc rễ vững chắc” thông qua khái niệm “tam quyền phân lập”. Chính quyền tam quyền phân lập được tạo thành từ ủy ban giám sát làng thị thông qua bầu cử, chi bộ đảng làng thị, và ủy ban làng thị. Nói cách khác, các cấp chính quyền này sẽ giúp nhân dân Trung Quốc nhận được quyền tự trị chính trị to lớn hơn.

Chuyên gia bình luận Trung Quốc Shi Zangsan tại Washington D.C nói: “Một bài viết về cải cách chính trị đầy trang như thế của tờ Nhân dân nhật báo là một dấu chỉ rõ ràng cho thấy lần đầu tiên Hồ Cẩm Đào tiến một bước đi theo cải cách chính trị của Ôn Gia Bảo”.

Tờ Đại Kỷ Nguyên báo cáo rằng Hồ Cẩm Đào đã khẳng định trong một cuộc họp rằng cần phải điều tra Chu Vĩnh Khang và cuộc điều tra phải tiến hành “công bằng” nhưng “kín”. Cách xử lý Chu như thế này được biết đến với tên gọi “từ từ luộc ếch”. Tờ Đại Kỷ Nguyên đã liên tục báo cáo về sự sụp đổ của Chu trong nhiều tuần liên tiếp.

Tất cả tiên đoán này bắt nguồn từ khi Vương Lập Quân chạy tìm nơi ẩn nấp trong đại sứ quán Mỹ vào tháng 2 năm nay. Nỗ lực đào ngũ của Vương đã đảm bảo chắc chắn cho sự sụp đổ của sếp hắn, cựu bí thư đảng ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, và kẻ bảo vệ cho Bạc là Chu Vĩnh Khang. Vương được cho rằng đã tiết lộ kế hoạch đảo chính của Bạc và Chu để hạ bệ lãnh đạo kế nhiệm của Trung Quốc Tập Cận Bình và nắm giữ quyền lực trong 2 năm. Bạc rớt đài trong vài tuần sau khi sự cố xảy ra và đang bị điều tra. Nỗ lực đào ngũ kịch liệt của Vương Lập Quân đã khơi dậy tin đồn rộng rãi trong đảng cộng sản rằng chính quyền đã đang làm việc ngầm để xử lý Chu Vĩnh Khang.

Ngày 11/5, tờ Đại Kỷ Nguyên đã duy nhất báo cáo về cuộc đấu công khai giữa Ôn Gia Bảo và Chu Vĩnh Khang trong suốt buổi họp bộ chính trị. Trước sự có mặt của các lão thành cộng sản Trung Quốc, thủ tướng Ôn đã kêu gọi điều tra Chu Vĩnh Khang. Trong khi đó, Chu đáp lại bằng việc khăng khăng rằng vợ của Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lực, cũng phải bị điều tra. Ôn đáp lại: “Điều tra không thành vấn đề. Nếu gia đình tôi và tôi có dính líu tới bất kỳ bê bối nào, tôi sẽ lập tức từ chức ngay!”. Kể từ lúc đó, Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng, đứng đầu của quốc hội nhân dân toàn quốc, cũng như đồng minh thân cận của Giang Trạch Dân, đã im lặng.

http://www.tindachieu.com/news/2012/05/bao-cua-dang-tuyen-bo-cai-cach-chinh-tri-ngay-khi-trum-an-ninh-trung-quoc-mat-quyen-luc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét