Việt
Nam "quan tâm" việc Trung Quốc
lần đầu tiên đưa giàn khoan nước sâu ra hoạt động ở Biển Đông.
Trí
Nhân Media: Hôm thứ 9/5/2012 giàn khoan CNOOC 981, do Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, đã khoan sâu
xuống đáy biển khoảng 1500 mét , đánh dấu bước tiến trong “chiến lược nước
sâu” của Trung Quốc.
Về
sự vụ này Việt Nam có một phản ứng quá mềm yếu. Hôm thứ Năm 10/5/2012 tại buổi
họp báo ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngaoi giao Lương Thanh Nghị tuyên bố Việt
Nam “rất quan tâm” việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí
trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động.
Ông
Nghị nói: “Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước ở Biển Đông cần phải tuân
thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982,
phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và
không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia
khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”
981
là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, có thể
hoạt động ở độ sâu tối đa 3000 mét.
Về
phía Trung Quốc ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC, tuyên bố việc đưa giàn
khoan 981 ra Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải) sẽ “thúc đẩy chiến
lược nước mạnh hải dương và giữ gìn chủ quyền lãnh hải của Trung
Quốc".
Hoạt
động thăm dò ở khu vực nước sâu diễn ra trong bối cảnh đang có căng thẳng đặc
biệt giữa Trung Quốc và Philippines vì tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough.
Tổng
thống Aquino làm căng với Trung Quốc nhưng bỏ ngỏ khả năng khai thác chung.
Dự
kiến ngày thứ Năm 11/5/2012 tại thủ đô Manila người dân Philippines sẽ tổ chức
biểu tình lớn để biểu lộ thái độ phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc. Tuy
vậy, bất chấp căng thẳng ngoại giao,hôm thứ Sáu
4/5/2012 Tổng thống Philippines
Benigno Aquino tuyên bố rằng ông có thể đồng ý một thỏa thuận với Trung Quốc
cho phép các công ty khai thác dầu khí trong khi chính phủ còn thương lượng về
chủ quyền.
Tuần
rồi, CNOOC đã mời chủ tịch tập đoàn dầu khí của Philippines, hãng Philex Mining
Corp, đến Bắc Kinh để bàn việc cùng khai thác ở vùng tranh chấp.
Vị
chủ tịch Manuel Pangilinan nói: “Thảo luận diễn ra thân thiện, xây dựng. Chúng
tôi không đóng chặt cửa.”
Cuộc
họp báo hôm thứ Năm 10/5/2012 ở Hà Nội
Ngưới phát ngôn Bộ Ngoại giao tập trung cho vấn đề Biển Đông, với việc ông
Lương Thanh Nghị ra hai tuyên bố khác có liên quan.
Ông
phản đối việc “một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường
Sa của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này”.
Người
phát ngôn ngoại giao Việt Nam cũng nói Việt Nam “sẵn sàng chia xẻ với các nhà
xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ
quyền của Việt Nam ở Biển Đông”.
Ông
đề cập việc bản đồ trực tuyến Google Maps đăng thông tin về Hoàng Sa mà Việt
Nam cho rằng bị sai lệch. Theo
ông Nghị, công ty Google đã “sửa chữa những lỗi này” sau khi có cuộc họp với Bộ
Ngoại giao Việt Nam.
Đài
Tiếng nói Việt Nam yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm vụ 2 nhà báo của Đài bị hành
hung tại Văn Giang
Trí
Nhân Media : Đài TNVN đã chính thức có công văn gửi đến
Ban Tuyên giáo TW, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội nhà báo VN, UBND tỉnh Hưng
Yên, đề nghị cùng phối hợp làm rõ và xử lý minh bạch, dứt điểm, thông báo công
khai kết quả với công luận
Công
văn cho biết: Ngày 24/4/2012, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cử ông Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng phóng viên
Thời sự Chính trị, Kinh tế (Trung tâm tin) và phóng viên Hán Phi Long về xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên để nắm thông tin về vụ cưỡng chế thu hồi đất đối với 166 hộ dân, phục vụ dự
án xây dựng khu đô thị Ecopark, sau đó báo cáo lãnh đạo Đài để có hướng thông
tin phù hợp.
Tại
khu vực nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan, hai phóng viên của VOV bị một nhóm
người thuộc lực lượng cưỡng chế hành hung, mặc dù đã trình bày là phóng viên đi
làm nhiệm vụ. Ông Nguyễn Ngọc Năm bị còng tay, áp giải về trụ sở Viện kiểm sát
huyện Văn Giang, tạm giữ, lấy lời khai và viết tường trình từ 9h45 đến 17h15
ngày 24/4/2012. Sau khi bị đánh gây thương tích, phóng viên Hán Phi Long cũng đến
trụ sở Công an huyện Văn Giang tường trình vụ việc.
Ngay
trong ngày bị hành hung (24/4/2012), sau khi hoàn thành việc lấy lời khai tại
trụ sở Công an huyện Văn Giang, hai phóng viên đã có đơn đề nghị Giám đốc Công
an tỉnh Hưng Yên giải quyết.
Đài
TNVN đã chỉ đạo Trung tâm tin (đơn vị trực tiếp quản lý hai phóng viên bị hành
hung) và các đơn vị liên quan phải làm rõ vụ việc này, trên tinh thần hợp tác, xây dựng, đảm bảo đúng pháp luật, bảo
vệ danh dự, nhân phẩm công dân và quyền tác nghiệp hợp pháp của nhà báo.
Thực
hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đài TNVN, Giám đốc Trung tâm tin đã gửi công văn tới
Công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ sự việc, xử lý nghiêm hành vi coi thường
tính mạng, sức khỏe công dân, coi thường pháp luật, nhất là với nhà báo đi làm
nhiệm vụ.
Tuy
vậy, cho đến nay, Trung tâm tin và hai phóng viên vẫn chưa nhận được hồi âm
chính thức của Công an tỉnh Hưng Yên. Chính
quyền tỉnh Hưng Yên đã có phản ứng trước cáo buộc công an tỉnh này
có hành động nặng tay đối với hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt
Nam (VOV) trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang hồi cuối tháng 4.
Chiều
thứ Tư ngày 9/5/2012. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Bùi
Huy Thanh đã có cuộc gặp một số báo chí trong nước để giải thích
về vụ việc. Trong
cuộc gặp này, ông Thanh cho biết Trung ương đang quan tâm và lãnh đạo
tỉnh cũng chỉ đạo sát sao để giải quyết vụ việc cưỡng chế ở Văn
Giang trong đó có việc hai nhà báo bị đánh.
Ông
nói bản thân ông đã trực tiếp làm việc với giám đốc công an tỉnh để
yêu cầu làm rõ vụ việc và yêu cầu những người liên quan tường trình
cặn kẽ. Ông
Thanh cho biết. một cuộc họp giữa các bên dự kiến sẽ được Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức vào ngày 16/5 tới để lắng nghe ý kiến
từ hai phía là công an tỉnh và VOV,
Báo
Tuổi Trẻ dẫn lời ông Thanh yêu cầu hai nhà báo VOV ‘cung cấp băng gốc’
cho công an vì cần phải ‘có đủ vật chứng, nhân chứng’ mới xử lý
được.
Chánh
văn phòng tỉnh lập luận rằng không thể chỉ dựa vào lời khai ‘một
chiều’ của hai nhà báo để xác nhận vụ việc.
Ủy
ban Bảo vệ Nhà báo lên án vụ hành hung phóng viên ở Việt Nam
Trí
Nhân Media : Theo hãng tin Pháp AFP hôm thứ Tư 09/05/2012, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
(CPJ) đã lên án việc hành hung các nhà báo tại Việt Nam. Ủy ban này nhận định,
việc hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị tấn công cho thấy rủi ro
đối với giới báo chí càng cao khi đưa tin về các vụ cưỡng chế đất vốn rất nhạy
cảm.
AFP
nhắc lại, trong vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên hôm 24/4, có
hai chục nông dân đã bị bắt, và hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của
Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập dã man. Trang web của đài này cho đến hôm
nay 10/5 mới chính thức đăng bài viết mang tựa đề : « Yêu cầu làm rõ, xử lý
nghiêm vụ hai nhà báo bị hành hung tại Văn Giang ».
Ủy
ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York chuyên đấu
tranh cho tự do báo chí và bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, cho rằng : « Vụ tấn
công các phóng viên trên cho thấy khả năng mở rộng việc đàn áp báo chí, mà cho
đến nay chủ yếu là nhắm vào các nhà báo không chính thức và các blogger ».
Ủy
ban này đề cập đến sự kiện ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên báo
cáo với chính phủ, video clip lan truyền trên mạng về vụ hành hung trên là «
video clip giả được dàn dựng để vu khống, bôi nhọ chính quyền » -
Blog
tòa soạn của VOV đề ngày thứ Nam 10/5/2012 đã chỉ trích việc ông Bùi Huy Thanh,
chánh văn phòng ủy ban tỉnh Hưng Yên yêu cầu « phóng viên phải đưa ra băng gốc
của đoạn clip đó thì mới xử lý được ». Bài báo viết : " Thưa với ông
chánh, nếu ông bị vụt túi bụi như thế thì ông có ba đầu sáu tay cũng không thể
tự quay phim được". Tác giả cũng cho rằng ông Thanh có đủ quyền hành để kiểm
chứng sự việc với đội cưỡng chế, công an, kiểm sát và y tế.
Theo
ghi nhận của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì tuy bị hạn chế chỉ trích chính sách nhà
nước cũng như các chính khách ở cấp quốc gia, nhưng báo chí Việt Nam vẫn có thể
đưa tin về các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương, kể
cả cán bộ đảng.
Trong
vụ Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực
tiếp can thiệp. Trợ lý thân cận của ông là Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ biểu dương báo chí đã « thông tin kịp thời, đầy đủ », giúp các
cơ quan chức năng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Tuy
nhiên theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì vụ Văn Giang có quy mô lớn hơn, liên quan
đến công ty tư nhân Việt Hưng được cho là có quan hệ chặt chẽ với các cấp cao
nhất. Nếu chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ sự chân thành, thì cần có thái độ rõ
ràng trong vụ hai nhà báo trên đây, đảm bảo rằng tất cả những lạm dụng chống lại
báo chí khi làm nhiệm vụ đưa tin sẽ bị trừng phạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét