Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"VĂN HÓA" THẰNG - CON

Người bán báo

Đọc bài của cụ Lê Hiền Đức trên trang Bauxite Việt Nam vài ba ngày trước đây, tôi thấy cụ cứ trăn trở mãi một điều, ai là người đã tạo ra những “sản phẩm” như kiểu cô Quỳnh Anh ăn nói vô lễ như vậy với dân? Thì tôi xin chỉ ra hai người đã có công dậy dỗ cái lớp người như cô Quỳnh Anh thành những con người như thế.

Người thứ nhất là “Sách giáo khoa”. Sách giáo khoa đã dạy họ ngay từ bậc tiểu học. Những năm đất nước còn chia cắt làm hai miền, thì tất cả các sách giáo khoa bậc tiểu học đều nhan nhản những bài học như thế.
Ví dụ, trong bài tập toán, chúng ta đọc được những dòng sau đây: “Trong một trận càn, bọn lính ngụy đã gặp sức đánh trả dũng cảm của các đội nữ du kích, chị A giết được 5 thằng, chị B giết được 3 thằng, chị C giết được con thư ký mang điện đài. Hỏi đội nữ du kích đã tiêu diệt được bao nhiêu tên địch?”. Những em bé được tiếp nhận cái “văn hoá” thằng – con hồi đó bây giờ đã là thầy cô giáo, là hiệu trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng và đủ các thứ ủy viên ngày nay. Họ chính là người dạy dỗ cho các lớp thanh thiếu niên ngày nay cái “văn hoá” ứng xử vô luân ấy.

Người thứ hai là một lớp quan chức rất đông đảo. Tôi xin đơn cử một ví dụ: trong một hội nghị ở một cấp kha khá, chính tai tôi được nghe một ông rất lớn trong Đảng có tên là N… nói chuyện về tình hình đấu tranh tư tưởng trong nội bộ, ông nói rành rẽ từng lời như sau: “…Thằng Trần Xuân Bách, tay Trần Độ, con Dương Thu Hương, tên Lý Chánh Trung…” và một đoạn xỉ vả rất dài sau đó.

Nhưng cũng có chuyện thú vị. Cũng một lần chính tôi được nghe một ông rất cao trong Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế. Ông “nhân cách hoá” các địa danh, chắc là để câu chuyện thêm sinh động. Ông nói: “Cái thằng Hà Nội tuy có khởi sắc, nhưng vẫn còn trì trệ lắm, cái thằng Huế còn ỳ ạch hơn, còn cái thằng Hải Phòng có thời rất phát triển, nay cũng bị chững lại, …”. Ông phán xét rất nhiều “thằng”. Cuối cùng ông hạ giọng: “Chỉ có cái thằng Hồ Chí Minh, tuy nó hay làm liều, nhưng lại năng động”. Ông vung tay rung chân rất chi là hùng hồn… Đột nhiên ông khựng lại, mặt đỏ nhừ như quả gấc chín… “À à… cái thằng thành phố Hồ Chí Minh…”.

Ở Bộ XX, một ông lãnh đạo tên Đ… có thói quen xưng hô “Mày-Tao” với những người dưới quyền. Ông có thể mắng chửi nhân viên về bất cứ chuyện gì… Nhưng ông ghét nhất là bọn trí thức. Một lần ông quát lớn (Tôi xin lỗi bạn đọc phải viết nguyên văn, không viết tắt để giữ gìn cho ông làm gì. Như thế may chăng có thể bộc lộ được tối đa khí sắc của ông): “Tao nói cho chúng mày biết nhá… Ở cái Bộ này làm đéo gì có nhà khoa học, đến cái lều khoa học cũng đéo có. Chúng mày có đốt đuốc tìm cũng đéo kiếm nổi cái túp khoa học. Thậm chí đến cái chuồng xí khoa học tao cũng đéo thấy một thằng chó chết nào…”. Ông dừng một lúc rồi vỗ vỗ vào ngực mình: “Như bố chúng mày đây này, chỉ mới học đến học kỳ Hai của lớp Một, mà làm lãnh đạo tận 9 cái bộ của nhà nước này…”. Cái ông Đ… có một… thằng con rơi, nay cũng lãnh đạo một bộ kếch xù, và cũng mang được cái gien hùng hồn của bậc tiền bối.

Sau khi đã quá quen thuộc với những loại “văn hoá” như thế, thì khoảng mươi năm sau ngày thống nhất đất nước, tôi có dịp làm việc với một vị quan chức của một tổ chức quốc tế, vốn là quan chức cao cấp trong chính phủ Sài Gòn, sau sang định cư ở Hoa Kỳ, nhân bàn về ngôn ngữ “Thằng – Con” trong sách giáo khoa ở miền Bắc như tôi vừa nêu, ông kể một câu chuyện làm tôi giật mình: Trong một cuộc họp hội đồng tướng lĩnh của Việt Nam Cộng Hoà, khi thảo luận kế hoạch tác chiến với quân đội Miền Bắc, một vị tướng nói: “Hiện nay tên Giáp (chỉ Tướng Võ Nguyên Giáp) đang ém quân ở đây… ở đây…, chúng ta phải đánh cho tên Giáp… thế này… thế nọ”. Vị tướng nói chưa dứt thì ông Nguyễn Văn Thiệu ngắt lời: “Tôi xin lỗi ông, đây là phiên họp của Hội đồng tướng lĩnh, chứ không phải mua bán ngoài chợ, xin ông ăn nói cho nghiêm chỉnh. Chúng ta chiến đấu đánh ông Giáp vì ý thức hệ, chứ ông Giáp là một bậc khả kính, một con người đầy đạo đức mà chúng ta đều phải kính trọng, không được ăn nói như thế”.

Xét về thang bậc trong bộ máy chính quyền, thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng sánh ngang phân với ông N…  và còn hơn cả ông Đ… mà tôi vừa nói trên kia. Thế mà… một trời một vực.

Vậy thì cái cô Quỳnh Anh ăn nói thiếu lễ độ với cụ Lê Hiền Đức, cái người có thể có chắt nội bằng tuổi với cô Quỳnh Anh, thì chắc chắn là một lẽ đương nhiên.

N.B.B.
http://www.boxitvn.net/bai/36068

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét