Nguyễn Hưng Quốc
Chùa Một Cột Hình: Wikipedia Commons |
Ở
Việt Nam, có hai nơi người ta thường tự hào về địa phương mình nhất, đó Hà Nội
và Huế. Rất dễ hiểu: đó là hai kinh đô của Việt Nam. Giữa hai nơi, Hà Nội có lịch
sử lâu đời hơn, do đó, cũng tự hào hơn. Hai niềm tự hào lớn nhất của Hà Nội là:
văn vật và thanh lịch. Nói đến văn vật là nói đến truyền thống, thể hiện chủ yếu
qua các di tích lịch sử, nghĩa là nói về bề dày quá khứ. Nói đến thanh lịch là
nói đến cách ăn mặc, ứng xử và nói năng. Ca dao ngày xưa có câu: “Nhất cao là
núi Ba Vì / Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long.” Ngay cả những người không
đẹp và không thanh lịch lắm ở Hà Nội cũng hơn hẳn người dân ở các địa phương
khác: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.”
Hình
như không ai phản đối những điều ấy. Ở đâu cũng thế, kinh đô bao giờ cũng là
nơi tập trung của quyền lực, sự giàu có và của cái đẹp, từ cái đẹp của con người
đến cái đẹp của cảnh vật. Một kinh đô có lịch sử cả hàng ngàn năm như Hà Nội
càng dễ trở thành một tinh hoa của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà từ trước
đến nay, bao nhiêu người, trong văn học dân gian cũng như văn học viết, hết lời
ca ngợi Hà Nội và con người Hà Nội. Người ở các địa phương khác, theo chỗ tôi
biết, cũng chấp nhận điều đó không một chút ghen tị gì cả. Họ an phận là “nhà
quê” khi đối diện với những con người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất “ngàn năm
văn vật” ấy. Một số người trong họ không ngần ngại góp phần tích cực vào bản đồng
ca ca tụng Hà Nội. Bằng thơ. Bằng văn. Bằng nhạc. Và bằng cả sự ngưỡng mộ âm thầm
trong cách nhìn hay trong giọng nói.
Sau
này, dưới thời xã hội chủ nghĩa, trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh
người Hà Nội, ngoài sự thanh lịch, còn có thêm một tính cách khác nữa: anh
hùng. Trong cuốn Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội
do Đinh Gia Khánh làm chủ biên và được Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội xuất bản
năm 1991, nhóm tác giả viết: “… con người Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội […] trở
thành con người tiêu biểu cho cả nước về nhiều mặt mà trong đó tính cách ANH
HÙNG và THANH LỊCH nổi bật lên như hai phẩm chất tiêu biểu nhất.” (tr. 78)
Tuy
nhiên, trên thực tế, con người Hà Nội hiện nay ra sao?
Xin
thưa ngay: tôi không dám trả lời câu hỏi ấy. Lâu rồi, tôi không được về Hà Nội.
Trước đó, tôi chỉ đến Hà Nội vài lần; lần nào cũng thoáng qua; và lần nào cũng
chỉ giới hạn trong việc gặp gỡ giới đại học và giới viết lách. Tôi không biết
nhiều về người dân Hà Nội. Nói một cách tóm tắt, tôi không hề có thẩm quyền. Bởi
vậy, tôi chỉ xin trích lại một bài báo mới được đăng trên VietnamNet, một tờ
báo mạng chính thống trong nước. Việc đánh giá, xin nhường cho quý bạn đọc. Tôi
chỉ có một thắc mắc: Nếu những gì tác giả viết là đúng thì, so với ngày trước,
những sự thay đổi trong tính cách người Hà Nội quả là khủng khiếp. Tại sao như
vậy? Ai hoặc cái gì làm cho người Hà Nội từ một điển hình của sự thanh lịch trở
thành những kẻ hung hãn, thô bạo và thô bỉ đến như vậy?
Một
lần nữa, tôi không dám trả lời. Lại xin nhường cho quý bạn đọc.
***
Dưới
đây là nguyên văn bài báo tôi mới nhắc. Tôi chỉ chụp nguyên văn. Có một số chữ
viết sai chính tả, tôi cũng để nguyên:
Từ bún cháo "chửi"
nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội
Người Hà Nội bây giờ “dễ
tính” và “cam chịu” quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra
đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến cơ quan y tế, công quyền
cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát thậm chí có thể gây chiến tại chỗ…
Muôn kiểu chửi
Anh
Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể
lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ “vô học”. Anh bức xúc “chúng hành xử
với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy”. Sự việc bắt đầu từ cô gái người
Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi
tính tiền thì cô này bị “lấy đắt gấp đôi” vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.
Khi
cô gái thắc mắc về giá cả đắt thì được chủ hàng phán “ngồi ăn chỉ biết ăn đứng
lên là phải tính tiền có gì phải thắc mắc nhiều”. Bất bình quá, anh An lao ra vạch
mặt việc bắt chẹt khách Sài Gòn thì bị chủ quán quát đến hãi “thằng nhãi này,
mày muốn gì hả định làm anh hùng rơm chắc”, “còn không mau cuốn xéo đi”.
Vì
cũng nóng tính nên máu liều của anh nổi lên, hai bên đôi co dữ dội với nhau. Đến
khi hỗn loạn, ông chủ quán này đã cầm dao ra dọa “mày còn muốn sống không?”. Bó
tay với kiểu làm ăn này, anh An “sợ chừa đến già” với kiểu chủ quán bún chửi du
côn này.
Quán bún Chửi
Anh
Đình Việt (sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân) ở trọ khu Cầu Giấy còn bức xúc “thích
thì chửi bới đủ trò, thích thì đánh nhau vì mấy số điện, vài đồng tiền nước bọn
chủ nhà trọ là một lũ khát tiền cả”. Anh Việt vừa nói, vừa nghĩ đến vụ hôm trước
bị chủ nhà trọ đuổi giữa đêm. Việt kể, ông chủ trọ này là một con nghiện bài bạc,
rượu chè, gái gú …mỗi khi thua bạc có khi cả xóm sẽ bị đuổi ngay giữa đêm.
Cách
hành xử vô đạo đức của tên chủ trọ đã khiến Việt phải lang thang suốt đêm tìm
phòng trọ mới trong thời tiết vô cùng lạnh giá của mùa đông. Đối với chủ trọ
quái ác này, việc đuổi sinh viên ra đường giữa đêm là một thú vui để giải
stress mỗi khi thua bạc, nhìn thấy sinh viên lầm lũi dọn đồ trong đêm là “hắn
cười khoái trá rất vô nhân tính”- Anh Việt tố cáo.
Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch “nói không nghe thì phải đánh”. Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.
Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết “toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền”. Chả là chị Thu hôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.
Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân “làng Vũ Đại ngày ấy” lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng “chắc không chửi mình” và “cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được”.
Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch “nói không nghe thì phải đánh”. Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.
Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết “toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền”. Chả là chị Thu hôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.
Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân “làng Vũ Đại ngày ấy” lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng “chắc không chửi mình” và “cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được”.
Nhiều
khi tôi nghĩ sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được “miếng
ăn là miếng nhục” đặc biệt thói quen dễ dãi trong ăn uống đã khiến các quán ăn
bẩn tung hoành trên đường phố một cách ngang nhiên.
Thậm
chí, dù người chủ nhà có ghê ghớm chửi đánh một ai trong xóm trọ thì những người
ở cùng chỉ biết thở dài mà không lên tiếng bênh vực dù người đó có đúng đi chăng
nữa.
Hầu
hết đều có tâm lí rằng “không động đến quyền lợi của mình thì thôi” vì vậy những
nhà trọ kiểu này vẫn tác quái khắp thủ đô. Văn hóa nhẫn nhục của một số người
Hà Nội giỏi đến thế là cùng?!
Khách "được" ăn giày vào mặt
Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết “vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày”.
Khách "được" ăn giày vào mặt
Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết “vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày”.
Anh
Thắng kể, hôm đó một vị khách bước vào quán bún ốc ở Nghĩa Tân, vị khách này
liên miệng kể về quán ăn Sài Gòn lịch sự và đồ ăn ngon hơn ở Hà Nội nhiều.
Bỗng
chủ quán đang thái thịt quay lại mắng “Thế thì cút vào Sài Gòn mà ăn ra đây vào
quán tao làm gì”. Vị khách này choáng váng, tức giận và lên tiếng đáp lại ông
chủ quán. Kết quả là vị khách bị người chủ quán cho ngay cái giày vào mặt. Có lẽ
người chủ quán muốn để một kỉ niệm nhớ đời ở Hà Nội cho anh chàng người Sài Gòn
tự hào về quê hương mình.
Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và “lầm lũi” ăn vì “nghĩ có động đến mình đâu” đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.
Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ “tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày”. Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng “người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có”. Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.
Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và “lầm lũi” ăn vì “nghĩ có động đến mình đâu” đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.
Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ “tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày”. Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng “người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có”. Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.
Anh
Văn kể “những bạn bè của tôi sợ ra Hà Nội lắm, mỗi lần ra là mỗi lần kinh sợ có
người cạch đến già không dám ra thủ đô chỉ vì người Hà Nội mới bây giờ ghê ghớm,
chua ngoa và thiếu văn hóa với thượng đế quá”. Đặc biệt, nhiều người Sài Gòn đi
ăn hàng quán ở Hà Nội có thể bị bắt chẹt trả gấp đôi, gấp ba gây bức xúc.
Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã “một đi không trở lại” với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.
H.B
Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã “một đi không trở lại” với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.
H.B
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/68177/tu-bun-chao--chui--nghi-den-van-hoa-la-lung-cua-ha-noi.htm
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/ai-lam-cho-hanoi-tro-thanh-the-nay-05-23-2012-153334285.html
Ong HUNG QUOC nay ngay tho qua ! HANOI mat tu 1954 den gio moi biet sao !
Trả lờiXóa